Trận quốc chiến của Trang Ung làm rung chuyển Tây Cảnh cuối cùng cũng kết thúc, chiến tranh liên tiếp làm cho người khác bất ngờ.
Đầu tiên là Trang quốc, nước có quốc lực yếu hơn, thế mà lại thắng lớn.
Trang Cao Tiện đã giết chết đệ nhất kiêu hùng Hàn Ân, kết thúc lịch sử trị vì mấy trăm năm của Hàn Ân ở Ung quốc, đại quân Trang quốc công phá Tỏa Long Quan, làm rung chuyển thiên hạ!
Đúng lúc này, Ung quân Hàn Húc, người vẫn luôn bị coi là bù nhìn đã đứng lên, dẫn quân đối đầu với Trang Cao Tiện, và ngăn chặn cuộc viễn chinh lên phía Bắc của quân Trang.
Nhưng chỉ như vậy, Ung quốc vẫn phải đối diện với thế cục trước mặt sau lưng đều có địch. Hàn Ân trấn giữ Tỏa Long Quan và đô thành đã chết. Hàn Húc dẫn quân, dựa vào Mã Bình Nguyên, lại càng không được người khác coi trọng.
Nhưng điều khiến kẻ khác khiếp sợ thứ hai đã xảy ra.
Thánh địa Mặc gia vốn luôn duy trì thế trung lập, đã phái một số lượng lớn đệ tử gia nhập Ung quốc, trong vòng một đêm đã dựng lên một tòa thành kiên cường oai phong tại một vùng đất bằng phẳng bên trong địa khu Bình Nguyên của Ung quốc!
Thành thế giằng co với Tỏa Long Quan.
Hàn Húc đích thân đặt tên là Ân Ca để tưởng nhớ phụ thân mình là Hàn Ân.
Dưới tình huống ba bên giao chiến, Hàn Húc dựa vào thành Ân Ca được xây dựng trong một đêm để đạt được thỏa thuận đình chiến với Trang Cao Tiện trong thời gian ngắn nhất, và lập ra một bia đá cam kết. Trang Cao Tiện hứa sẽ không Bắc tiến, Hàn Húc cũng hứa sẽ từ bỏ những vùng đất bị mất, sau đó Trang Ung mới ngừng chiến.
Trang Cao Tiện khải hoàn về nước, Hàn Húc thì nhanh chóng rút quân về phủ Tĩnh An, tự mình ra trận, đẩy lùi đội ky binh Xích Mã Vệ nổi tiếng thiên hạ của Kinh quốc và trục xuất nó ra khỏi lãnh thổ khoảng ba trăm dặm.
Vũ Công hầu của Ung quốc là Tiết Minh Nghĩa thì chia quân sang phía Tây để hỗ trợ Anh Quốc công Bắc Cung Ngọc, hai người hợp sức đánh đuổi lực lượng thủy quân của hai Trang quốc Lạc ra khỏi phủ Lan An, giết đến mức đầu người cuồn cuộn.
Cũng trong ngày hôm đó, Hàn Húc tuyên bố chọn Mặc học là quốc học, từ bỏ phương châm "Bách gia làm việc cho ta" như Tần và Sở, chọn lấy Mặc trị quốc. Chưa nói đến lựa chọn này là tốt hay xấu, mỗi quốc gia đều có sự lựa chọn khác nhau. Như Cảnh quốc độc tôn Đạo môn cũng hùng thị thiên hạ, cường Tân khống chế bách gia cũng là bá chủ ở Tây cảnh.
Ý nghĩa lớn hơn thì đây là lần đầu tiên Mặc gia, theo đúng nghĩa đen đã có được đất nước do chính mình nâng đỡ.
Xưa kia, các đệ tử của Mặc gia chu du khắp nơi, hành hiệp khắp thiên hạ, không bó hẹp ở một nơi, một thành nào. Giống như Tam Hình Cung của Pháp gia và Tứ đại học viện của Nho gia, họ tập trung vào học thuyết và không đè nặng quốc tịch.
Nhưng từ nay về sau, lượng lớn nhân lực và vật lực của Mặc gia chắc chắn sẽ nghiêng về Ung quốc. Với tư cách là hiển tông (tông môn hiển hách) đương thời, Mặc môn có thể chỉ đang từng bước thử nghiệm nhỏ, nhưng không có bất kỳ người nào có thể bỏ qua những khả năng có thể dẫn đến các thay đổi sau này.
Và sự ủng hộ của Mặc môn chắc chắn đã chứng minh được tiềm lực của Hàn Húc.
Kể từ đó, Ung quốc đã bước ra khỏi tình thế chồng trứng sắp đổ và an ủi bốn cõi.
Cũng kể từ ngày đó, Hàn Húc thực sự được thế nhân công nhận là Ung Đế. Chính ông ta là người ngăn cơn sóng dữ, cứu đất nước đang trên bờ vực diệt vong và đưa đất nước đang từ từ già cỗi này hồi sinh!
Nhưng khi xem lại tình hình tổng thể sau trận chiến, trận này đã liên lụy đến bốn quốc gia, kéo theo vô số ánh nhìn chằm chằm, không thể nghi ngờ, người chiến thắng lớn nhất chính là Trang quốc.
Trong trận quốc chiến này, Trang quốc đã chiếm được toàn bộ dãy núi Kỳ Xương, toàn bộ phủ Lĩnh Bắc và một gần một nửa phủ Nghi Dương ở phía nam Tỏa Long Quan.
Bây giờ lãnh thổ từ phía Nam Tỏa Long Quan đến dãy núi Kỳ Xương đã được chia thành một thể và chính thức gia nhập vào bản đồ của Trang quốc. Là quận thứ tư của Trang quốc, có tên là Vĩnh Xương.
Trang Cao Tiện khải hoàn hồi triều, để lại mười vạn đại quân đóng ở quận Vĩnh Xương, kiểm soát Tỏa Long Quan và giằng co với thành Ân Ca.
Mà đội ky binh Xích Mã Vệ nổi tiếng thiên hạ được Kinh quốc phái đi lại chậm chạp không thể gặm được phủ Tĩnh An do Ung tướng Tề Mậu Hiền trấn giữ, ngược lại còn bị Hàn Húc sau khi buộc Trang Cao Tiện đình chiến rút quân về đuổi đánh, đuổi ra khỏi mấy trăm dặm Ung Cảnh, bị thương không nhẹ.
Thủy quân Lạc quốc và Thanh Giang thủy phủ hợp lực tiến vào Lan, cũng giành được lợi thế ngắn hạn trong giai đoạn đầu, nhưng sau khi Vũ Công hầu đến, Bắc Cung Ngọc bỗng nhiên dồn toàn lực trục xuất toàn bộ thủy quân Trang, Lạc ra bên ngoài.
Trong trận quốc chiến lần này, Ung quốc đã bị tổn thất nặng nẻ, Hàn Ân, Chân Nhân đương thời duy nhất trong nước đã hy sinh, mất đi một lượng lớn lãnh thổ ở phía Nam, coi như mất người mất cả đất.
Tuy nhiên các lực lượng quân sự và chính trị đã được Hàn Húc chính thức tiếp quản vừa được Mặc môn ủng hộ, lại mượn trận chiến lần này mà cải cách từ trên xuống dưới, gần như không gặp phải cản trở quá nhiều, cũng coi như đón cuộc sống mới.
Còn Kinh quốc đường xa đi đến, cùng Lạc quốc mạo hiểm đánh gọng kìm, đúng là xuất binh vô ích.
Tất nhiên, bách tính bình thường sẽ không biết rằng cái chết của Hàn Ân là kết quả của sự bắt tay giữa Hàn Húc và Trang Cao Tiện. Bọn họ cũng sẽ không biết rằng Anh quốc công Bắc Cung Ngọc chỉ mới lựa chọn đột nhiên dồn toàn lực sau khi được Mặc môn ủng hộ và thế cục triều đình đã dần ổn định.
Bọn họ cũng không biết rằng quá trình Hàn Húc nắm quyền lực cũng không rõ ràng rành mạch như bọn họ cảm nhận được. Bọn họ hoàn toàn không biết về máu chảy trong bóng tối và những cái đầu đã bị chặt đi.
Những thay đổi trong hoàn cảnh hiện tại rõ ràng có ảnh hưởng đến hàng nghìn người, nhưng vào khoảnh khắc quyết định thời thế thay đổi lại dường như chẳng liên quan gì đến những người bình thường.
Bách tính Ung quốc có lẽ vẫn còn đang lo sợ về sự diệt vong của Ung quốc, hoặc cũng có thể thấy may mắn vì được tái sinh.
Chỉ có những người Ung quốc trong phủ Lĩnh Bắc là đang được đi cư đến Trang quốc với số lượng lớn, còn một số bách tính ở lại cũng phải bắt đầu quen với thân phận người dân Trang quốc của mình.
Đây không còn là phủ Lĩnh Bắc Ung quốc nữa, mà là quận Vĩnh Xương của Trang quốc.