Bản gốc có lẽ thần thông vô lượng nhưng bản sao thì chẳng có chút thần dị nào.
Giá trị chân chính của nó nằm ở chỗ ghi lại những điều huyền bí trong thiên địa. Người thông minh sáng dạ có thể từ đó hiểu được một hai.
Từ xưa đến nay, không thiếu những đạo sĩ, đại nho, thiền sư suốt đời miệt mài kinh sử, không tu công pháp thần thông.
Mà những người học vấn thâm hậu này, sau khi nghiên cứu bí ẩn kinh điển, đạt được cảm ngộ, dùng đại trí tuệ có được đại thần thông, một bước đạt tới đỉnh cao trong siêu phàm, được thế nhân ca tụng..
Tương truyền, người có thể hiểu được “Độ Nhân Kinh” thường được gọi là “Trời sinh tiên đạo, cứu độ chúng sinh, mở bát ngôn phi thăng. Tội phúc cùng chịu, nhận được nhân duyên trong số mệnh. Phổ thụ mở độ, tử hồn sinh thân. Thân có thể sống, trên nghe mệnh trời.”
Tất nhiên chưa có ai tận mắt nhìn thấy, tất cả chỉ là đồn đại.
Nhưng đạo điển tu hành căn bản của đảo Bồng Lai “Cao Thánh Thái Thượng Ngọc Thần Kinh” quả thực là thần thông vô lượng.
Trong giới tu hành, nó là một trong những công pháp tu hành mạnh nhất, sánh ngang với “Tử Hư Cao Diệu Thái Thượng Kinh” của nhất mạch Ngọc Kim Sơn; “Hỗn Nguyên Hàng Sinh Kinh”, “Khai Hoàng Mạt Kiếp Kinh” của Đại La Sơn.
Quyển kinh thư mà Lăng Hà nhặt được này đặc biệt ở chỗ chú thích từ nguyên chủ của nó.
Chủ nhân của nó xem ra là một đạo sĩ già không biết tại sao lại nhàn cư ở Vương thị tộc địa. Người này có nhận thức sâu sắc về đạo giáo, hành văn giản dị thong dong.
Lăng Hà không đồng ý với một vài quan niệm, nhưng cũng phải thừa nhận rằng người này cũng có những đạo lý nhất định.
Nhưng càng xem càng cảm thấy có một chút áp lực mơ hồ.
"Chẳng lẽ đọc kinh đến một mức độ nào đó có thể dự cảm được những điều không lành?"
Nhưng đó chỉ là ý nghĩa thoáng qua của Lăng Hà, y nhặt một phiến lá khô đánh dấu trang sách, cầm đạo kinh đi ra khỏi tiểu viện.
Phải tiếp tục việc siêu độ người chết thôi.
Y quyết định mỗi ngày đọc hai trang kinh thư, bày tỏ hiểu biết của chính mình, đồng thời chứng thực những lý giải phía trên.
Đây có lẽ sẽ là điều thú vị nhỏ nhoi trong những ngày tháng gian nan này.
Nếu, y còn có thể tiếp tục sống.
…
Không giống như Trang Quốc, Tề Quốc không thành lập cơ quan chuyên xử lý những vụ án thuộc về siêu phàm.
Mà là vụ án nào cũng đều do quan phủ xử lý.
Bổ khoái của quan phủ ở các nơi chia thành từ bình thường đến siêu phàm, nhận đãi ngộ tùy theo cấp bậc khác nhau.
Việc thăng cấp quan không dựa vào tu vi, mà dựa vào việc đã phá qua vụ án ở mức độ nào. Ví dụ như người được thăng lên quan bổ đầu Lục phẩm là do đã phá ba vụ án Đằng Long Cảnh. Bởi vì những bổ đầu từ siêu phàm trở lên sẽ có lệnh bài màu xanh treo ở thắt lưng, khác với lệnh bài màu đen của cấp bậc bình thường nên thường được gọi là thanh bài bổ đầu.
Cũng vì quy tắc thăng cấp như vậy nên bổ đầu của Tề Quốc thường mạnh hơn những tu sĩ bình thường cùng cảnh giới. Đương nhiên cũng có những người tu vi chưa đủ nhưng vì phá được những vụ án khó. Nhưng mà chuyện này lại cực kỳ hiếm có, phải là người có bí thật khác hẳn người thường mới có thể phá được vụ án vượt ngoài tu vi của bản thân.
Lâm Hữu Tà chính là một thanh bài bổ đầu như thế.
Tu vi của người này chỉ là Lục phẩm Đằng Long Cảnh nhưng lại phá được hơn sáu vụ án liên quan đến tu sĩ Ngũ phẩm Nội Phủ cảnh!
Mà bình thường, tu sĩ có cấp bậc Nội Phủ Cảnh thế này cho dù là hành hung cũng hiếm khi che đậy. Hơn nữa, bọn họ còn có vô số thủ đoạn che giấu bằng chứng phạm tội, vì vậy khó mà tra ra.
Một năm qua ở Tề Quốc, số vụ án liên quan đến Nội Phủ Cảnh tại quan phủ cũng không quá hai mươi vụ.
Nếu không phải do tu vi chưa đủ, mỗi lần bắt phải cần có viện trợ thì có lẽ bây giờ đã hắn ta không phải chỉ là một bổ đầu Ngũ phẩm.
Hiện tại, người này đang đứng trước một tiểu viện đã sụp đổ trong một tòa thị trấn nhỏ ở điểm đầu phía bắc của quận Phụng Tiên.
Một đám thanh bài bổ đầu Lục phẩm sau lưng nhanh chóng di chuyển bao vây tiểu viện, ngoài ra còn có một tên bổ đầu có tu vi Ngũ phẩm Nội Phủ cảnh đứng cạnh nàng.
Đúng vậy, quan bổ đầu Lâm Hữu Tà có danh tiếng lẫy lừng như thần lại là một vị cô nương. Tổ tiên của Lâm gia ba đời độc đinh đều cống hiến cả cuộc đời cho hình pháp, nhưng đến thế hệ này thì chỉ có một cô con gái.
Cứ tưởng rằng nghề nghiệp của tổ tiên truyền lại sẽ lụi tàn nhưng không ngờ Lâm Hữu Tà lại vô cùng xuất chúng.
“Lâm bổ đầu, ngài chắc chắn nghi phạm đang ở trong này sao?” Tên bổ đầu Nội Phủ Cảnh tuổi trung niên có khuôn mặt uy nghiêm ở bên cạnh nàng không khỏi nghi hoặc: “Đã nhiều ngày trôi qua như vậy rồi, nếu vẫn không tìm được hung thủ thì chúng ta sẽ phải chịu phạt.”
Vụ án lần này bọn họ phải điều tra chính là vụ cả nhà Trương thị ở quận Phụng Tiên bị sát hại.
Đương nhiên việc mời được hai vị quan bổ đầu thanh bài Ngũ phẩm đến điều tra vụ án không phải là việc mà vị ở quận Phụng Tiên kia có thể làm được.
Người cật lực bỏ công sức ra để làm vậy chính là Thập Nhất hoàng tử Khương Vô Khí. Tuy hắn ta còn nhỏ tuổi nhưng làm việc rất có khí thế.
Hắn ta muốn nhanh chóng giải quyết vụ án này không phải là để lôi kéo Trương Vịnh. Mà hắn ta muốn chứng tỏ hoàng triều Khương Thị luôn ghi nhớ công lao của đại thần cũ. Nước đi này không chỉ khiến bản thân hắn ta lớn mạnh, mà còn giúp nâng cao ảnh hưởng của hoàng thất, một công đôi việc.
Lâm Hữu Tà đeo một mảnh khăn đội đầu màu xanh, khoanh tay đứng, tựa như một thanh niên mang vẻ nhẹ nhàng thanh thản.
Nàng nghe thấy vậy chỉ nói: “Trận bàn đã bày xong chưa? Khi đánh chắn chắn sẽ không ảnh hưởng đến xung quanh chứ?”
"Không có vấn đề gì."
Nàng thản nhiên nói: "Vậy vào bắt người thôi."
Nàng vừa dứt lời, nam tử trung niên bên cạnh liền không do dự nữa, dứt khoát dùng một đao phá cửa.
Toàn bộ tiểu viện, từ cổng đi vào đều nứt ra thành hai nửa.
Cửa vỡ vụn phòng mở toang, khói bụi bay lên.
Rất nhiều thanh bài bổ đầu lần lượt bay vọt vào.
Nhưng bọn họ chỉ nhìn thấy một người đang khoanh chân ngồi một mình trong phòng viện đã sụp đổ.