Xin Chào Tình Yêu

Chương 47.3

Bảo Bối đã từng hỏi tôi rất nhiều lần: “Phó Quân Nhan, tại sao anh lại đối xử với em tốt như vậy?”

“Phó Quân Nhan, có phải anh vừa gặp đã yêu em đúng không?”

“Phó Quân Nhan, có phải anh rất yêu em đúng không?” Mỗi lần cô ấy hỏi tôi như vậy luôn dùng một vẻ mặt chắc  chắn, ánh mắt xanh thẳm híp lại như hình trăng lưỡi liềm, má phải cười lên để lộ lúm đồng tiền, nhìn tôi bằng vẻ ngốc nghếch, vừa ngoan ngoãn lại vừa đáng yêu.

Mỗi lần như vậy tôi luôn luôn ôm cô ấy một phát, sờ sờ mặt cô ấy.

Đúng vậy, tại sao lại thế? Việc này nhìn thì rất đơn giản, nhưng nói qua thì rất dài.

Trong những năm 60, ông ngoại tôi đã đến định cư ở Canada, vì xuất thân là người lính nên rất nhanh ông tôi đã trở thành thủ lĩnh của một bang phái. Mà mẹ tôi Phó Nhã Nhã lại là người con duy nhất của ông, được gọi là công chúa trong giới hắc đạo, nhưng thật ra là hữu danh vô thực. Mẹ tôi cũng không phải là người kiêu căng ác độc. Từ nhỏ mẹ đã được học trong một trường học tư thục, học ‘Nữ giới’, ‘đệ tử quy’, mẹ tôi rất thích sườn xám, giống như một mỹ nhân mềm mại trong thời dân quốc, yếu đuối, giàu tình cảm, nhát gan, dịu dàng, không quyết đoán. Trong trí nhớ của tôi, mẹ tôi là một bông hoa tàm ti (tơ tằm), nhỏ bé, yếu ớt. Giọng nói của mẹ rất nhỏ nhẹ, hàng mi dài luôn hơi buông xuống, lúc nở nụ cười cũng rất cẩn thận, làm việc gì cũng vụng trộm nhìn ánh mắt của người khác. Mẹ luôn cầm cuốn sách Tứ thư ngũ kinh kể chuyện xưa cho tôi nghe, ngồi trên giường khâu đế giày cho cha tôi, cũng sẽ nhân lúc mờ mờ tối lén lau nước mắt.

Một người phụ nữ như vậy mà trong một lần có mấy bang phái đang bắn nhau lại dám nấp trong một góc, không chạy đi, cũng không la hét. Sau cùng, một cô gái yếu đuối như vậy, sau khi mưa bom  bão đạn qua đi, nhưng vẫn còn bao nguy hiểm vây quanh, cứu một người đàn ông bị thương rất nặng trong một ngõ hẻm trước một kênh rạch. Cô gái nhỏ bé yếu ớt như vậy mà lại đỡ một người đàn ông đi tới 10 km, vất vả về tới nhà.

Cho đến nay tôi vẫn luôn nhớ rõ, khi mẹ tôi nói cho tôi biết chuyện này, đáy mắt mẹ chiếu ra những ánh sáng rực rỡ, mẹ nói: “Cứu ông ấy, là một chuyện dũng cảm nhất mà mẹ từng làm.” Sau đó, lại rơi lệ, từng giọt từng giọt, giống như đang rơi vào trong lòng tôi, khiến tôi đau đớn. khi đó tôi còn nhỏ, chỉ muốn vuốt ve ánh mắt của mẹ, an ủi mẹ, an ủi một người phụ nữ yếu đuối luôn khóc thút thít.

Sau khi tôi lớn lên, nghĩ lại những chuyện này, luôn cảm thấy, chuyện dũng cảm nhất mà mẹ tôi đã làm lại là một tai nạn.

Người đàn ông mẹ tôi cứu về tên là Vương Quân, sau đó lại ở lại nhà họ Phó. Mẹ tôi luôn nói, khi đó ông ấy còn không có cả một bộ quần áo lành lặn, ông vụng trộm lấy một bộ quần áo chỗ thu hồi lại, ống tay áo đều rách nát. Có một lần mẹ và ông ấy nói chuyện, ông ấy luôn đứng dựa lưng vào tường, sau này mẹ mới phát hiện ra, ngày ấy, quần áo sau lưng ông ấy có môt lỗ thủng rất to.

Khi đó, một hôm giữa mùa đông, mẹ tôi thấy ông ấy đi một đôi giày mới, rất vui mừng cho ông ấy, nhưng vừa nhìn lại mới phát hiện là ông ấy đi một đôi giày vải mỏng mùa thu. Nhưng ông ấy đứng trước cửa nhà ông ngoại tôi, đứng trong đống tuyết cả đêm cũng không hề kêu một tiếng lạnh hay đau.

Có một lần ra nước ngoài, các bang phái khác tới khiêu khích, mẹ tôi sợ tới mức trốn dưới gầm bàn phát run, ông ấy lập tức đứng ngăn trước cái bàn kia che chở cho mẹ tôi, bị súng bắn vào bả vai, ngay cả hừ một tiếng cũng không hừ.

Mẹ nói, khi đó mẹ tôi rất đau lòng…..

Dần dần, càng ngày ông ngoại tôi càng coi trọng người đàn ông được mẹ tôi cứu về này, bắt đầu hết sức bồi dưỡng ông ấy. Sau này trong công việc Vương Quân đúng là một cánh tay đắc lực. Thủ đoạn làm việc của ông ấy rất sắc bén, nhìn qua lại nhỏ nhã cao quý không dính một hạt bụi. Ông ấy mới vào vòng không lâu đã giúp ông ngoại tôi giao dịch được nửa đường dây buôn bán ma túy ở Canada, hơn nữa đều liên quan tới súng ống đạn dược, những xưởng chế tạo vũ khí tư nhân to lớn. Trên đà đó, ông ngoại tôi và ông ấy đã liên tục đứng trên danh sách tội phạm, từ ác nhỏ thành ác lớn. Tất nhiên, như vậy tiền bạc cũng tới quá dễ dàng, nhà họ Phó cũng giàu có sung túc.

Năm mẹ tôi hai mươi tuổi, ông ngoại tôi hứa gả mẹ tôi cho Vương Quân, cũng là cha tôi. Khi đó, cha tôi đối xử với mẹ tôi chỉ có thể dùng từ sủng ái vô hạn để hình dung. Người lớn trong nhà cũng nói, d,i,ễ,n,,đ,à,n,,l,ê,,q,u,ý,,đô,,n,,,  cha tôi đợi mẹ tôi giống như yêu thương con gái vậy. Khi mẹ tôi mang thai tôi thì ông ngoại tôi mắc bệnh nặng, khi tôi sinh ra được một tháng thì ông ngoại tôi qua đời. Về sau mẹ tôi luôn nói với tôi về cái ngày đó, mẹ nói, không biết vì sao, ngày đó trời rất u ám, một chút gió cũng không có, mây đen bao phủ không khí nặng nề đến không thở nổi, trên trán mẹ tôi tự nhiên lại đổ mồ hôi lạnh, qua không bao lâu, ông ngoại tôi đã ra đi. Trước khi ông ngoại tôi qua đời, vẫn cố gắng chống đỡ đến hơi thở cuối cùng, cứ nhìn chằm chằm vào cửa phòng cũng không nhắm mắt. Ông đang chờ cha tôi làm việc ở ngoài chạy về, ông vẫn cố gắng chống đỡ đến khi cha tôi mệt mỏi gấp gáp chạy về, ông run run cầm tay cha tôi đặt lên mu bàn tay mẹ tôi, sau đó mới yên tâm nhắm mắt, một lời nói cũng không để lại.

Cũng chính bắt đầu từ ngày đó, cuộc sống của mẹ tôi có những biến hóa nghiên trời lệch đất.

Khi đó cha tôi đã là người bước trên con đường sự nghiệp, khi ông ngoại bị bệnh nặng cha tôi cũng mang tất cả tiền bạc trong nhà đến các nước khác đầu tư, dùng thứ tiền đen kia đi tẩy trắng, xây dựng trường học, xưởng đóng tàu, từ từ thực nghiệp. Cho nên ông thường xuyên không có nhà, mẹ tôi cũng không có kín đáo phê bình, huống chi, tính cách của mẹ tôi vẫn luôn được giáo dục cẩn thận, không có kín đáo phê bình. Khi đó tôi vừa tròn một tháng, người già và mẹ tôi đều chờ cha tôi về đặt tên cho tôi.

Nhưng mà khi cha tôi cuối cùng cũng trở lại, ông còn mang về một người phụ nữ và một đứa bé trai ba tuổi. Cha tôi dắt tay đứa nhỏ kia, thằng bé cũng gọi ông là cha.

Thằng bé kia ba tuổi, cũng có nghĩa là khi đó ông ấy đã biết mẹ tôi. Ba tuổi cũng đại diện cho là ông ấy đã phản bội mẹ tôi. Sau đó, đất nhà họ Phó thành đất nhà họ Vương, nhà họ Phó thành nhà họ Vương. Mà mẹ tôi, chủ nhân chân chính của nhà họ Phó, mẹ mang theo tôi, mang theo hành lí bị đuổi ra ở trong nhà kho. Không có giải thích gì, cũng không có lời ra tiếng vào, kể từ ngày đó, cha tôi nhìn mẹ tôi như người xa lạ, giống như những ngày tháng yêu đương say đắm kia chưa từng tồn tại. Kể từ ngày đó, sân nhà họ Phó mỗi ngày đều diễn ra một cảnh, con rể ở rể nhà họ Phó đuổi vợ con vào ở nhà kho, tự quản lí nhà họ Phó, ôm người phụ nữ khác, cùng sinh con với người phụ nữ khác.

Tên của tôi, mãi năm tôi bốn tuổi mới có.

Sau khi mẹ tôi ôm tôi vào ở trong nhà kho, bởi vì tính cách quá yếu ớt, lại bị kích thích lớn, nên tinh thần không còn được minh mẫn, mẹ tôi thường hay quên mọi việc, thậm chí còn quên cả việc tôi là con trai của mẹ. Nhưng mẹ luôn nói không ngừng một việc, mỗi lần nói đều nói về những việc mẹ đã trải qua, khi mẹ còn là thiếu nữ với dáng vẻ như hoa lài, trong trắng mà sạch sẽ.

Mẹ nói: “Con biết không, trong lòng mẹ, ông ấy là anh hùng, nhiều người như vậy, rối tinh rối mù, nhưng chỉ có mình ông ấy là cúi người cứu một đứa trẻ ngã khóc trên mặt đất.”

“Khi đó, mẹ thấy quần áo của ông ấy có vài vết rách, đứng nói chuyện cũng dựa lưng vào tường, mẹ đã nghĩ, về sau nhất định sẽ đau lòng cho ông ấy.”

“Ông ấy không thích nói chuyện, nhưng mỗi lần nói chuyện với mẹ luôn đứng chắn đầu gió, khi dùng ô che mưa cũng nghiêng hết ô về bên mẹ, chính mình lại ướt hết người.”

“Mẹ làm đế giày cho ông ấy, làm xong đế giầy. Ngày hôm sau ông ấy đi giầy mới đến trước mặt mẹ, lần đầu tiên nở nụ cười với mẹ. Khi đó mẹ chỉ nghĩ, nghĩ muốn cả đời làm đế giày cho ông ấy, mẹ muốn sinh con dưỡng cái cho ông ấy, cũng ông ấy nắm tay nhau đi đến đầu bạc răng long…..”

Lúc nói chuyện mẹ tôi luôn cười, ánh mắt sáng trong, vẫn là nụ cười cẩn thận như cũ, giống như một búp hoa e ấp chưa nở.

Sau đó, mẹ tôi thường mệt mỏi đứng cạnh cửa sổ, giống như đứa trẻ bị bỏ rơi nhìn ra bên ngoài, sắc mặt trắng bệch,cả người nhìn mỏng manh đến trong suốt, ban đêm cũng thường hay kêu gào, mỗi lần đều gọi tên cha tôi, Vương Quân, Vương Quân…. Không biết bao nhiêu lần, giống như là dù có gọi như thế nào cũng không đủ.

Bởi vì trong di chúc của ông ngoại tôi đã dặn rằng cha mẹ tôi không được ly hôn, cuộc sống cũng không được rời nhà họ Phó trong thời gian dài. Cho nên người phụ nữ kia không cho mẹ tôi ra ngoài, một đoạn cửa nhưng cách mấy bước lại có những người canh gác. Tôi vẫn nhớ, mỗi lần tôi đi ra khỏi nhà kho, bọn họ đều nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại, lúc đó tôi còn không biết buồn khổ là gì, nhưng tôi lại cảm thấy đau đớn.

Mẹ tôi nếu không đúng hạn ăn cơm uống nước khi người ta đưa tới thì cơm nước cũng sẽ bị lấy đi, mà mẹ tôi lại thường xuyên quên ăn quên uống. May mà khi đó tôi còn nhỏ tuổi, nên cũng không bị quản chế ra vào, người canh gác cũng luôn bỏ qua cho tôi, nhưng cứ ra ngoài sẽ bị người ‘anh’ kia bắt nạt cho quay về.

Tôi đã từng nói qua cùng Bảo Bối, tôi nói: “Năm anh ba tuổi anh đã rất hiểu chuyện rồi.” Khi đó Bảo Bối luôn cười nói tôi khoác lác, lè lưỡi hướng về phía tôi làm nũng. Cô ấy không biết, mỗi lần dáng vẻ cô ấy yêu thương An An khiến tôi rất hâm mộ. Mà tôi yêu thương An An lại giống như đền bù tất cả đau đớn trong lòng tôi. Tôi hi vọng cậu bé có thể vô tư thoải mái không lo lắng gì lớn lên, bởi vì, hiểu chuyện quá sớm cũng đại biểu cho sự gian khổ.

Năm tôi ba tuổi, tôi đã biết len lén giấu đồ ăn cho mẹ tôi. Năm tôi ba tuổi, tôi đã biết đóng chặt cửa sổ không để mẹ tôi ngã xuống, từ căn gác xép trong nhà kho. Năm tôi ba tuổi, tôi đã giúp mẹ tôi giặt quần áo, giặt áo lót của mình. Năm tôi ba tuổi, tôi luôn phải giả vờ đau bụng để lấy thuốc giấu đi cho mẹ tôi, sau đó tôi nấp trong nhà vệ sinh nhìn trộm ra ngoài, nhìn bác Phúc học tập đánh  nhau, bắn súng, võ thuật, học binh pháp Tôn Tử. Lại nghe thấy bác Phúc đã từng nói cho tôi biết nằm gai nếm mật, như có thể khắc cương. Rồi sau đó, tôi luôn chứa dáng vẻ dốt nát, lại giữ chặt nước miếng, đi vòng qua người ‘anh’ kia, vì chỉ khi tôi bị người ‘anh’ kia đánh một trận mới có thể khiến người phụ nữ kia buông lỏng phòng bị.

Năm tôi ba tuổi, tôi đã thử bảo vệ một người…..

“Tại sao anh lại gọi là Phó Quân Nhan vậy? Là vì Quân Nhan Như Ngọc sao?” Lúc Bảo Bối nghiêng đầu hỏi tôi, tôi chỉ cười, lắc đầu một cái với cô ấy.

Cũng không biết bắt đầu từ khi nào, mẹ tôi không bao giờ kể chuyện xưa với cha tôi nữa, mẹ tôi chỉ một lần lại một lần đọc: 

“Ánh trăng luôn trên cao, giữa màn ảnh lạnh lẽo. Một người phụ nữ cô độc ngâm nga, bốn người nào ngồi vui mừng.

Mùa vụ nhiều lần đã dời, hành trình đất khách xa xôi không trả. Xanh thẳm nhưng không khô cạn, lệ thiếp rơi cũng không quản.

Nguyện làm bụi trần nơi biên cương, bởi vì phong ủy quân nhan. Quân Nhan lương tắm nhiều, thiếp lay động nước đục.”

Thời gian dài bị giam giữ, mẹ tôi dần dần đi vào ảo giác, hoặc là nói, chính mẹ tôi tự đưa mình vào giấc mơ. Mẹ tự cho mình là một người vợ của thương nhân, buồn bã chờ đợi chồng mình đi buôn bán trở về, chờ một chút, đợi một chút. Nhưng cũng có một khoảng thời gian lúc nhỏ tôi sống trong vui sướng, đó là lúc mẹ tôi nhớ ra tôi là con trai của mẹ, sau đó thân mật ôm tôi trong ngực, sờ sờ đầu tôi, dạy tôi những bài thơ bài ca hay, nói cho tôi về Tứ thư ngũ kinh. Mẹ dùng ngón tay thấm nước thay bút lông dạy tôi viết chữ. Còn có thể dùng lá cây được gió thổi vào qua cửa sổ nhỏ, thổi cho tôi nghe những bài hát hay. Nhưng sau đó mẹ lại quên mất tôi, tự mình ngồi trong góc giường, dùng cây kim sợi chỉ khâu đế giày cho người đàn ông kia, sau đó yên lặng rơi lệ. Thế nhưng,d"i"ễ"n" "đ"àn" "l"ê" "q"u"ý" "đ"ô"n", như thế là cũng rất tốt rồi, bởi vì thỉnh thoảng mẹ còn nhớ ra tôi.

Tôi vẫn luôn nhớ rõ, cuộc sống như vậy tôi có sáu tháng lẻ một ngày.

Đêm hôm đó gió rất to, thổi bung cửa sổ nhỏ ra, mẹ tôi dậy sớm hơn tôi, mẹ nhìn thấy một màn, cha tôi dắt tay một người phụ nữ, một bên dắt tay một đứa trẻ. Sau đó ông hôn nhẹ người phụ nữ kia, tiếng người phụ nữ kia cười duyên, âm thanh ồn ào của đứa nhỏ. Theo đó còn có tiếng thét chói tai của mẹ tôi.

Tôi trợn to mắt nhìn mẹ tôi ngã xuống từ chiếc cửa sổ nhỏ trong căn gác xép của nhà kho, trong miệng vẫn ngu ngốc nhớ tới: “Xanh thẳm nhưng không cạn, lệ thiếp rơi cũng không quản. Nguyện làm bụi trần nơi biên cương, nguyên nhân bởi phong ủy quân nhan. Quân nhan lương tắm nhiều, thiếp lay động nước đục. Quân nhan……….. Quân nhan………..”

Mẹ tôi không chết, bởi vì được cây khô trong sân kéo lại, nhưng vẫn bị ngã gãy chân. Bởi vì không được chữa trị, nên sau khi vết thương lành, chân của mẹ tôi có chút nghiêng. Mẹ tôi bị ngã xuống nên ảnh hưởng tới đầu, mẹ giống như một đứa trẻ cẩn thận, luôn cúi đầu xuống, nhỏ giọng, mẹ không nói lời nào, khi đói, khi khát trong miệng cũng chỉ nhớ đến lẩm bẩm: “Quân nhan, quân nhan…..”

Mẹ tôi gọi một lần, tôi lại quay lại một lần, vì vậy, năm  tôi bốn tuổi, tôi có tên, tên tôi là Phó Quân Nhan. Đây cũng là nguồn gốc tên tôi, không phải là quân nhan như ngọc, cũng không có sự vui vẻ. Mà cha tôi, cũng không tới thăm chúng tôi, cho dù chỉ là một lần cũng không.

Trong rất nhiều những đêm sau này tôi đã từng nghĩ, khi đó, nếu mẹ tôi mà chết được thì cũng là một điều may măn……

Sau khi mẹ tôi ngã xuống, người phụ nữ kia thấy vẫn chưa đủ vui vẻ, bà ta biết mẹ tôi chưa chết, ngày hôm sau lập tức cho người làm chặt toàn bộ cây cối đi. Từ đó trở đi, từ cửa sổ này nhìn ra ngoài, không thấy một chút bóng cây nào nữa, chỉ còn một sân cỏ khô héo.

Tôi sáu tuổi, đứa bé kia cũng chín tuổi. Có một hôm, không biết mẹ tôi tìm đâu ra một chiếc sườn xám màu xanh nhạt, mẹ tôi mặc lên, hơi nhếch môi nở nụ cười với tôi, nhỏ bé yếu ớt. Dưới ánh trăng trông giống như một đóa hoa lài nhỏ bé yếu đuối, đáy mắt tinh khiết trong sạch không rõ việc đời. Lần đầu tiên tôi chủ động trèo lên cái ghế, mở cửa sổ ra, tôi muốn mẹ tôi nhìn một chút về bên ngoài, nhìn những cảnh vật đã lâu không nhìn thấy. Nhưng tôi không biết, đó lại là một tai nạn.

Cũng chính trong đêm đó, cha tôi nhìn thấy mẹ tôi, ông nhìn mẹ tôi rất lâu qua ô cửa sổ nhỏ, tôi không biết ông ấy đang nghĩ gì, đang nhớ gì và muốn làm gì. Nhưng mà, nửa tiếng sau, người phụ nữ kia gọi tới một đám đàn ông, tôi nhớ bà ta chua ngoa chửi bới: “Bà đây không thể nào nhìn nổi cái đồ đĩ thõa kia nữa, bà đây muốn cho cô ta phải chết.”

Sau đó, những người đàn ông kia, làm nhục mẹ tôi, mẹ khóc, mẹ kêu, mẹ trốn bọn họ chỉ cười, đều vươn ra những cánh tay bẩn thỉu. “"Anh’ dùng dây thừng chói tôi lại, một bàn tay giữ chặt cổ tôi, bắt tôi phải nhìn toàn bộ. Mà tôi chỉ có thể khóc, khóc nhìn mẹ tôi bị làm nhục. Chiếc sườn xám màu xanh nhạt bị xé hết, tóc mẹ bị xõa tung, trên người toàn là vết thương, cả người đều là bẩn thỉu, cả nước mắt bất lực, còn có những âm thanh buồn bã thảm thương.

Lúc này, người đàn bà kia trở lại một lần nữa, bà ta cười rất đẹp, cười không ngừng, tôi thấy cha tôi sau lưng bà ta. Cha tôi không có bất kì một vẻ mặt gì, ông cũng không tiến lên ngăn cản một câu nào, chỉ nhìn về phía mẹ tôi bằng ánh mắt nhàn nhạt, lại nhìn về phía tôi đang bị chói trong góc. Nhưng vẫn giữ nguyên trầm mặc. Bọn họ cứ như đang xem diễn kịch, nhìn một người phụ nữ khóc đến điên cuồng.

Sau đó, mẹ tôi cũng không từ chối, không kêu gào nữa. Mẹ tôi thành thật nghiêng đầu, nhìn xuyên qua một đám súc sinh nhìn về phía tôi, lại nhìn về người đàn ông đang đứng trước cửa, người đã từng là chồng, là anh hùng trong lòng mẹ.

Tôi thấy đáy mắt mẹ tôi dần trở nên sạch trong, lại đột nhiên lâm vào điên cuồng, mẹ cười lên ha hả, trong miệng vẫn nói lên những âm thanh buồn bã: “Vương Quân. Vương Quân. Anh không nhớ sao? Anh không nhớ chút nào sao? Em là Nhã Nhã. Em là Nhã Nhã đây mà. Em đã từng nói, em muốn làm đế giày cho anh cả đời, em muốn sinh con dưỡng cái cho anh, em muốn cùng anh nắm tay nhau đi đến đầu bạc răng long…… Em là Nhã Nhã mà………..”

Không biết sức lúc ở đâu ra, đột nhiên mẹ tôi đẩy người đàn ông đang trên người mẹ tôi ra, dáng người nhỏ nhắn chạy như điên về phía cái cửa sổ và nhảy xuống. Tôi nhìn thấy ánh mắt cuối cùng của mẹ vẫn chứa cả nụ cười đau khổ, ánh mắt mẹ nhìn về phía tôi, trong miệng vẫn lẩm bẩm: “Vương Quân, em muốn làm đế giày cho anh cả đời, em muốn sinh con dưỡng cái cho anh, em muốn cùng anh nắm tay nhau đi đến đầu bạc răng long……”

Sau đó, mẹ tôi ngã xuống, không còn chút đường sống nào cả hoàn toàn tạo thành một đóa hoa huyết liên, trong lòng tôi đau nhói, cả đời cũng không thể quên được.

Từng câu từng chữ mẹ tôi đã từng nói, giống như một lưỡi dao khắc sâu vào tim tôi. Mẹ nói: 

“Cứu ông ấy, là chuyện dũng cảm nhất mẹ đã làm.”

“Con biết không? Trong lòng mẹ, ông ấy là một người anh hùng, nhiều người như vậy, loạn thành một đoàn, chỉ có ông ấy, trong lúc nguy hiểm như vậy vẫn khom người cứu một đứa trẻ vô tội đang khóc.”

“Mẹ nhìn thấy trên quần áo của ông ấy có rất nhiều vết rách, lúc gặp người liền tựa lưng vào tường, khi đó mẹ nghĩ, nhất định về sau sẽ đau lòng cho ông ấy.”

“Ông ấy không thích nói chuyện, nhưng mỗi lần nói chuyện với mẹ sẽ đứng đầu gió chắn cho mẹ, khi đi mưa thì phần lớn ô nghiêng về phía mẹ, cả người mình lại chịu ướt hết.”

“Mẹ làm cho ông ấy cái đế giày, khi làm xong đưa cho ông ấy. Ngày hôm sau ông ấy đi giày mới đến trước mặt mẹ, lần đầu tiên nở nụ cười với mẹ. Khi đó mẹ muốn, muốn làm đế giày cho ông ấy cả đời, muốn sinh con dưỡng cái cho ông ấy, muốn cùng ông ấy nắm tay nhau đi đến đầu bạc răng long……”

Sau đó tôi bị che kín mắt, cả đêm bị đưa đi khỏi nhà họ Phó……

Tác giả: “Công tử khéo léo hiểu lòng người, lạnh nhạt, ôn hòa, không phải vì cuộc sống giàu có thoải mái, mà bởi vì phải trải qua bao nhiêu phong ba bão táp. Anh biết cuộc sống khó khăn nên càng thêm lạc quan. Anh có vẻ ngoài tốt đẹp, nhưng nội tâm lại đau khổ như người già. Đây cũng chính là lí do tại sao, người kiêu ngạo như anh lại rơi lệ vì một câu nói dịu dàng như vậy.
Bình Luận (0)
Comment