Xuân Giang Hoa Nguyệt

Chương 120

Đã gần hai tháng kể từ khi cuộc nổi loạn Thiên Sư Giáo nổ ra vào đầu tháng 9, cho đến ngày hôm nay, Cao Kiệu giao việc triều đình cho hầu trung Phùng Vệ, người cũng xuất thân sĩ tộc và là người luôn thận trọng, mình thì vẫn bôn ba qua lại giữa các quận bên ngoài Kiến Khang, đích thân điều binh bố trí quân sự, trấn an dân chúng, bận rộn như con quay, chưa từng có một phút nhàn rỗi.

Lần cuối cùng ông xuất hiện ở nhà là mười ngày trước.

Cao Thất biết gia chủ trở về thì mừng như điên, chạy ra khỏi cổng để đón, dắt ngựa cho ông vào trong.

Cao Kiệu ngay lập tức hỏi về trưởng công chúa, biết vợ không làm sao, gấp gáp bước vào trong. Khi sắp đến phòng ngủ, A Cúc cùng với mấy thị nữ trước đó đã được Lạc Thần dặn ở lại chăm sóc cho mẫu thân mới từ bên trong đi ra, thấy ông đột nhiên trở về thì mừng rỡ, vội ra đón.

– Trưởng công chúa đang ngủ trưa ạ, vừa mới ngủ được một lúc rồi, chắc cũng sắp dậy. Ngày hôm qua nhận được tin Lật Dương chiến thắng, trưởng công chúa rất vui, giữa trưa có ăn một bát cơm, nghỉ ngơi một lúc, sau đó có đi dạo qua lại ở đình viện theo dặn dò của thái y, đi chưa được một vòng đã nói hết sức rồi, còn nói chân phù lên rất nặng, tôi liền đỡ về phòng…Sáng nay thái y có tới xem, nói mọi thứ đều tốt, bảo cứ yên tâm chờ sinh ra được. Tính ngày thì chắc là cuối tháng nay. Nhiều nhất là hơn mười ngày nữa thôi…

Không đợi Cao Kiệu hỏi, A Cúc đã kể lại kể cho ông nghe về cuộc sống hàng ngày của Tiêu Vĩnh Gia trong những ngày qua.

Cao Kiệu đi qua đình viện, bước lên bậc thang mái hiên đi tới cửa, đẩy cánh cửa khép hờ ra, bước nhẹ đến bên giường rồi chậm rãi ngồi xuống.

Lần mang thai này không chỉ khiến cơ thể thê tử bị phù nề mà giờ đây ngay cả tay và chân bà cũng sưng to lên, chẳng trách A Cúc nói rằng bà chưa đi được một vòng sân thì đã than thở là không đi nổi nữa.

Cao Kiệu ngắm nhìn dung nhan đang ngủ say của thê tử, đôi lông mày nhíu chặt mấy ngày nay cuối cùng cũng từ từ hóa giải. Ông đưa tay ra nắm lấy bàn chân đi đôi tất mềm mại màu trắng thò ra khỏi góc chăn của vợ, nhẹ nhàng xoa bóp lòng bàn chân và mu bàn chân vợ.

Lông mi Tiêu Vĩnh Giai khẽ nhúc nhích, tỉnh dậy, mở mắt ra, không ngờ trông thấy trượng phu lại ngồi ở mép giường đang xoa bóp chân cho mình thì mừng rỡ, gọi ông một tiếng, ngồi dậy nói:

– Em còn tưởng mình vẫn đang ở Lật Dương chứ. Mình về khi nào vậy?

Cao Kiệu đáp lại bà. Ông đặt một chiếc gối ở dưới lưng vợ, đỡ bà dựa vào đó, mình dịch chuyển đến bên cạnh bà, hỏi bà những ngày này cảm thấy thế nào.

Tiêu Vĩnh Gia nói:

– Em vẫn bình thường. Giờ em chỉ mong con nó mau ra ngoài thôi. May mà thái y nói chỉ còn mấy ngày nữa, thật là sốt ruột quá đi.

Cao Kiệu áp tai vào cái bụng đã phồng to của thê tử, như là nghe được động tĩnh bên trong, miệng nói:

– Nàng cứ có cái tật xấu này vẫn mãi chẳng sửa được. Lúc nào ra thì con nó sẽ tự ra thôi.

Tiêu Vĩnh Gia nói:

– May mà A Di không giống mình. Ước gì đứa con trong bụng này của em bất kể là con trai hay con gái tính tình cũng không được giống mình. Người gì mà chậm rì rì, tức muốn chết.

Cao Kiệu cười to:

– A Lệnh, tính tình của ta khiến nàng không ưa đến thế cơ à?

Tiêu Vĩnh Gia hừ một tiếng:

– Tự mình nói xem? Em chỉ thấy lạ, sao hồi xưa em lại thích mình nhỉ, cứ khóc lóc ỉ ôi đòi phải gả cho mình, cũng làm cho mình bị thiệt thòi nhiều.

Cao Kiệu cười đến mức hai vai run lên, nói:

– Giờ nàng hối hận cũng chưa muộn mà.

Tiêu Vĩnh Gia cũng không biết tại sao mình lại nói chuyện này với trượng phu, nhớ tới chuyện cũ thời thiếu nữ bản thân cũng thấy buồn cười, thế là bật cười lên.

Bà ngước mắt lên nhìn khuôn mặt trượng phu, một lúc sau nụ cười từ từ biến mất, đưa tay vuốt nhẹ lông mày hiện đã hằn dấu chữ xuyên dù là có cười to thoải mái cũng không thể biến mất được của chồng, thở dài:

– Mới có một thời gian thôi mà mình đã gầy đi thế này rồi. Mình mệt rồi phải không, đi ngủ chút đi.

Cao Kiệu nói không mệt.

Tiêu Vĩnh Gia thấy cả người ông lộ vẻ phong trần, chiến giáp trên người còn chưa cởi, biết ông vô cùng mệt mỏi rồi, vui đùa hai câu rồi dừng lại, đi xuống giường gọi người mang nước vào, hầu hạ ông tắm rửa thay quần áo, lại ăn vài thứ. Chờ ông nghỉ ngơi một chút, tinh thần cũng đã khá lên, bà mới hỏi:

– Tình thế bên ngoài thế nào rồi mình? Lúc A Di đi có nói chờ em sinh rồi thì sẽ về thăm. Em thấy hơi chút không yên lòng.

Nụ cười vừa nãy trên mặt Cao Kiệu dần dần biến mất.

– Ta đã dặn dò Phó Tử An bảo nó gửi tin cho A Di, dặn con nó tạm thời cứ ở lại Kinh Khẩu, đừng vội quay về Kiến Khang. – Ông nói.

Tiêu Vĩnh Gia nghe xong, thần sắc hơi đổi.

Ý tứ trong lời nói của trượng phu, làm sao bà không nghe hiểu?

Huống chi mấy ngày này, những lời đồn đại bên ngoài hoặc ít hoặc nhiều bà vẫn nghe thấy.

– Ý mình là gì cơ? Lẽ nào Kiến Khang…thật sự không thủ được?

Bà ngập ngừng, hỏi.

– A Lệnh à, ta về nhà chính là muốn nói với nàng chuyện này. Không chỉ A Di mà nàng cũng không thể ở lại Kiến Khang. Ta đã an bài một nơi để ổn thỏa nàng đến đó rồi. Ta sẽ đích thân đưa nàng đi, nàng ở đó có thể an tâm sinh con.

Tiêu Vĩnh Gia nhíu hai hàng lông mày lại:

– Bệ hạ thì sao? Mình cũng có an bài rồi à?

– Đúng vậy. – Cao Kiệu gật đầu, – Bệ hạ sẽ tạm thời dời hành cung đến Khúc A. Nơi đó an toàn hơn Kiến Khang. Còn cả dân chúng nữa, cũng phải sơ tán hết.

Tiêu Vĩnh Gia yên lặng nhìn trượng phu:

– Thế mình thì sao? Bản thân mình có tính toán gì không?

Cao Kiệu khẽ mỉm cười, lập tức nắm lấy bàn tay đã trở nên hơi lạnh của vợ.

– Nàng đừng hiểu lầm. Kiến Khang đúng là có nguy hiểm, ta không nắm chắc có thể bảo vệ được nó, để đảm bảo an toàn mới đưa ra an bài như thế. Ta làm thế là để không có lo lắng hậu phương, có thể buông tay đánh một trận. Nếu thủ được, ta sẽ tận hết sức lực, nếu không thủ được, ta sẽ tạm thời lui lại, sau này sẽ đoạt trở lại.

Ông siết chặt tay thê tử.

– Nàng hãy yên tâm. A Di lớn rồi, lòng con nó hướng về người ngoài, ta còn muốn đứa con trong bụng nàng gọi ta là cha, một lòng hướng về ta đó.

Tiêu Vĩnh Gia nhìn thấy một tia vui mừng hạnh phúc ở trong đáy mắt trượng phu, vì vậy bà buông lỏng trái tim, gật đầu:

– Được, vậy em nghe theo sắp xếp của mình. Mình đang bận nhiều việc, không cần phải đưa em đi đâu, tự em đi qua đó là được.

– Thời gian này ta cũng chưa được ở bên nàng nhiều. Để ta đưa nàng đi. Nàng cho người thu dọn đồ trước đi, đến lúc đó là đi ngay.

Giọng điệu của Cao Kiệu mang theo một chút hương vị không thể phản bác hiếm thấy.

Tiêu Vĩnh Gia đáp vâng một tiếng, thuận theo an bài của trượng phu.

Cao Kiệu vuốt tóc thê tử, đứng lên:

– Nàng nghỉ ngơi đi, ta có việc đi Đài Thành một chuyến.

……

Để hợp tác với kế hoạch bảo vệ kinh đô của Cao Kiệu, đế hậu đã tạm thời dời hành cung từ Kiến Khang đến Khúc A. Tin tức này nhanh chóng lan truyền trong bách quan.

Khi Cao Kiệu đi vào Đài Thành, nhìn thấy trong ngoài nha thự có rất nhiều văn võ bá quan, tất cả đang túm tụm bàn tán, nét mặt mang biểu cảm khác nhau, tiếng người ồn ào.

Trong khoảng thời gian này, Phùng Vệ nhận sự uỷ thác của Cao Kiệu xử lý các sự vụ của Thượng thư lệnh đang bị mười mấy quan viên vây quanh hỏi về tình hình cụ thể, trốn cũng trốn không thoát, trán túa mồ hôi, đột nhiên nghe có tiếng lệnh quan hô Cao tướng công tới thì thở hắt ra một hơi, vội đẩy mọi người ra vội vã ra nghênh đón.

Bách quan nhìn thấy Cao Kiệu cuối cùng cũng xuất hiện, cũng dần việc bàn tán lại, đồng loạt tiến về phía ông.

Phùng Vệ cùng với mọi người chào hỏi Cao Kiệu, chờ Cao Kiệu ngồi xuống liền gấp gáp đặt câu hỏi.

Ánh mắt Cao Kiệu đảo qua từng gương mặt quen thuộc của văn võ bá quan, nói:

– Đúng là bệ hạ đã tiếp nhận lời đề nghị của ta. Sự việc đã được quyết định rồi, nếu không thay đổi thì hai ngày nữa sẽ ra khỏi cung.

Tiếng vo ve tức khắc không dứt bên tai, rất nhiều người âm thầm thở phào nhẹ nhõm.

Ngay từ đầu loạn Thiên sư giáo thì cũng thôi, có Cao Kiệu chống đỡ rồi, Kiến Khang chắc chắn là không có nguy hiểm gì, nhưng mà về sau phản quân của Hứa Tiết tiến quân mạnh mẽ tấn công Kiến Khang, sự việc đã hoàn toàn khác biệt.

Cao Kiệu song quyền khó địch bốn tay, đã rơi vào thế bị động, không ai mà không biết. Một số người đứng ở đây hoặc sợ chiến đấu, hoặc sợ rằng lúc trước Hứa Tiết xui xẻo thì vung tay ném đá xuống giếng nếu ông ta thật sự đánh đến bị trả thù là khó tránh khỏi, lo sợ cũng là không thể tránh được, nghe được Cao Kiều có an bài như vậy, tự nhiên âm thầm vui mừng.

Phùng Vệ hỏi:

– Cao tướng công, thế văn võ bá quan phải làm như thế nào?

Cao Kiệu nói:

– Những ai nguyện ở lại cùng ta chống lại phản quân thì ở lại, ai không muốn ở lại thì đi theo bệ hạ đi khúc A đi.

Chung quanh bỗng nhiên an tĩnh xuống, không một ai phát ra tiếng. Dần dần, ánh mắt mọi người đều đổ về người đứng bên cạnh Phùng Vệ, đó chính là Chinh lỗ tướng quân Lưu Huệ xuất thân Dĩnh Xuyên Lưu thị, sau khi Lục Quang chết bởi vì có danh vọng mà được tiến cử, kế nhiệm chức vị của Lục Quang.

Từ sau khi hai nhà Hứa Lục rời khỏi triều đình, hiện giờ đại gia sĩ tộc trong triều ngoại trừ Cao Kiệu ra thì Lưu Huệ cùng với Phùng Vệ đảm nhiệm Hầu trung nhiều năm là lớn nhất.

Lưu Huệ thấy mọi người đều nhìn mình, đầu tiên tỏ ra hơi xấu hổ, sau đó ngẩng đầu lên nói:

– Cao tướng công, vốn dĩ thần sẵn lòng ở lại cùng ngài chống đỡ Kiến Khang, nhưng mà chỗ bệ hạ tuy có Lục Giản Chi ở đó, nhưng dẫu sao thì thế đơn lực mỏng, ngộ nhỡ bị loạn tặc lẻn vào, nếu có bất trắc gì vậy thì nên làm thế nào đây? Bảo hộ thánh giá cũng là chức trách của thần. Thần vẫn nên đi theo hộ giá thì tốt hơn ạ.

Cao Kiệu cười cười:

– Lưu Chinh lỗ nói có lý, ngươi hộ giá cũng tốt.

– Thần cũng xin đi hộ giá.

– Thần cũng thế.

Chung quanh nổi lên những tiếng phụ họa. Cuối cùng sẵn lòng ở lại chỉ có năm sáu người ít ỏi mà thôi, đều là quan viên địa vị tương đối thấp kém lúc trước từ địa phương đề bạt lên.

Cao Kiệu lạnh nhạt nhìn mọi người, quay sang Phùng Vệ:

– Phùng hầu trung, việc này giao cho ngài. Những người đi cùng hộ giá đều trở về để chuẩn bị sớm đi.

Phùng Vệ mặt nóng lên, chần chừ một chút, nói:

– Tôi ở lại hỗ trợ ngài.

Cao Kiệu hơi liếc nhìn ông ta, mỉm cười:

– Hầu Trung là quan văn, việc đánh trận này nên giao cho quan võ thì hơn. Việc dời hành cung của bệ hạ rất quan trọng, ta không thể đồng hành cùng, tất cả mọi việc đều phải dựa hết vào ngài.

Phùng Vệ thấy các đồng liêu của mình thân ở các địa vị cao lần lượt né tránh muốn trốn khỏi Kiến Khang, không một ai muốn ở lại, trong lòng cực kỳ hổ thẹn, bấy giờ mới lên tiếng xin ở lại. Nhưng thấy Cao Kiệu không cho mình ở lại, đành phải từ bỏ, đáp ứng.

Mọi người thấy sự việc đã quyết định xong chỉ muốn vội vã về nhà thu dọn tiền của đồ đạc đi né tránh chiến loạn, ồn ào xin cáo lui. Phùng Vệ cùng Cao Kiệu thương nghị kế hoạch an bài đế hậu đi ra ngoài xong, cũng vội vàng rời đi để chuẩn bị.

Nha thự vừa rồi còn đứng đầy người lập tức trở nên trống vắng, cuối cùng chỉ còn lại Cao Kiệu cùng với mấy thuộc quan.

Một thuộc quan mang theo một văn kiện mới viết xong, cẩn thận đưa cho Cao Kiệu, thấp giọng nói;

– Tướng công, công văn đã soạn xong, xin ngài th ẩm duyệt ạ.

Ánh mắt Cao Kiều rơi vào vết mực trên giấy, ánh mắt dừng lại hồi lâu.

Ông biết, một khi mệnh lệnh này được ban hành, hơn hai mươi vạn hộ dân chúng trong thành không thể không rời đi Kiến Khang.

Mặc dù ông đã ra lệnh cho mấy quận huyện rồi đến quận thủ ở các nơi như Khúc A, Đan Đồ, Bì Lăng tạm thời tiếp nhận những cư dân Kiến Khang này, nhưng buộc họ phải rời khỏi nhà của mình, những người này trong một đêm lại lưu lạc trở thành dân chạy nạn, không biết khi nào mới có thể trở về.

Và tất cả những điều này là do sự vô năng của Cao Kiệu ông, thượng thư lệnh mà họ vô cùng tin tưởng và yêu quý gây ra.

Ông dường như đã nghe thấy những lời oán than đinh tai nhức óc đó.

Cao Kiệu giơ đại ấn của mình lên, đóng thật mạnh xuống, một con dấu đỏ tươi in trên đó.

Lý Hiệp tiến vào, tiếp nhận công văn:

– Tướng công yên tâm, hạ quan sẽ cùng các huynh đệ đốc xúc bá tánh rời thành đi đến nơi đã an trí.

Cao Kiệu gật đầu:

– Làm phiền ngươi rồi.

Lý Hiệp khom người, vội vàng rời đi.

Những việc cần sắp xếp hẳn là đã làm gần xong, chỉ còn lại một số công văn do Phùng Vệ thay mặt ông xử lý khi ông vắng mặt.

Cao Kiệu nhắm mắt lại, đưa tay xoa xoa hai bên huyệt thái dương, nơi mạch máu dường như đang phập phồng đau đớn, chậm rãi thở ra một hơi, mở mắt ra cầm bút lên, ánh mắt rơi vào chồng danh sách tử hình đặt ở trong góc bàn. Danh sách tử tù này là do Hình Ti gửi đến mấy hôm trước đang chờ ông phê duyệt.

Ông sực nhớ tới một chuyện, chần chừ một chút, phân phó với người hầu bên cạnh một tiếng, người đó đáp rồi đi ngay.

Không bao lâu, ngục quan vội vàng tới, hành lễ với Cao Kiệu.

Cao Kiệu hỏi gã:

– Nữ tù họ Thiệu của mấy tháng trước hiện giờ đã đi lưu đày chưa?

Ngục quan vội nói:

– Bẩm tướng công, còn chưa ạ.

Nói xong, thấy ánh mắt Cao Kiệu quăng tới thì vội giải thích.

– Lúc trước chẳng phải Hình ti có căn dặn, chờ cô ta khỏi bệnh thì hẵng đi đó ạ? Bệnh tình của cô ta mãi chưa khỏi hẳn, vẫn luôn bị giam ở trong nhà lao, vẫn chưa đi…

– Sao lâu như thế mà còn chưa khỏi hẳn? – Cao Kiệu khẽ nhíu mày.

Ngục quan thấy ông tỏ vẻ không hài lòng, cười xòa:

– Trong khoảng thời gian này cô ta vẫn luôn ở nhà lao đơn sạch sẽ, hạ quan cũng mời người tới khám bệnh cho cô ta. Vết thương trên người cô ta khỏi rồi, chỉ là cơ thể vẫn rất yếu ớt, không khám ra được là bệnh gì cả, ngày nào cũng rất mệt mỏi yếu ớt. Lúc trước tướng công không hỏi đến, về sau lại xảy ra phản loạn, hạ  quan cũng không dám quấy rầy tới tướng công…

- … Tướng công có cần đi gặp cô ta để hỏi cho rõ ràng không ạ?

Ngục quan vừa nói vừa lén quan sát, thấy ông không nói gì, lại thử hỏi một câu thăm dò.

Cao Kiệu xua tay:

– Thôi không cần.

Ngục quan vội đáp ứng. Lại chần chừ hỏi:

– Cao tướng công, hạ quan vừa rồi nghe nói toàn thành phải rời đi, thần cả gan hỏi, thế Thiệu thị cùng tù phạm khác trong nhà lao là để lại mặc kệ hay là có xử trí khác ạ?

Cao Kiệu trầm ngâm:

– Ngươi chuyển tất cả bọn họ đến nhà lao ở Thạch Đầu Thành và gia tăng người để canh giữ đi.

Thạch Đầu Thành nằm ở bên bờ sông phía Tây Kiến Khang, đi ra ngoài hai mươi dặm, là tòa quân bảo, có một đội quân đóng ở đó để bảo vệ chung quanh kinh sư.

Ngục quan vâng dạ đáp ứng, nhận thủ lệnh từ chỗ Cao Kiệu, trước khi đi lại nói thêm:

– Cao tướng công yên tâm, tới bên kia rồi, hạ quan sẽ an trí thỏa đáng cho cô ta…

Trong giọng nói mang theo vẻ lấy lòng, vừa nói và khom  người lui ra ngoài.

Cao Kiệu đang cúi xuống bắt đầu xử lý công văn, nghe thế hơi nhíu mày lại, ngẩng lên như muốn nói gì đó nhưng đã thấy gã lui ra ngoài rồi.

……

Vào lúc ban đêm, tin tức sơ tán toàn thành bắt đầu được lan truyền rộng ra.

Đúng như dự đoán của Cao Kiệu, toàn thành rơi vào trong hỗn loạn. Dân chúng đã có thói quen sinh hoạt an ổn cũng không chịu rời đi, chạy ra ngoài đường hỏi tin tức của nhau, bàn luận sôi nổi. Người nào cũng mang biểu cảm thất vọng và bất mãn đối với triều đình.

Sự thất vọng và bất mãn này nhanh chóng được chuyển dời đến thượng thư lệnh Cao Kiệu, người đã ra lệnh sơ tán.

Giờ Hợi, đêm đã khuya, Cao Kiệu còn đang bận rộn ở Đài Thành, bỗng nhiên thu được một tin tức, nói rất nhiều dân chúng hùng hổ đi Cao gia, chẳng những chặn kín cửa lớn trước và sau mà ngay cả con phố cũng không thể nào thông hành.

Cao Kiệu giật mình, lập tức giao lại việc cho cấp dưới, vội vàng trở về nhà.

Cổng nhà Cao lúc này đã đóng, sau cổng là chấn song dày đặc, Cao Thất dẫn theo người trấn giữ tại chỗ này nghe bên ngoài có tiếng người ồn ào, quần chúng đang kích động, ra lệnh cho hạ nhân bảo vệ cửa cho tốt, không được để xảy ra sơ suất gì.

Đột nhiên, ngoài cửa vang lên hỗn loạn tiếng đập cửa, cửa khẽ rung lên, giống như có rất nhiều người cùng nhau đập cửa gọi Cao Kiệu đi ra, hết đợt này đến đợt khác.

Vẻ mặt của Cao Thất căng thẳng, căng thẳng không kém gì khi bị người của Tiêu Đạo Thành bao vây đêm đó, lập tức lệnh cho người nhà cầm chặt binh khí, lại triệu tập một hàng cung thủ xếp hàng sẵn ngay sau cổng. Đang truyền lệnh, chợt nghe phía sau có tiếng bước chân, quay đầu lại thấy là trưởng công chúa đi tới, vội vàng chào hỏi nói:

– Tiểu nhân vô dụng, làm động tĩnh lớn ảnh hưởng đến trưởng công chúa. Trưởng công chúa cứ an tâm quay lại nghỉ ngơi đi ạ, nơi này đã có tôi bố trí đâu vào đấy rồi, nhất định không có việc gì đâu.

Tiêu Vĩnh Gia được A Cúc đỡ đi tới, theo sau là mấy vú già. Bà đứng ở sau cánh cửa, lắng nghe tiếng ồn ào náo động ở bên ngoài, một lát sau nói:

– Mở cửa ra.

Cao Thất kinh hãi, vội nói:

– Trưởng công chúa, những người bên ngoài đó đều đã bị điên rồi, không thể mở cửa được đâu ạ. Ngài yên tâm, tôi đã cho người trèo tường ra ngoài đi thông tri cho Lý đô vệ rồi. Chắc là anh ta cũng sắp đến đây rồi.

Tiêu Vĩnh Gia nói:

– Mở cửa ra!

Giọng ra mệnh lệnh.

Cao Thất không dám cãi lời, đành phải vừa bảo người tháo then cài ra, vừa ra hiệu cho cung tiễn thủ xếp thành hàng đứng trước trưởng công chúa để phòng ngừa bất trắc.

Tiêu Vĩnh Gia nói:

– Tất cả tránh ra đi.

Cao Thất không thể làm gì khác hơn đành phải rút lui cung tiễn thủ ra sau cánh cửa, đổi sang đứng hai bên trái phải, mình thì dẫn người bảo vệ bên cạnh bà, nét mặt căng thẳng nhìn cánh cửa lớn trước mặt từ từ mở ra.

Cây đuốc chiếu sáng như ban ngày. Bên ngoài cửa đứng đầy người, nhìn một lượt toàn là đầu người, ngay cả hai con sư tử đá ngồi xổm ở hai bên trái phải cửa lớn cũng bị dòng người nuốt chửng không thấy bóng dáng đâu.

Bởi vì chờ đợi lâu mà không có lời đáp lại mà đám đông bắt đầu mất khống chế cảm xúc, xô đẩy dùng cơ thể đụng vào cánh cửa lớn, đột nhiên nhìn thấy cửa lớn từ từ được mở ra, một người phụ nữ xinh đẹp nét mặt nghiêm trang xuất hiện ở ngay cửa, tuy rằng bụng rất lớn nhưng dung nhan cao quý, chỉ đứng ở cửa thôi mà khiến cho mọi người đều ngây cả người.

Tiêu Vĩnh Gia đẩy A Cúc đang giữ chặt lấy cánh tay của mình, đón lấy vô số ánh mắt từ bên ngoài cửa ném tới, đi lên trước vài bước dừng lại, cất tiếng:

– Ta chính là thê tử của Cao tướng công. Ngài ấy không ở đây, ta thay mặt ngài ấy gặp các ngươi. Các ngươi có chuyện gì?

Tiếng ầm ĩ bên ngoài cửa dần dần yên tĩnh lại. Sau một lúc, một người trong đám đông lên tiếng:

– Chúng tôi muốn Cao tướng công có một lời giải thích rõ ràng, có phải ông ấy muốn bỏ mặc Kiến Khang không? Nếu chúng tôi nghe theo Cao tướng công mà rời đi, vậy thì ngày nào có thể quay về?

– Đúng, đúng!  – Chung quanh là tiếng phụ họa.

Tiêu Vĩnh Gia nói:

– Các ngươi sai rồi. Ngày hôm nay Cao tướng công phát lệnh sơ tán không phải là muốn bỏ thành, mà hoàn toàn ngược lại, ngài ấy là muốn bảo vệ các ngươi và tòa thành trì này.

Giọng nói của bà như ngọc gõ vào băng, cực kỳ rõ ràng.

– Ta biết các ngươi đều không muốn rời đi, bởi vì đây là nhà của các ngươi, là căn cơ tổ tiên của các ngươi, ai mà muốn từ bỏ? Ngài ấy cũng không muốn! Những ràng buộc của ngài ấy với tòa thành này tuyệt đối không thua kém gì các ngươi. Nhưng mà ngài ấy cũng không còn cách nào khác. Bình lính mà triều đình có thể dùng có hạn, phản quan và Thiên sư giáo lại hô ứng lẫn nhau, thế đang rất mạnh mẽ.

– Phu quân của ta, ngài ấy hoàn toàn khong cần lo nhiều việc như thế, không cần quan tâm đến sống chết của các ngươi. Sở dĩ ban ngày ban ra mệnh lệnh này không phải để từ bỏ thành trì, mà là để bảo vệ các ngươi, cũng để cho ngài ấy khi đón đánh chống lại quân địch sẽ không có vướng bận, có thể toàn lực đi ứng phó.

Ánh mắt của bà lướt qua từng khuôn mặt một.

– Vào lúc này khi mà các ngươi gây hỗn loạn ở chỗ này thì phản quân đang từ các phương các hướng mà tiến đến, chuẩn bị tấn công thành Kiến Khang. Mà phu quân của ta vì để ngăn cản địch mà dốc hết sức lực, bôn ba bố trí. Ngài ấy không thể bảo đảm với các ngươi nhất định bảo vệ được các ngươi bảo vệ được tòa thành trì này, nhưng ta có thể thay mặt ngài ấy nói rõ cho các ngươi biết, không đến giờ khắc cuối cùng, ngài ấy tuyệt đối sẽ không vứt bỏ thành trì này.

Bên ngoài cửa im ắng, không nghe được tiếng động tĩnh nào.

Rất nhiều người tụ tập lại với nhau, nhưng nó giống như một vùng đất không người.

Tiêu Vĩnh Gia chậm rãi hít một hơi, cao giọng lên:

– Từ lúc có loạn đến nay, trong khoảng thời gian này Cao tướng công vẫn luôn bôn ba bên ngoài, ngay cả ta cũng chưa được gặp ngài ấy. Các ngươi bất mãn với ngài ấy, tụ tập lại ở đây, dù có phá nát cánh cửa này thì cũng sẽ không gặp được ngài ấy đâu. Mấy ngày trước ngài ấy vừa mới đánh xong trận đại chiến Lật Dương, hôm nay đúng là vừa mới trở về Kiến Khang, nhưng mà hiện tại ngài ấy lại không ở trong nhà kê cao gối để ngủ mà đang chuẩn bị các công việc cho cuộc chiến đấu bảo vệ thành.

Ngoài cửa truyền đến tiếng xì xào bàn tán, sự thất vọng cùng bất mãn trên mặt mọi người vừa rồi từ từ biến mất.

– Tất cả giải tán đi. Mau về thu dọn rồi đến địa phương mà Cao tướng công đã an bài cho mọi người đi, đi sớm thì có thể chiếm được vị trí tốt. Đi muộn thì sợ không có chỗ để ở đâu.

Cao Thất thấy thế vội vã cao giọng khuyên nhủ.

Tiếng thở dài thổn thức không ngừng.

Đoàn người chật kín bên ngoài cuối cùng dần dần giải tán.

Đoàn người dần dần giải tán đi gần hết.

Cao Kiệu vội vàng chạy về, đi đến đầu phố thông đến nhà mình thì đúng lúc gặp Lý Hiệp nghe được tin đang dẫn người cầm đuốc chạy tới.

Lý Hiệp đưa mắt nhìn thấy trên con đường dẫn đến cửa nhà Cao gia đen kịt tất cả đều là người, những người gần đó dường như nhìn thấy Cao Kiệu, liền kêu lên:

– Cao tướng công về tới rồi!

Đồng loạt chạy tới. Lý Hiệp sợ có người sợ đụng phải Cao Kiệu, biểu cảm trở nên khẩn trương, quay đầu lại nói:

– Cao tướng công thứ tội! Mới rồi hạ quan đang mang theo mấy huynh đệ làm việc ở thành Đông cho nên tới chậm. Cao tướng công đi mau đi, nơi này giao cho hạ quan xử lý.

Nói xong sai người che chở cho Cao Kiệu lập tức rời đi.

Cao Kiệu lo lắng cho Tiêu Vĩnh Gia bị hoảng sợ, làm sao chịu đi, vì thế xua tay muốn cự tuyệt, một cảnh tượng làm ông giật mình xảy ra.

Những người dân xông tới trước mặt ông, vây quanh ông, một ông lão lớn tuổi vừa rồi muốn xông đi đầu bị đẩy ra đã tách đám đông đi đến, quỳ xuống cao giọng:

– Cao tướng công, bọn tiểu nhân sai rồi. Trước đó là bọn tiểu nhân hiểu lầm Cao tướng công. Vừa rồi chúng tôi đã nghe trưởng công chúa nói, mới biết ngài rất cực khổ hết lòng vì triều đình vì dân chúng. Cầu xin ngài thứ tội. Cao tướng công xin yên tâm ở lại bảo vệ thành, chúng tôi nguyện nghe theo ngài.

– Phải đó, phải đó. Chúng tôi cũng nguyện hỗ trợ ngài.

Chung quanh trong đám người vang lên một mảnh hô ứng tiếng động. Phần phật mà, mọi người tất cả đều quỳ xuống.

Một lát sau, trên con đường phố đó chỉ còn lại Cao Kiệu và Lý Hiệp cùng nhóm bính lính phía sau vẫn chưa phản ứng kịp, không hiểu đã xảy ra chuyện gì.

Cao Kiệu sửng sốt, sau đó sải bước đi lên đỡ ông cụ kia dậy, cũng ra lệnh cho mọi người đứng lên.

Lý Hiệp cũng hồi phục tinh thần, nói:

– Việc bảo vệ thành là chức trách của những binh sĩ bọn ta, Cao tướng công không cần các ngươi xuất lực gì cả. Các ngươi chỉ cần nghe theo mệnh lệnh của ngài nấy mau chóng rời khỏi Kiến Khang, đó mới là giúp ngài ấy.

Ông cụ được Cao Kiệu đỡ dậy, thấy Cao Kiệu mỉm cười gật đầu với mình, rưng rưng quay đầu lại nói to với mọi người:

– Các ngươi đều đã nghe thấy rồi đó, hãy nghe theo Cao tướng công phân phó trở về nhà thu dọn đồ đạc đi, rồi tất cả mau chóng ra khỏi thành.

Mọi người hướng về Cao Kiệu dập đầu với ông, sau đó đứng lên gạt lệ giải tán.

Màn đêm buông xuống, cửa thành Đông mở rộng ra, rất nhiều dân chúng bắt đầu ra khỏi thành ngay trong đêm, Lý Hiệp dẫn theo Đô vệ quân duy trì trật tự trong thành, bận rộn nhưng không hỗn lạn.

Qua một đêm và đến ngày hôm sau, càng có nhiều người bắt đầu ra khỏi thành. Trên con đường phố kia đâu đâu cũng nhìn thấy dân chúng mặt mày u sầu mang theo cả gia đình, đông nghìn nghịt, giống như một con rồng dài uốn lượn kéo dài nhìn không thấy điểm cuối.

Hết chương 120
Bình Luận (0)
Comment