“Mưa xuân đầy, lúa mạ mới, giường đầy nắng, bò vàng mơ màng, nhìn mây nối mạ, tuyết đôi tằm thốc...”
[Trích từ Tân Khí Tật {Mãn Giang Hồng Sơn cư tức cảnh làm thơ}]
Chương Học Thành uống hết một bát lớn nước gừng, toàn thân đều ấm áp, đột nhiên nổi lên tâm hồn thơ ca, lớn tiếng ngâm thơ.
Đặng Trường Thắng cũng dời ghế dựa ngồi xuống, trong tay cầm bát nước gừng vẫn chưa uống, ông ấy không quen uống đồ nóng, phải lạnh mới nuốt trôi, nghe bạn già ngâm thơ, mặc dù không hiểu nhưng lại rất dễ nghe.
“Lão Chương à, thơ này có ý nghĩa gì?”
“Có nghĩa mùa xuân nước mưa sung túc, mầm non xanh tươi mọc ra từ những thung lũng mới trồng, công việc đồng áng không còn nhiều, khá nhàn nhã, đàn bò nhỏ lười biếng ngủ gật...”
Chương Học Thành kiên nhẫn giải thích, Đặng Trường Thắng nghe say sưa, mặc dù ông không biết nhiều chữ, nhưng ông ấy rất hiếu học, những chữ bây giờ biết được đều do ông ấy tranh thủ tự học lúc rảnh rỗi.
“Thi nhân này còn rất hiểu về nông thôn đấy, hiện tại đúng là nhàn nhãn, cả chuồng bò chúng ta đều có thể nghỉ ngơi.”
Đặng Trường Thắng rất bội phục tác giả viết ra bài thơ này, khen không ngớt miệng.
Chương Học Thành cười: “Tác giả viết bài thơ này là Tân Khí Tật, một quan triều đình, yêu nước thương dân, đương nhiên hiểu rất rõ cuộc sống của bá tánh.”
Hơn nữa ông ấy cảm thấy cho dù là nhà văn, nghệ thuật gia hay nhà khoa học, đều phải thực tế, nhất định không được ngồi trên trời rồi cao cao tại thượng rồi bốc phét khoác lác, đó không gọi là chuyên gia, đó là tai họa.
Ông ấy liếc mắt nhìn bát nước gừng trong tay Đặng Trường Thắng, nhắc nhở: “Nước gừng phải uống lúc nóng, lạnh rồi không thể xua hàn được.”
“Nóng quá uống không nổi, phải nguội một chút.”
“Cũng không còn bốc khói nữa, ông mau uống đi.”
“Ông còn lải nhải nhiều hơn cả bà nhà tôi!”
Đặng Trường Thắng không chịu nổi lão Chương cứ càm ràm, một hơi uống hết bát nước gừng, hai người không nỡ dịch mông, hiếm khi có thời gian rảnh rỗi, bọn họ cầm chén không, ngồi trên băng ghế nhỏ, thưởng thức cảnh mưa, trò chuyện với nhau đôi câu.
Mãn nguyện như thế, nếu là bọn họ của một tháng trước thì dù nghĩ cũng không dám nghĩ, là cô bé Niệm đã mang phước lành tới!
Bởi vì mưa to, công việc đồng áng trong thôn cũng ngừng lại, thôn dân và thanh niên tri thức đều đang nghỉ ngơi.
Mưa xuân ở Giang Nam cứ liên miên không dứt, Đường Niệm Niệm vẫn còn đang trên đường, cách Đường Thôn khoảng mười dặm thì mưa đã bắt đầu nặng hạt.
Cô lười dừng lại mặc áo mưa, hơn nữa mưa cũng đã rơi, có mặc áo mưa cũng vô dụng.
Đường Niệm Niệm đội mưa, nhanh chóng đạp xe, nước mưa lạnh lẽo tạt vào mặt khiến cô vô cùng hưng phấn, còn vươn đầu lưỡi ra liếm nước mưa, có hơi ngọt.
Nước mưa thời mạt thế đều đã bị ô nhiễm, đừng nói là uống, còn không thể chạm vào, sẽ ăn mòn da.
Đợi cho tới khi cô đạp xe về nhà, cả người đều đã ướt sũng, Đường Niệm Niệm vọt thẳng vào sân, phanh gấp rồi tiếp đất, vô cùng lưu loát.
“Lớn tướng rồi mà còn không biết trú mưa? Cháu không mang theo áo mưa sao?”
Bà cụ Đường vọt ra, nhìn thấy cô cả người ướt đẫm như gà rớt vào nồi canh, tức giận vô cùng.
“Có mang ạ.”
Đường Niệm Niệm cầm cái túi trên xe ra, bên trong có một túi gạo, còn có mười cặp vớ, là vớ do cô dùng máy dệt vớ trong không gian làm ra.
“Có mang áo mưa sao không mặc? Cháu lại ngứa người nữa à?”
Bà cụ Đường càng tức giận hơn, con gái nhà ai cũng biết gặp mưa không tốt cho cơ thể, con bé chết tiệt này lại trời sinh lười biếng, nhưng khi bà ấy nhìn thấy gạo và vớ không bị một giọt mưa nào rơi vào, lửa giận đột nhiên nguôi xuống, toàn thân đều bị cảm giác ‘tự trách và áy náy’ bao trùm lấy.
Thì ra con bé chết tiệt này sợ mưa làm ướt gạo và vớ nên mới để bản thân mắc mưa, bà ấy trách nhầm rồi.
“Bà đi nấu nước gừng, cháu mau thay quần áo đi!”
Giọng của bà cụ Đường có hơi ngượng nghịu, đã quen mắng chửi, trong lúc nhất thời bà ấy không biết nên nói lời dịu dàng thế nào.