Sắp tới tết Đoan Ngọ rồi, cô muốn ăn bánh ú thịt.
Giống như bánh Thanh Minh, cô chỉ thích ăn bánh ú thịt mặn, bánh ú ngọt thêm mứt táo cô không thích ăn.
“Được, con rảnh thì lên núi cắt ít xương bồ và cỏ ngải, treo trên cửa!”
Lực chú ý của bà cụ Đường cũng dời đi, cho dù cháu gái không nhắc, bà ấy cũng định gói bánh ú, còn muốn treo xương bồ và cỏ ngải lên cửa trừ tà.
Treo ở cổng, trừ tà tránh độc.
“Ồ!”
Đường Niệm Niệm đáp lời.
Bà cụ Đường và đại đội trưởng quay về nhà máy vớ làm việc.
Đường Niệm Niệm dẫn Thẩm Kiêu lên núi hái lá dong, còn có cỏ ngải và xương bồ, trên núi có lá dong mọc dại, cô cho một đám trẻ con mấy viên kẹo sữa, chẳng mấy chốc đã hái đầy một gùi.
Trên núi có rất nhiều lá dong mọc dại.
Xương bồ bình thường mọc ở bên sông, đám trẻ cũng cắt cho cô, còn cắt cỏ ngải, đã già rồi, cao hơn 1m.
“Số này anh chị lấy về nhà treo!”
Đường Niệm Niệm chỉ lấy một nắm nhỏ, còn lại chia cho bọn trẻ, lại cho chúng một túi bánh quy chia nhau ăn, rồi dẫn Thẩm Kiêu về nhà.
Đầu tiên tìm dây thừng đỏ buộc xương bồ và cỏ ngải lại, treo ngược trên cổng lớn, đây là phong tục đón tết Đoan Ngọ ở Chư Thành, có nghĩa trừ tà xua đuổi vận xui.
Cô lấy ra một miếng thịt ba chỉ mỡ nạc đan xen từ trong không gian, cắt thành khối to dài 1 tấc, bỏ nước tương ướp một chậu to, rồi ngâm một chậu nếp lớn, đều là đồ lấy từ không gian.
Thẩm Kiêu thì được cô cử tới không gian làm việc, cây trồng đã chín vẫn chưa thu hoạch xong, đất trống ra còn phải trồng giống mới lên.
Hơn nữa Đường Niệm Niệm đã phát hiện một lợi ích khác của không gian, rơm mà họ thu gặt xong, chỉ cần ném trên đất, lượng nước sẽ tự động bốc hơi lên, không cần nhặt củi, rơm trong không gian cũng đã đốt không hết.
Phân tro đốt thừa lại là phân hữu cơ thiên nhiên tốt nhất, tốt hơn phân hóa học.
Đợi bà cụ Đường và Từ Kim Phượng tan làm về nhà, Đường Niệm Niệm đã chuẩn bị xong, lá dong đã rửa sạch sẽ, gạo nếp đã ngâm nở, thịt cũng ướp thấm, chỉ đợi gói rồi nấu chín là ăn được.
Cả nhà cùng nhau hợp tác, rất nhanh đã gói được mấy trăm cái bánh ú thịt, còn gói trăm cái bánh ú ngọt và bánh ú đậu, để phân biệt, bánh ú thịt dùng dây đỏ, bánh ú mứt táo dùng dây ngũ sắc, bánh ú đậu dùng dây trắng.
Bà cụ Đường nấu một nồi to, mùi thơm thanh dịu của lá dong bay ra, có một vài thôn dân ăn cơm ở bên ngoài đều ngửi thấy.
“Nhà ai gói bánh ú sớm như vậy?”
“Chắc chắn là nhà thím hai, thơm thật, ngày mai tôi cũng cân chút thịt gói.”
“Tôi cũng muốn gói, năm nay gói nhiều bánh ú thịt một chút để tặng.”
Giọng điệu nói chuyện của các thôn dân bây giờ hoàn toàn khác so với một tháng trước, đã hào phóng hơn rất nhiều, cũng không còn ngưỡng mộ đố kỵ nhà họ Đường ngày ngày ăn thịt nữa, bởi vì họ cũng ăn nổi.
Nấu bánh ú cần mấy tiếng, Đường Niệm Niệm bảo bà cụ Đường đi ngủ, cô và Thẩm Kiêu cùng nhau canh.
Còn có Đường Cửu Cân, cô bé thèm muốn chết, để ăn bánh ú, cô bé cố tình ăn ít đi một bát cơm tối.
Chín giờ rưỡi tối, cuối cùng cũng nấu xong.
Đường Niệm Niệm vớt mấy cái bánh ú thịt ra, lược qua nước lạnh, bóc lá dong ra, lộ ra bánh ú màu nâu, nước dầu của thịt ba chỉ ứa ra, trộn lẫn với nước tương, thấm đẫm gạo nếp.