Xuyên Không Về Cổ Đại Làm Tham Quan

Chương 226

Nữ đế đau lòng nói: “Ái khanh vất vả rồi, nhưng chọn ai mới hợp lý đây?”

“Diêu Chính —- người đã từng làm quan ngôn trước kia có thể đảm nhiệm chức vụ này ạ!”

Lâm Bắc Phàm lớn giọng bẩm báo: “Diêu đại nhân đã có ba mươi năm liên tiếp làm quan, là người từng trải, có kinh nghiệm phong phú trên quan trường! Hơn nữa hắn ta còn là ngươi cương trực công chính, đức hạnh khiến người ta kính nể! Tới nay, Diêu đại nhân đã làm việc ở Quốc Tử Giám được nhiều tháng, cũng đã quen thuộc với công việc nơi đây, làm việc vô cùng xuất sắc!”

“Nên thần đề nghị đề bạt Diêu Chính lên làm tỉ nghiệp của Quốc Tử Giám!”

Các quan hơi sững sờ.

Diêu Chính đã bị người kéo ngã vậy mà ngươi còn muốn đề bạt hắn ta?

Ngươi không sợ hắn ta tiếp tục gây phiền phức cho. ngươi sao?

Có điều đây là chuyện của Quốc Tử Giám, là địa bàn của Lâm Bắc Phàm nên bọn họ cũng lười chẳng buồn nhúng tay vào!

Nữ đế nói: “Diêu Chính làm quan đúng là không có gì để soi xét, song nhiều khi hẳn ta chính trực quá nên gây. ra rất nhiều thị phi, do đó trẫm mới cho hẳn ta cáo quan! Hiện giờ cũng tốt hơn rồi nên trắm sẽ phê chuẩn đề bạt này của Lâm ái khanh, trọng dụng lại Diêu Chính, cho hắn ta lên làm ti nghiệp Quốc Tử Giám!”

“Tạ bệ hạ!” Lâm Bắc Phàm chắp tay.

Sau đó, hắn lấy một quyển tấu chương ra. “Thân vẫn còn một chuyện!”

“Trình lên đây!”

Cùng lúc đó, Lâm Bắc Phàm ở bên dưới lớn giọng nói: “Để thể hiện hoàng ân mênh mông, để lan truyên tấm lòng của bệ hạ, vi thần đề nghị con cái đến tuổi của các quan viên từ hàng ngũ phẩm trở lên đều có thể tới học ở Quốc Tử Giám!”

Nữ đế đang ngồi trên long ỷ bỗng sững sờ, các quan cũng vậy!

“Ái khanh, sao ngươi lại nói như vậy?”

Lâm Bắc Phàm chắp tay, bẩm báo: “Một là để thể hiện hoàng ân bao lao, giải quyết vấn đề giáo dục con trẻ của các quan viên! Làm gì có chỗ nào giáo dục tốt hơn Quốc Tử Giám nữa? Chúng thần sẽ cho họ một cơ hội quý báu, quan viên khắp nơi không thể không ghi lòng tạc dạ và sẽ càng trung thành với bệ hạ và triều đình hơn!”

“Hai là con cháu của các quan viên đều ưu tú, phần lớn đều rất xuất sắc, bọn họ tới học ở Quốc Tử Giám có thể tiếp nhận sự giáo dục hoàn hảo hơn để nâng cao năng lực của mình và báo đáp triều đình!”

“Ba là có thể gia tăng tình đoàn kết trong hoàng triều! Con cháu của các quan viên rải rác ở khắp nơi, ngày thường khó có hơi hội được giao lưu, giờ ưu tiên cho chúng một cơ hội để tề tựu cùng nhau học tập và làm việc, cùng nhau hưởng hoàng ân! Tương lai, chúng được làm quan chắc chắn sẽ trung thành với triều đình! Cứ thế, tình đoàn kết trong triều sẽ được nâng lên!”

“Bốn là...

Lâm Bắc Phàm liệt kê ra mấy điểm tốt rồi mới bảo: “Thế nên đề nghị này của thần ích nước lợi dân, mang tới rất nhiều lợi ích! Vi thần nghĩ mấy đêm liền mới ra được kiến nghị này. trong lòng vui vẻ muốn bẩm báo với bệ hạ ngay, mong bệ hạ ân chuẩn!”

Mọi người đều sững sờ, khóe miệng thì co giật.

Đợi đấy ta tin ngươi!

'Tên khốn khiếp này xấu xa thật!

Hăn nói một cách quang minh chính đại như thế, hùng hùng hổ hổ như thế, nhưng mục đích cuối cùng của hẳn chẳng phải là để moi tiền hay sao?

Hắn gom hết con cháu quan viên hàng ngũ phẩm trở lên về Quốc Tử Giám trong kinh thành chẳng phải rất có lợi để hắn vơ vét của cải ư?

Hay lắm! 

Cách này mà hắn cũng nghĩ ra được!

Kinh thành đã không thể thỏa mãn được lòng tham của ngươi nữa nên ngươi mới duỗi tay ra khắp cả nước. đúng không?

Tiếp đó, các quan trong triều nghĩ ngay tới chính mình!

Nếu như đề nghị này được thi hành thì bọn họ cũng phải chịu tai ương theo!

Bởi lẽ thời này người ta quan niệm đông con nhiều của, con cháu đầy đàn, sinh được thì cứ sinh thật nhiều, không được thì tạo cơ hội để sinh, con cái càng nhiều càng tốt!

Quan lớn trong triều như bọn họ sao có thể chỉ sinh một đứa con?

Ít nhất cũng phải hai, ba đứa, nhiều thì lên đến mười mấy đứa!

Nếu chính sách này được áp dụng thì bọn họ sẽ tiếp tục bị Lâm Bắc Phàm bóc lột!

Cho đến cuối cùng, bọn họ sẽ chẳng còn lại gì hết!

'Tên khốn khiếp này định “đuổi cùng giết tận” đây mà, quá là ác độc!

“Thần phản đối!" Lại bộ thượng thư Cao Thiên Diệu đứng ra lớn tiếng nói.  

Nữ đế hỏi: “Cao ái khanh, tại sao ngươi lại phản đối?”

“Khởi bẩm bệ hại” Cao Thiên Diệu đáp: “Nếu như con cái đến tuổi của quan viên hàng ngũ phẩm trở lên trong cả nước đều đưa tới học ở Quốc Tử Giám thì số lượng quá lớn! Diện tích Quốc Tử Giám lại có hạn, tài nguyên dạy học cũng có hạn nên không thể đáp ứng được nhiều học trò như vậy! Chúng ta nên tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên dạy học để bồi dưỡng những học trò xuất sắc hơn!”

Bình Luận (0)
Comment