Xuyên Không Về Cổ Đại, Ta Gả Cho Nông Phu Làm Kiều Thê

Chương 159

Kỹ thuật thêu mới đã xác định xong xuôi, kế tiếp đó là chuyện hợp tác.

Hai người đã quen biết, cho nên cũng hiểu sơ lược tính tình của nhau.

Lý Đình ngồi trở lại bên cạnh Phó Nguyệt, thoải mái hỏi trực tiếp: “Tiểu Nguyệt, muội muốn phương thức hợp tác như thế nào đối với tranh thêu chữ thập này? Nó không thể chia làm bảy và ba phần như kia được. Cái này tuy lợi nhuận nhỏ, nhưng doanh thu nhanh. Muội muội à, ta cũng phải duy trì kế sinh nhai mà”.

“Đình tỷ đã giúp muội rất nhiều, Tiểu Nguyệt sao có thể để cho Đình tỷ chịu thiệt được chứ. Về việc thêu chữ thập này, Đình tỷ bỏ công sức ra, muội sẽ không can thiệp vào việc của Đình tỷ, chỉ lấy một phần lợi nhuận là được.”

Chỉ lấy một phần?

Phó Nguyệt nghĩ ra kỹ thuật thêu và vẽ độc đáo, còn đủ loại ý tưởng hay nữa, vậy mà chỉ cần một phần.

Lý Đình nghi hoặc rồi từ chối: “Tiểu Nguyệt, muội đừng nói đùa với tỷ. Nếu muội không đưa ra việc thêu tranh chữ thập thì ta cũng chẳng thể có mối làm ăn này. Việc buôn bán phải chú trọng sự chân thành, tin tưởng và cùng có lợi. Lý Đình ta không phải là người muốn lợi dụng hưởng không của người khác.”

Nghe những lời chân thành của Lý Đình, Phó Nguyệt cảm thấy thật nhẹ nhõm.

Nàng đã gặp đúng người.

“Đình tỷ, trước hết hãy nghe muội nói trước đã” Phó Nguyệt cười trả lời lại bà “Muội đã trao phương pháp thêu mới này cho Đình tỷ, về sau không chỉ ở tiệm vải Lý Ký ở trong thành Thạch Châu này, mà bất kỳ cửa hàng Lý Ký nào có lợi nhuận từ việc này thì muội đều lấy một phần trong vòng 50 năm”.

Lợi nhuận ít mà quay vòng nhanh, mỗi một thành trấn chỉ có một cửa hàng, không nhiều lắm.

Một khi phương pháp thêu này được phổ biến, các xưởng thêu khác sẽ nhanh chóng bắt chước làm theo. Lúc đó thị trường sẽ bão hòa, dẫn đến kiếm được ít tiền hơn.

Nhưng tiệm vải Lý Ký được hậu thuẫn bởi Lý Gia ở Giang Nam.

Lý Gia có rất nhiều cửa hàng rải rác khắp nơi tại triều Lý này. Có cửa hàng phụ trách mở rộng tiêu thụ, nên lấy một phần lợi nhuận cũng không phải là số nhỏ.

Phó Nguyệt nhìn lại bà một cách thản nhiên.

Nàng cũng không phải là người vĩnh viễn chỉ biết lợi dụng người khác.

Đôi bên cùng có lợi, một phần lợi nhuận trong năm mươi năm làm tranh thêu chữ thập của Lý gia, nàng thấy như vậy là đủ.

Cuối cùng, Lý Đình mỉm cười và nói: “Tất nhiên là ta đồng ý với Tiểu Nguyệt. Về phần Lý gia, chờ ta viết một phong thư thương lượng một phen rồi hồi âm lại sau nhé”.

Phó Nguyệt gật đầu nói: “Không sao, muội không vội”.

Sau khi từ biệt Phó Nguyệt, Lý Đình trở lại nhà và ngồi xuống một lần nữa, cúi đầu đăm chiêu suy nghĩ.

Nương tử quản sự Hạ Hà đứng bên cạnh bà từ nãy giờ hơi lo lắng một chút nói: “Phu nhân, Phó Phu nhân muốn một phần lợi nhuận từ việc thêu chữ thập do Lý gia ở Giang Nam thực hiện, điều này có thể thành không?”

Phu nhân nhà nàng chỉ là con cháu dòng bên của Lý Gia, sao có thể làm chủ đưa ra quyết định thay Lý gia được.

Lý Đình trầm mặc một lúc, bỗng nhiên cười nói: “Chỉ cần Phong ca ca không ngốc, huynh ấy nhất định sẽ không từ chối”.

Lý gia là một gia tộc hoàng thương được tổ tiên lưu truyền qua nhiều đời. Mặc dù trải qua nhiều thế hệ đã có nhiều thay đổi, bọn họ không còn danh tiếng là hoàng thương nữa. Nhưng họ vẫn có thể được coi là một thế gia về nghề thêu.

Tranh thêu hai mặt rất hiếm.

Nhưng dù quý hiếm đến đâu, nó cũng không phải chỉ thuộc sở hữu riêng của Lý gia.

Nhưng tranh thêu chữ thập này mới là độc nhất.

Với vị thế độc nhất này, nó sẽ phát huy ưu thế, trở nên nổi bật so với những xưởng vải của các thế gia khác, dựa vào các chi chít cửa hàng của Lý gia như sao trên trời kia thì có thể quảng bá mặt hàng này trước tiên, chiếm lĩnh thị trường.

Mặc dù sau này sẽ có những người bắt chước làm theo, nhưng chỉ có thể uống ké được một ngụm canh mà thôi.

Còn với bà, người trực tiếp cống hiến tranh thêu chữ thập cho gia tộc mình thì …

“Tiểu Hà, Chuẩn bị bút mực đi” Lý Đình phấn khích nói.

“Vâng”
Bình Luận (0)
Comment