Mặc dù không thể giúp Hạ Vân Lai giàu sang phú quý nhưng ít nhất cậu ấy cũng có thể kiếm được một khoản tiền nhỏ để dần dần có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cuối tháng mười, thôn An Cư bắt đầu gặt lúa mùa. Thời tiết lúc này rất đẹp, trời cao không khí thoáng đãng. Lúa mùa được nhanh chóng thu hoạch xong. Sau khi đập lúa và phơi khô, người dân trong thôn nộp thóc công trước, phần còn lại cất vào kho. Đến cuối năm, thóc sẽ được chia cho người dân trong thôn theo công điểm.
Rơm rạ sau khi phơi khô cũng được bó thành từng bó lớn, sau đó chia đều cho từng hộ gia đình theo khẩu phần.
Bạch Đại Sơn và Bạch lão nhị dùng xe rùa chở rơm về nhà, xếp vào lán đựng rơm đơn giản trong sân, để tránh trời mưa rơm bị ướt, rơm ướt sẽ không thể nấu cơm được.
Củi được xếp trong nhà củi, rơm chỉ có thể xếp trong lán đựng rơm. Bởi vì rơm nhiều và cồng kềnh, cần nhiều chỗ, nhà củi không thể chứa được nhiều rơm như vậy.
Lý Trình Trình rót hai cốc nước ấm, bưng ra cho họ: "Mọi người vất vả rồi."
"Không vất vả." Bạch lão nhị lắc đầu. Cậu ta duỗi tay nhận lấy ly trà mà Lý Trình Trình đưa qua. Nhìn cuộc sống rực rỡ của anh cả, Bạch lão nhị hâm mộ không chịu được, cậu ta cũng rất muốn trải qua cuộc sống có vợ con và giường ấm tốt đẹp.
Bạch lão nhị vừa uống trà vừa nói: "Anh cả, bây giờ lúa mùa đã thu hoạch rồi. Đợi lúc nào rảnh rỗi, chúng ta đi nhổ gốc rạ nhé!"
Lý Trình Trình khó hiểu hỏi: "Nhổ gốc rạ để làm gì?"
"Gốc rạ phơi khô cũng có thể dùng làm củi đốt, hơn nữa còn bền hơn rơm rạ nữa. Dưới một số gốc rạ có thể còn có lươn, tuy lươn không ngon lắm nhưng nó cũng là thịt, không phải sao?"
Lúc nhỏ họ rất nghèo, không có gì ăn, anh cả đã dẫn họ đi đào lươn, cá chạch, nhặt ốc. Hễ cái gì ăn được là họ đều ăn, thậm chí có nhà còn ăn chuột và châu chấu.
Mắt Lý Trình Trình sáng lên, vội vàng gật đầu: "Mọi người khi nào đi nhổ gốc rạ? Cho em đi cùng với."
Vân Mộng Hạ Vũ
Ở đời trước, trên video ngắn, cô thấy blogger ở nông thôn nhổ gốc rạ. Nhổ lên một cây có cả ổ lươn, nhìn rất thú vị. Mặc dù lúc này giá lươn không cao nhưng cô có thể để trong hang động, đợi đến khi giá lươn cao thì bán.
Dù sao diện tích hang động cũng không nhỏ, có thể để được nhiều đồ, quan trọng nhất là đồ bỏ vào hang động thế nào thì khi lấy ra vẫn thế đó, để trong đó bao nhiêu năm cũng không thay đổi gì cả, cho dù để hai mươi ba mươi năm sau lấy ra vẫn bán được!
Hơn nữa, càng về sau, những thứ hoang dã này càng được ưa chuộng, giá càng cao. Lươn đồng có thể bán được vài chục đến cả trăm đồng một kg và lươn cũng có thể bán được giá tốt.
Loại đồ hoang dã này, với việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và lực cán qua của máy cày, máy gặt, về sau sẽ càng ngày càng ít, cho nên giá mới càng ngày càng cao. Bây giờ cô có thể thu thập nhiều một chút, đợi vài năm nữa khi chia ruộng cho từng hộ thì nuôi trong ruộng nhà mình.
Cô và Bạch Đại Sơn sinh thêm hai đứa con, một người một mẫu ruộng thì bốn người là bốn mẫu. Đến lúc đó phía trên thì trồng lúa, dưới bùn thì âm thầm nuôi lươn và cá chạch, người khác cũng không phát hiện ra được.
Bởi vì những thứ này đều ẩn náu trong bùn, chẳng lẽ còn có người đến bới bùn trong ruộng nhà họ để kiểm tra xem có thứ gì hay không sao?
"Được." Bạch Đại Sơn nhìn Lý Trình Trình âu yếm, gật đầu. Tuy xuống ruộng nhổ gốc rạ có hơi vất vả nhưng không nguy hiểm, cô cũng có thể đi.
Bạch lão nhị uống trà xong, đem ly trà đưa cho Lý Trình Trình, sau đó đẩy xe đẩy trở về bằng tay không. Lúc này cậu ta phải chuyển phần rơm rạ của mình về nhà. Bạch Đại Sơn đưa ly trà cho Lý Trình Trình, ôm lấy đầu cô và hôn lên trán cô một cái rồi đi ra ngoài đuổi theo Bạch lão nhị.
Bạch lão tam đã trở về đơn vị. Hiện giờ chỉ còn hai người họ, chẳng lẽ không giúp đỡ lẫn nhau sao?
Bạch San San đang đi học, không tham gia kiếm điểm công, cũng không tham gia làm việc lặt vặt, không biết sung sướng đến mức nào. Cũng không biết sau này cô ta sẽ báo đáp anh hai và anh ba của mình như thế nào?
Còn anh cả Bạch Đại Sơn thì đã hoàn toàn thất vọng về cô ta, không muốn có bất kỳ liên quan gì đến cô ta nữa.
Sáng hôm sau, Bạch Đại Sơn mang quả dại đến cho Hạ Vân Lai. Sau khi về nhà ăn sáng với Lý Trình Trình, anh liền đi ra đồng. Bạch Đại Sơn gánh nấm đảm, Lý Trình Trình thì cõng một cái giỏ, mặt khác còn cầm theo một cái rổ nhỏ.
Bạch Đại Sơn cười hỏi: "Vợ ơi, em mang nhiều đồ thế này, có bắt được nhiều lươn như vậy không?"
"Không bắt được thì em phụ anh chở gốc rạ!" Lý Trình Trình cười cười, bắt không được cũng không sao. Cô có thể đợi đến mùa hè trời nóng rồi đến bắt. Mùa hè vào ban đêm, lươn và cá chạch đều bò ra ngoài, nằm im trên bùn, chỉ cần chộp là dính.
Sau khi gọi Bạch lão nhị, ba người cùng đi đến ruộng trong thôn. Bạch lão đại tìm một nơi không có ruộng nước. Sau khi đi xuống từ bên cạnh thì khom người xuống bắt đầu nhổ gốc rạ. Bạch lão đại và Bạch lão nhị đều trực tiếp cởi giày vớ, đi xuống đồng ruộng bằng chân trần.
Hiện giờ nhiệt độ đã cực kỳ thấp, buổi sáng chỉ tầm mười mấy độ. Với cái rét này, Lý Trình Trình không dám đi chân trần xuống ruộng. Lúc này cũng chưa có loại ủng cao cổ có thể đi xuống nước như đời sau nên cô dùng da chống thấm nước quấn từ đế giày lên đến đầu gối. Nhờ vậy, cô sẽ không làm bẩn giày vớ và cũng không phải dẫm lên bùn đất bằng chân trần.
Lý Trình Trình tiến đến bên Bạch Đại Sơn, khom người xuống, hai tay nắm lấy một gốc rạ, dùng sức nhổ lên. Trên gốc rạ còn dính nhiều bùn đất, cô vẩy bùn đi rồi ném lên bờ.
Nhổ được vài gốc rạ, không gặp được lươn nhưng lại gặp được ốc đồng. Lý Trình Trình thực sự không ngờ ốc đồng lại ẩn náu dưới gốc rạ, vội vàng nhặt ốc đồng lên bỏ vào trong rổ.
"Chị dâu." Chẳng mấy chốc, giọng nói của Bạch lão nhị vang lên.
Lý Trình Trình ngẩng đầu nhìn sang, khó hiểu hỏi: "Sao vậy?"
Bạch lão nhị vui mừng khôn xiết, nói: "Một con cá chạch, to bằng ngón tay cái."
"Tốt, tốt." Lý Trình Trình vội vàng cầm giỏ tre đi lấy, giỏ tre cao một chút, cá chạch không thể nhảy ra ngoài. Nếu dùng giỏ nhỏ để đựng cá chạch thì cá chạch có thể nhảy ra ngoài, nhảy ra ngoài mà mất thì coi như công cốc.
Sau đó Lý Trình Trình phụ trách nhặt ốc và cá chạch, thỉnh thoảng còn gặp được lươn, cô đều thu gom hết.
Khi không có ốc và cá chạch, cô cũng sẽ cúi người nhổ gốc rạ. Nhà là nhà chung của cô và Bạch Đại Sơn, không thể để bản thân không làm gì.
Như vậy Bạch Đại Sơn cũng quá vất vả rồi.
Khi Lý Trình Trình ném gốc rạ lên bờ lần thứ hai thì đột nhiên bị những chiếc lá xanh mướt mọc um tùm ven bờ thu hút tất cả ánh mắt. Cô vội vàng chạy đến, cúi đầu nghiên cứu những chiếc lá đó, phát hiện những chiếc lá này rất giống một loại lá có thể ăn được. Loại lá này trong mắt người yêu nó là món ngon, người không yêu nó ngửi thấy mùi này sẽ trực tiếp nôn mửa.
Đúng vậy, đó chính là rau diếp cá.
Mặc dù Lý Trình Trình là người có khẩu vị hơi nặng nhưng thực ra cô cũng là người không kén ăn. Bún ốc, sầu riêng, rau mùi, đậu phụ thối, đậu phụ lông, trứng muối, rau diếp cá... những thứ này không phải ai cũng thích ăn, cô đều có thể ăn hết.