Chương 662
Trước đây Trịnh Hiệp dâng lên Lưu Dân Đồ, đồng thời còn có một phần tấu chương với tên gọi “Bàn sơ lược về ảnh hưởng của tân pháp đối với lưu dân”, vốn là phần tấu chương này cũng không có ý tưởng mới gì, chỉ đơn giản là công kích đủ loại các khiếm khuyết của tân pháp, tuy nhiên ở phần cuối của tấu chương, Trịnh Hiệp lại đánh cuộc mà nói, nếu ngừng tân pháp, vậy trong vòng 10 ngày nhất định sẽ có mưa to, giảm bớt nạn hạn hán của Đại Tống, nếu không thì y nguyện bị xử tội khi quân.
Đối với tấu chương này của Trịnh Hiệp, Triệu Húc căn bản không có để ý, mấy năm nay tân pháp quả thật là không được lòng người, có vài quan viên vì phản đối tân pháp, chuyện gì cũng dám nói, cho nên y chỉ xem như là Trịnh Hiệp đang nói dõi, căn bản không để ở trong lòng.
Nhưng khiến Triệu Húc không nghĩ tới đó là, cũng trong ngày thứ 9 khi y hạ chỉ bãi bỏ chức vị tể tướng của Vương An Thạch, kinh thành 9 tháng ròng chưa có hạt mưa nào bỗng mây đen kéo đến đầy trời, mắt thấy sắp có mưa, điều này khiến cho dân chúng bị ảnh hưởng bởi hạn hán vui mừng khôn xiết, người nào người nấy đều cầm theo hương, nến đến miếu Long Vương cầu mưa xuống.
Việc Trịnh Hiệp dâng lên Lưu Dân Đồ có liên quan trực tiếp đến việc Vương An Thạch bị bãi bỏ chức ướng, cho nên trong kinh thành có không ít người biết đến, cũng biết rất rõ nội dung trong “Bàn sơ lược về ảnh hưởng của tân pháp đối với lưu dân”, hiện giờ thấy ngày thứ 9 sau khi Vương An Thạch bị bãi bỏ chức vị tể tướng mây đen liền kéo đến, kế đó trời sẽ mưa, điều này khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, trong đó những người thuộc phái phản đối càng vui mừng không thể diễn tả được, ngay lập tức trong kinh thành liền bắt đầu truyền ra tin, nói là việc Triệu Húc bãi bỏ chức vị tể tướng của Vương An Thạch là hợp ý trời, hiện giờ ngay cả ông trời của đã đáp lại lời của Trịnh Hiệp rồi.
Có lẽ là ở hậu thế, những chuyện giống như Trịnh Hiệp chỉ có thể xem như trùng hợp, cho dù là tin đồn gì cũng sẽ bị mọi người xem như trò đùa. Nhưng trong những năm tháng thời Đại Tống lại hoàn toàn khác, lý luận thiên nhân hợp. nhất đã được các nhà nho tán đồng, biểu hiện giữa thiên tượng và thống trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên đối với loại tin đồn này, đa phần người dân đều tin tưởng, điều này cũng khiến cho những người trong phái biến pháp đều vô cùng lo lắng, trừng to mắt nhìn trời, câu nguyện đừng có mưa, cho dù là mưa cũng phải đợi đến sau ngày thứ 10 đã.
Đáng tiếc dường như ngay cả ông trời cũng không giúp phái biến pháp, vào buổi sáng ngày thứ 10. mây đen đầy trời cuối cùng đã bắt đầu mưa xuống, hơn nữa cơn mưa đến trễ này không ngờ lại càng lúc càng lớn. Cuối cùng thành trận bão lớn, mưa suốt một ngày một đêm, triệt để xoá đi tình hình hạn hán ở gần kinh thành. Ngoài ra cùng với cơn mưa này, trận hạn hán này cũng xem như là đã kết thúc, các nơi lần lượt bắt đầu mưa, tuy là trong nhất thời vẫn chưa thể hoàn toàn xoá đi tình hình hạn hán, nhưng cũng xem như là phục hồi chút sinh khí cho đất trời bị hán hạn đã lâu, người dân ở vài nơi đã nhân cơ hội này gieo hạt, hy vọng có thể bù đắp được chút tổn thất.
Có thể nói cơn mưa lần này là dấu hiệu cho việc nạn hạn hán của Đại Tống cuối cùng đã kết thúc, vô số người đều hân hoan vui mừng, nhưng không bao. gồm phái biến pháp trong đó, bởi vì cơn mưa này kéo đến như là một đả kích mang tính huỷ diệt với họ. Đây có nghĩa là ngay cả ông trời cũng không muốn thấy họ tiếp tục thi hành biến pháp, thậm chí ngay cả Vương An Thạch nói ra câu “Không sợ trời đất” khi nhìn thấy cơn mưa này cũng thở dài trở về thư phòng, mấy ngày liền ngay cả một câu cũng không nói.
Phái biến pháp mượn việc thi hành tân pháp chèn ép vô số người thuộc phái phản đối, hiện giờ thế lực của phái phản đối trong kinh thành tuy yếu ớt, nhưng lần này lại nắm được cơ hội ngàn năm có một, chẳng những mượn dư luận để đả kích phái biến pháp, mà còn lần lượt dâng thư đòi trừng phạt phái biến pháp khiến người đời oán trách. Đối với điều này phái biến pháp đương nhiên cũng không cam tâm, mượn ưu thế người đông thế mạnh tiến hành phản bác, mưu tính cứu vấn tình thế không thuận lợi này.
Vốn việc tranh chấp giữa hai đảng cũ và đảng mới gần như tháng nào cũng bùng nổ, trước kia Triệu Húc cũng khá thiên vị cho phái biến pháp, cho nên gần như là lần nào cũng là phái biến pháp thắng, nhưng lần này Triệu Húc không chỉ bãi bỏ chức vị tể tướng của Vương An Thạch, mà đồng thời cũng nảy sinh bất mãn với phái biến pháp, lại thêm cơn mưa lớn lần này nữa cũng khiến y cảm thấy. vô cùng chấn động, cho nên cuối cùng Triệu Húc lần nữa hạ chỉ, triệu Tư Mã Quang ở Lạc Dương hồi kinh, bổ nhiệm làm Tham Chính Tri Sự, phái phản đối cũng xem như là có một người dẫn đầu, đồng thời cũng bình ổn lần phong ba này.
- Không ngờ Tư Mã Quang về triều, tên này có thể nói là vì yêu nên sinh hận với biến pháp, y về kinh lần này xem ra sắp náo nhiệt rồi.
Triệu Nhan ở Quảng Châu xa xôi nhận được tin tức truyền từ kinh thành bên kia, cũng không kìm nổi liền thì thào một mình.
Trước kia Tư Mã Quang là bạn tốt của Vương An Thạch, đồng thời cũng kiên định với phái biến pháp, đáng tiếc là sau này sau khi Vương An Thạch chấp chính, hai người vì bất đồng quan điểm mà nảy sinh xung đột kịch liệt, thậm chí còn trở mặt thành thù, đồng thời Tư Mã Quang cũng chuyển từ ủng hộ thành kiên quyết phản đối biến pháp, Triệu Nhan còn nhớ rõ trong lịch sử cũ, sau khi Triệu Húc qua đời Tư Mã Quang liền cầm quyền, kết quả hoàn toàn phủ định tân pháp, chỉ là cách làm này của y mang đến không ít thương tổn cho Đại Tống, khiến cho Đại 'Tống vốn đã suy yếu lại càng thêm yếu.
- Phu quân quả là nhiều nỗi bận tâm mà, nếu chàng đã rời khỏi kinh rồi, vậy thì đừng quản chuyện giữa hai đảng cũ và mới kia nữa, chỉ cần làm tốt việc trong tay mình là được rồi!