Chương 664
Thoáng một cái lại một năm nữa đã trôi qua, Triệu Húc tuy là có chút do dự với đề nghị di dân đến Lã Tống của Triệu Nhan, tuy nhiên nghĩ đến sự ủng hộ của Triệu Nhan đối với mình, cuối cùng y vẫn quyết định cho di dân đến Lã Tống. Nói ra thì triều đình Đại Tống có ưu thế trời ban trong việc di dân, bởi vì với quy mô của triều đình, hễ gặp phải những năm có thiên tai, triều đình đều chiêu mộ nhân dân vùng bị thiên tai để tổ chức thành một tốp quân, như vậy một là có thể giúp cho dân vùng thiên tai có cơm ăn, hai là cũng không để dân vùng bị thiên tai vì quá đói mà tạo phản.
Cũng chính vì quy định trên, cho nên những lưu dân do thiên tai này rất nhanh đã được chiêu mộ thành tốp quân, tuy là những tốp quân như thế này khẳng định là sẽ không thể dùng để đánh giặc, nhưng ít nhất cũng là quân đội, nên cũng phải nghe theo điều động của quân lệnh, hơn nữa những tốp quân do dân vùng thiên tai lập thành thế này thường thì đều được điều đến những nơi khác để trú đóng, cho nên những lưu dân này sau khi tổ lại thành tốp quân, liền lập tức bị điều đến mấy cảng lớn vùng duyên hải Đại Tống, sau đó ngồi thuyền ra biển.
Lại nói tiếp những tốp quân này khi vừa lên thuyền, người nào người nấy đều tỏ ra vô cùng hoảng sợ, thậm chí còn có người âm thầm chuẩn bị phản kháng, bởi bọn họ cứ cảm thấy là không ngờ triều đình lại cho họ lên thuyền ra biển, khẳng định là không có ý đồ tốt lành gì, thậm chí còn có người đồn rằng, triều đình đây là định chở họ đến giữa biển khơi, sau đó trực tiếp dìm thuyền khiến họ đều chết đuối.
Đối với những lời đồn kia, Triệu Nhan cũng đã sớm đoán ra được, dù gì thì đại bộ phận lưu dân đều lớn lên trên đất liền, cả đời đều chưa thấy biển, thậm chí lúc. bình thường ngay cả cơ hội ngồi thuyền cũng chẳng nhiều, nhiều lắm là ngồi qua những con thuyền nhỏ ở trên hồ, hiện giờ trong chốc lát liền ngồi lên con thuyền khổng lồ ra biển, đương nhiên sẽ khiến họ cảm thấy vô cùng sợ hãi, xuất hiện vài lời đồn cũng là chuyện bình thường.
Đối phó với những lời đồn đại thế này, cách tốt nhất là không ngó ngàng gì tới nó, nhưng cũng không thể không làm gì cả, trước tiên Triệu Nhan cho người tận lực cải thiện điều kiện trên thuyền cho di dân, tuy là chen chúc một chút, nhưng vẫn cung ứng đủ thức ăn. Hơn nữa thực vật trên biển phong phú, ít nhất có thể đảm bảo bữa nào cũng có cá để ăn, được đối đãi ăn ngon uống ngon như vậy, những dân vùng bị thiên tai đều không ngốc, là nếu triều đình quả thật muốn giết họ, thì căn bản không cần phải lãng phí nhiều lương thực như vậy, cho nên cũng dần an tâm.
Chờ sau khi đến Lã Tống, những lưu dân này mới được biết là mình lại đến một nơi cách Đại Tống rất xa, nơi đây tuy là vô cùng nóng bức, cũng có chút không thích nghi được với khí hậu, nhưng đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú, cho dù là không trồng trọt, cũng có thể tìm thấy đủ loại thực vật ở trong rừng, ví dụ như những hoa quả ngọt lành và vô số con mồi, có thể nói nơi này ngoại trừ khí hậu có chút khó thích ứng, trong rừng hơi nhiều độc trùng mãnh thú ra, những phương diện khác thậm chí còn tốt hơn so với Đại Tống, hơn nữa những mảnh đất này có thể tuỳ ý chiếm lấy mà trồng trọt, chỉ cần đến căn cứ mà triều đình thiết lập để đăng ký một cái là được.
Cũng chính vì điều kiện tự nhiên dồi dào của Lã Tống, khiến cho những di dân kia rất nhanh liền an định lại, bất đầu mở rộng đất đai xung quanh cứ điểm gieo trồng lúa nước, lại nói tiếp tuy là thực vật ở Lã Tống phong phú, không cần trồng trọt cũng có thể no bụng. Nhưng con người không thể chỉ ăn trái cây, con mồi cũng không phải là ngày nào cũng có thể săn được. Thêm nữa dân chúng Trung Nguyên đã khắc sâu tính cần mẫn vào trong xương tuỷ, cho nên cho dù đi đến đâu, bọn họ cũng không thể chỉ ăn chùa, mà phải dùng đôi tay của mình sáng tạo ra nền văn minh rạng rỡ hơn nữa.
Thời gian một năm nói dài không dài, nói ngăn cũng không ngắn, tổng cộng Triệu Nhan đã chuyển gần 20 vạn di dân từ Đại Tống. Tuy thoạt nhìn số lượng rất nhiều, nhưng phân tán đến các cứ điểm của Lã Tống thì lại chẳng hề đáng kể chút nào, có vài cứ điểm số người thậm chí chỉ có mấy trăm người, tuy nhiên có những cứ điểm và di dân này, Đại Tống cũng xem như là đã có một căn cơ khá vững vàng ở Lã Tống, thậm chí Triệu Nhan đã bắt đầu lên kế hoạch chia châu, huyện ở Lã Tống để dễ bề quản lý.
Vốn Triệu Nhan còn muốn chuyển thêm một số dân chúng từ Đại Tống đến Lã Tống nữa, bởi theo hắn tính, tổng số dân của Đại Tống hẳn là đã gần một trăm triệu, hơn nữa tốc độ tăng lên cực nhanh, điều này đã tạo thành chút gánh nặng cho đất đai Đại Tống, không ít địa phương đều đã biến những đồng cỏ và cánh rừng thành ruộng cày, tuy điều này có thể nuôi sống được thêm càng nhiều người, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng sinh thái trong nội bộ Đại Tống, cho nên đã đến lúc nên giảm bớt chút áp lực nhân khẩu cho Đại Tống rồi.
Chẳng qua là Triệu Húc lại không nghĩ như vậy, bởi theo lối suy nghĩ truyền thống của Trung Nguyên, nhân khẩu là căn cơ của một quốc gia, bất kể là khi nào, số dân nhiều thì đại biểu quốc lực hùng mạnh, cho nên sau khi y cho chuyển 20 vạn người thì không chịu cho Triệu Nhan tiếp tục chuyển ra ngoài thêm nữa, tuy là Lã Tống bên kia vẫn là lãnh thổ của Đại Tống, nhưng cách Đại Tống quá xa, cho nên trong lòng của Triệu Húc cứ luôn cảm thấy nhân dân ở Lã Tống bên kia đã không thể được xem như nhân dân của Đại Tống được nữa rồi.
Tuy nhiên cũng trong năm này, đảng mới và đảng cũ trong triều đình bên kia lại lần nữa xảy ra chút chuyện, sau khi Vương An Thạch bị bãi bỏ chức tể tướng, tân đảng vẫn nắm giữ nửa giang sơn trong triều đình, trong đó Lã Huệ Khanh và Hàn Giáng gánh vác đại nghiệp mà Vương An Thạch để lại, nói ra thì hai người này cũng được coi như là rất có bản lĩnh, hơn nữa đã không có người thủ lĩnh biến pháp tính cách quá mức cứng rắn như Vương An Thạch, khiến cho những hoạt động của phái biến pháp Lã Huệ Khanh càng thêm linh hoạt, trong lúc nhất thời không ngờ là họ lại có thể tiếp tục tiếp hành biến pháp, điều này khiến Triệu Húc cũng phải nhìn họ với ánh mắt khác, đồng thời cũng nảy sinh chút hy vọng đối với biến pháp, dù gì thì y cũng đã bỏ quá nhiều tâm huyết vào biến pháp rồi, không nỡ lòng buông xuôi tất cả.
Tuy nhiên khi biến pháp xuất hiện một dấu hiệu sống lại, thì trong nội bộ phái biến pháp lại xuất hiện vấn đề, lúc đầu khi Vương An Thạch vẫn còn, trong phái biến pháp không người nào có thể tranh chấp với y, cho nên Vương An Thạch là kẻ đứng đầu trong phái biến pháp, nhưng cùng với việc Vương An Thạch bị bãi bỏ chức vị tể tướng, đám người Lã Huệ Khanh và Hàn Giáng chấp chính, những người này vốn là có chút mâu thuẫn với đối phương, có chút là trong biến pháp, có chút còn lại thì trong chính kiến, trước đây khi Vương An Thạch còn ở đây, còn có thể áp chế bọn họ, nhưng khi y vừa đi, bất hoà giữa những người này càng lúc càng lớn, thêm nữa phái bảo thủ do Tư Mã Quang đứng đầu cũng chẳng ngồi không, công khai lẫn âm thầm khích bác quan hệ những nhân vật chủ chốt trong phái biến pháp, kết quả khiến cho nội bộ phái biến pháp tan rã.
Dĩ nhiên muốn để phái biến pháp tan rã cũng chẳng phải việc dễ dàng gì, dù sao thì đám người Lã Huệ Khanh và Hàn Giáng cũng đều vô cùng khôn khéo, biết là nếu bọn họ thật sự trở mặt, sẽ chỉ khiến phái bảo thủ đắc thế, cho nên ở mặt ngoài vẫn có thể duy trì vẻ hoà thuận, chỉ là sau lưng lại không ngừng có những động tác nhỏ.
Những bất hoà khác thì cũng thôi, bất hoà trong nội bộ phái biến pháp kỳ thật vẫn là do Vương An Thạch, Vương An Thạch tuy bị bãi bỏ chức vị tể tướng, nhưng danh vọng của y trong phái biến pháp vẫn không người nào có thể lay động, trong đó phái biến pháp do Hàn Giáng đứng đầu vẫn luôn cố gắng thuyết phục Triệu Húc, hy vọng có thể để Vương An Thạch quay trở lại cầm quyền, tuy nhiên số ít người như Lã Huệ Khanh lại lo lắng là sau khi Vương An Thạch trở về sẽ ảnh hưởng đến quyền lực và địa vị của họ, ngoài ra sau khi trải qua biến pháp lúc. trước, bọn họ cũng không cho rằng thủ đoạn cứng rắn của Vương An Thạch là đúng đắn, cho rằng mình có thể làm tốt hơn Vương An Thạch, cho nên đám người Lã Huệ Khanh không hề hy vọng Vương An Thạch quay trở lại, điều này đã trở thành mâu thuẫn lớn nhất trong nội bộ phái biến pháp.