Đường phải từng bước từng bước mà đi, cơm cũng cần ăn từng chút một, Triệu Giai và đám người Tô Triệt đương nhiên cũng đều hiểu được đạo lý đơn giản này, bởi vậy sau khi bọn họ thảo luận, vẫn quyết định chia nhiệm vụ kế tiếp làm hai bước đi, bước đầu tiên chính là giải quyết xong vấn đề Giáo đình, ngoài ra Triệu Giai còn phải nắm giữ một bộ phận lãnh địa hoàn toàn thuộc về chàng, về phần bước thứ hai thì khá phiền toái, chính là giải quyết cục diện các nước chư hầu bên trong đế quốc La Mã thần thánh, chuyện này rút dây động rừng, cho nên Triệu Giai tạm thời gác lại tới cuối cùng.
Phương hướng đại khái đã xác định, kế tiếp chính là áp dụng cụ thể, chuyện này đối với đám người Tô Triệt có kinh nghiệm hành chính phong phú, căn bản không phải vấn đề gì lớn, ngày hôm sau bọn họ sẽ cùng Triệu Giai trở lại Rome, sau đó bắt đầu xây dựng cơ cấu hành chính thống trị Rome, điều chỉnh cơ cấu trung tâm chắc chắn vẫn phải là các loại quân của Đại Tống, hai nguyên tắc chính là quân sự và chính trị hỗ trợ nhau để trị, tuy rằng ở trên danh nghĩa Hoàng đế thống trị toàn bộ đế quốc, nhưng kỳ thật Hoàng đế cũng chỉ là nắm giữ quyền quân sự lớn và có quyền bổ nhiệm hay miễn nhiệm đại thần, về phần sự vụ hành chính bình thường thì phần lớn đều giao cho mấy vị tướng công xử lý, đương nhiên vì đề đảm bảo quyền lực của Hoàng đế, Hoàng đế vẫn có quyền phủ quyết đối với ý kiến xử lý việc chính sự, hơn nữa khi gặp phải sự việc đặc biệt trọng yếu, Hoàng đế cũng có thể tham gia vào việc ra quyết sách xử lý chính sự.
Tô Triệt lần này mang đến không ít người đều là quan viên có kinh nghiệm hành chính phong phú giống Du Sư Hùng, có những người này ở đây, rất nhanh sẽ xây dựng một trung tâm hành chính lâm thời ngay ở trong thành Rome. Kế tiếp chính là Agnes chính thức tuyên bố đăng cơ làm Đế, nàng vốn chính là người thừa kế ngôi vị Hoàng đế của đế quốc La Mã đế quốc thần thánh, hơn nữa hiện tại lại đánh bại hai anh của mình, cho nên chuyện đăng cơ này đương nhiên không có bất cứ vấn đề gì.
Mà sau khi Agnes đăng cơ làm Đế, chuyện thứ nhất chính là tuyên bố Giáo hoàng Pascale đệ nhị vốn kẻ khả nghi xúi giục nội loạn trong đế quốc, tạo thành tổn thất cực lớn cho đế quốc, đã không xứng tiếp tục đảm nhiệm chức vụ của Giáo hoàng, bởi vậy Agnes tuyên bố huỷ bỏ danh hiệu tế ti La Mã của ông ta, đổi thành do nguyên Hồng y giáo chủ Morris đảm nhiệm Giáo hoàng, sử xưng Gregory VIII.
Đối với việc phế lập Giáo hoàng, tất cả mọi người biểu hiện vô cùng bình tĩnh, dù sao đây cũng là chuyện trong dự liệu, hơn nữa mấy chục năm nay, ông nội và cha của Agnes cũng phế lập không ít Giáo hoàng. Điều này làm cho mọi người đã sớm cảm thấy nếu Agnes không phế lập Giáo hoàng mới làm cho người ta cảm thấy kỳ lạ.
Phế lập Giáo hoàng mặc dù không gây chú ý quá lớn, nhưng chuyện kế tiếp lại làm cho rất nhiều người cảm thấy khó hiểu, với đại bộ phận mọi người, sau khi nữ hoàng lên ngôi tuyên bố người được chọn làm Giáo hoàng, như vậy kế tiếp khẳng định chính là phải để Giáo hoàng mới tôn mình lên, như vậy mới có thể càng củng cố thêm ngoi vị Hoang đe của nang, đồng thoi cung phu hop voi trinh tự ke thừa ngôi vị Hoàng đế mà luật pháp của đế quốc La Mã thần thánh kế đã định. Nhưng làm tất cả mọi người đều thật không ngờ chính là, nghi thức lên ngôi này cũng chậm chạp không có cử hành, điều này làm cho không ít người có mưu đồ đều đang âm thầm đoán, liệu có phải bên phía nữ hoàng xảy ra biến cố gì mới?
Tuy nhiên cũng chính vào lúc mọi người âm thầm suy đoán, Giáo hoàng Gregory VIII mới nhậm chức bỗng nhiên tuyên bố:
Quyền lực của Hoàng Đế đế quốc La Mã thần thánh đến từ chính Chúa Trời, thay thế Chúa Trời quản lý vạn dân, Giáo hoàng mặc dù là sứ giả của Chúa Trời ở nhân gian, nhưng vẫn không có tư cách chỉ định Hoàng đế. Cho nên ngày sau hoàng đế của đế quốc La Mã thần thánh không cần trải qua sự chỉ định của Giáo hoàng, vẫn có thể là Hoàng đế hợp pháp của đế quốc.
Tin tức trên vừa phát ra lập tức dẫn đến xôn xao, không ít giáo sĩ đều chỉ trích Gregory VIII bóp méo giáo lí, căn bản không xứng đảm nhiệm Giáo hoàng, thậm chí có một số giáo sĩ tính tình nóng nảy chỉ trích Gregory VIII là tay sai của nữ hoàng, cho nên bọn họ không hề thừa nhận ngôi vị Giáo hoàng của Gregory, đều nhao nhao đứng lên chuẩn bị phát động quyết nghị lập Giáo hoàng khác.
Đối diện với sự phản đối của đám giáo sĩ, Gregory VIII lại không có bất kỳ nhượng bộ nào, có thể nói là Triệu Giai sau lưng y không có bất kỳ nhượng bộ nào, ngược lại lại một lần nữa phát động phản kích vô cùng cứng rắn, mạnh mẽ, đó chính là lời tuyên bố do nữ hoàng và Giáo hoàng cùng nhau nói ra, tuyên bố xóa bỏ tất cả lực lượng quân sự của Giáo đình. Mặt khác cũng huy bỏ Thập Nhất thuế mà Giáo đình thu của giáo đồ, và còn quy định ngoại trừ đế quốc và lãnh chúa được sắc phong các nơi, bất cứ kẻ nào cũng không có quyền thu thuế từ nhân dân.
Thuế chính là nguồn tài chính lớn nhất của Giáo đình, từ mấy trăm năm trước, Giáo đình đã quy định tất cả giáo đồ phải đem một phần 10 thu nhập nộp lên cho Giáo đình, cung cấp cho việc dùng cho tôn giáo, nhưng khoản thu khổng lồ này thu vào phần lớn cũng không dùng cho tôn giáo, mà là bị tầng lớp trên của Giáo đình dùng vào việc cá nhân, ngoài ra còn để Giáo đình nuôi dưỡng rất nhiều kỵ sĩ cho Giáo đình, những kỵ sĩ thì trở thành võ sĩ bảo vệ cho Giáo đình, giúp tăng tốc độ khuếch trương ra bên ngoài của Giáo đình, đồng thời đối nội cũng thực hành thống trị càng thêm khắc nghiệt, tiến thêm một bước chạm vào sự phát triển của Giáo đình.
Hiện tại Triệu Giai lập tức chặn đứng nguồn thu nhập lớn nhất của Giáo đình, hơn nữa còn mệnh lệnh Giáo đình xóa bỏ sức mạnh về quân sự, đây không khác nào cắt bỏ cái gốc của Giáo đình, bởi vậy tin tức này vừa phát ra, lập tức dẫn đến sự kháng nghị của phần lớn giáo sĩ trong đế quốc. Phải biết rằng lúc này Giáo đình nắm giữ lực lượng không nhỏ, đặc biệt giáo chủ các nơi, trong tay có quyền lại có quân đội, thực lực cũng không kém bao nhiêu so với quý tộc, bởi vậy sự phản đối của bọn họ cũng vô cùng có ảnh hưởng, thậm chí có vài giáo chủ ở gần Rome đã liên kết lại, chuẩn bị thừa dịp đại quân Hô Diên Khánh đuổi bắt Henry bé, cùng nhau công chiếm Rome, đương nhiên tốt nhất là có thể bắt được vợ chồng Triệu Giai và Agnes, sau đó quay lại uy hiếp đại quân Hô Diên Khánh bỏ vũ khí xuống.
Mấy vị giáo chủ này tính toán cũng không tệ, đáng tiếc Triệu Giai nếu dám đối phó với Giáo đình, đương nhiên nắm chắc vạn phần, ở nơi mà mấy vị giáo chủ vừa mới tập hợp quân đội, bên phía đại quân La Mã cũng đã đánh đến rồi, tuy rằng Hô Diên Khánh dẫn đại quân đi nhưng lần này Tô Triệt đến lại mang đến một đội gần vạn người, về phần tướng lĩnh thống lĩnh quân đội lại có sẵn Du Sư Hùng văn võ song toàn đấy, năm đó theo Trương Niên đối kháng Liêu quân, sau lại quét sạch thổ dân ở Nam Dương, năng lực lãnh binh không kém các tướng lĩnh khác, cho nên Triệu Giai cũng vô cùng yên tâm để y cầm quân.