Xuyên Qua Nhà Có Hảo Phu

Chương 5

Năm Phó Thần lên tám tuổi Phó Huy bảy tuổi, Vương thị nhìn con riêng của chồng, càng chướng mắt nên ngày ngày thổi gió bên tai Phó Huân bán hai nhi tử con riêng chồng này lên trấn trên cho địa chủ, vừa được bạc bán thân lại mỗi tháng có thêm tiền làm công giúp đỡ thêm gia đình. Không biết Phó Huân và Vương thị nghĩ thế nào, sau khi bàn bạc thì quyết định bán Phó Thần giữ lại Phó Huy.

Phó Thần sau khi biết chuyện, hắn không nói không rằng bỏ nhà đi từ đó cho đến nay, mới trở về thôn cách đây không lâu thì thành hôn cùng con gái cả của Hà thị ở đầu thôn mới mười bốn tuổi, chính là nguyên thân.

Mười năm năm trôi qua, không ai biết Phó Thần đã đi đâu làm gì. Mặc kệ thôn xóm, trong họ cùng người nhà hỏi hắn, hắn cũng đều không nói.

Hà Ý Nhiên lần đầu nghe Chu tẩu tử kể về tình cảnh hồi nhỏ mà Phó Thần trải qua, y cũng căm phẫn giận run người. Đúng là có mẹ kế thì có cha dượng. Phó Huân này không phải người, người Phó gia ngoài Phó Thần cũng đều không phải là thứ tốt đẹp gì. Còn Phó Huy? Hà Ý Nhiên chưa tiếp xúc nhiều nên không thể nói rõ hắn ta là người như thế nào. Sau này đợi y xem xét tiếp, thì sẽ đánh giá hắn sau không muộn. Nhưng đám người Phó gia hiện tại thì từ Phó Huân, Vương thị đến mấy đứa con chung của hai người bọn họ chắc chắn đều là cực phẩm trong truyền thuyết.

Một đám ham ăn biếng làm, thích nhất là chiếm tiện nghi của nhà người khác. Đến ngay cả Phó Thần có chung huyết thống, máu mủ với lão già Phó Huân kia còn bị bọn họ gặm trắng cả xương, nói gì người vừa vào cửa là nguyên thân đây.

Hà Ý Nhiên bất bình thay cho Phó Thần thì bất bình, nhưng sau khi hiểu thêm tình hình hiện tại và triều đại này. Y mới càng trợn mắt ngã ngửa.

Hà Ý Nhiên đã thành hôn cùng Phó Thần cho nên hộ tịch sớm đã nhập chung vào Phó gia, ở thời đại này không có hộ tịch khác nào thân phận nô bộc chạy trốn hoặc tù nhân phạm tội trốn khỏi ngục giam.

Hà Ý Nhiên lại nghĩ đến nam nhân kia đã từng nói sẽ không hòa ly cùng y. Y khóc không ra nước mắt. Ta đây tạo nghiệt gì thế này? Vậy là từ nay y phải chung một chỗ với Phó Thần thì thôi đi, dù sao nam nhân ngoài ít nói thì cũng không làm người chán ghét. Nhưng quan trọng là hai người họ đều phải chịu số phận thê thảm, cột chặt vào đám người cực phẩm như Phó gia và Vương thị kia sao?

Không thể nào! Hà Ý Nhiên siết chặt hai nắm tay nhỏ. Phải chia ra! Hai người y và Phó Thần phải tránh xa đám người cực phẩm kia ra, càng xa càng tốt.

Chu tẩu tử và Hàn Ý Nhiên đi đến đầu thôn, nơi có hai gốc hòe già mấy trăm tuổi. Y nhìn thoáng qua thấy đầy người, già trẻ lớn bé ngồi kín dưới hai gốc cây. Người già thì dùng quạt lá trong nhà mang theo, quạt liên tục trên tay muốn xua đuổi cái nóng hanh khô. Những phụ nhân khác thì vừa may vá vừa chuyện trò vui vẻ. Cảnh này nhìn thì khá bình yên nếu không phải thấy Hà Ý Nhiên và Chu tẩu tử đi tới, đám người không ai bảo ai cùng nhìn về phía Hà Ý Nhiên. Những ánh mắt tò mò, hóng chuyện mang theo ái muội không rõ cứ chăm chăm nhìn vào y.

Chu tẩu tử cũng thấy khó chịu lại sợ Hà Ý Nhiên nghĩ nhiều. Nàng đẩy cái rổ vào tay Hà Ý Nhiên ra hiệu y đi về trước. Hà Ý Nhiên cũng nhận ra không khí lạ thường, không nói nhiều chỉ cảm ơn cùng Chu tẩu tử rồi không nhanh không chậm rời khỏi. Y chưa đi bao xa, đã nghe thấy những giọng nói truyền tới bên tai rõ mồn một.


"Đó là nữ nhi trong truyền thuyết của nhà Hà gia kia đi. Thành hôn rồi không phải sao? Sao còn bịt kín mặt mũi khi ra đường như vậy? Lẽ nào diện mạo rất khó coi?".

"Ta vừa thấy giữa trán của nàng có vết bớt đỏ gì đó, cũng không khó coi á. Là trời sinh à?".

"Kể cũng lạ kì, Hà gia kia dọn đến thôn Thanh Lâm chúng ta cũng hơn mười năm rồi. Nữ nhi nhà họ cũng gả cho Phó gia, vậy mà chưa ai từng thấy diện mạo của nàng là sao vậy?".

"....".

"Việc có liên quan đến mấy người sao? Ta xem mấy người ăn no không có việc gì làm rồi. Các ngươi nhìn xem hai phu thê Hà gia có ai là khó coi không, mà nữ nhi của họ khó coi cho được. Vết bớt gì chứ? Năm đó Hà muội muội nhà Hà gia mang thai sinh ra Hà nha đầu vào mùa sen nở rộ khắp nơi, nữ nhi nhà người ta sinh ra đã có ấn kí hoa sen trên trán. Vừa xinh đẹp lại thần kì, còn không phải là Liên Hoa tiên tử ư?". Đây là giọng Chu tẩu tử lên tiếng.

"Thần kì như vậy sao? Ta nhìn vết bớt vừa rồi đúng là giống Hoa sen đỏ thật."

"Này chắc chắn diện mạo không xấu đi, vậy tại sao cứ che kín khuôn mặt như vậy nhỉ?"

"Trước kia chưa thành gia thì còn nói diện mạo cô nương không thể để người ngoài nhìn, bình thường cũng không thấy nàng xuất qua môn. Giờ thì xuất giá rồi sao lại phải lấy khăn thêu che?".

"Ta thấy cái khăn thêu Hà nha đầu kia dùng che mặt không khác khăn thêu các tiểu thư trấn trên thường dùng, chắc là không ít bạc đi".

"Còn phải nói, Hà gia dù là hộ nông buôn bán nhỏ trong thôn. Nhưng nhà họ từ nhỏ đã nuôi dưỡng nha đầu này không khác tiểu thư nhà quan là mấy, học chữ học cầm gì cũng mời nữ phu tử dạy qua. Thiệt tình, ta còn tưởng Hà gia muốn gả nữ nhi của họ vào nhà cao cửa rộng làm phu nhân đấy. Ai ngờ chỉ xảy chân một cái, lại phải gả cho trưởng tử Phó gia rời khỏi thôn mười mấy năm vừa trở về không lâu. Phó Thần này, nhìn cũng chỉ cao lớn anh tuấn khỏe mạnh hơn trai tráng trong thôn một chút, cũng không giống người có nhiều tiền á?".

Chu tẩu tử trừng mắt nhìn phụ nhân kia:" Phó Thần không tốt? Lẽ nào nhi tử của bà mới tốt? Người ta vừa cao lớn khỏe mạnh, sức lực tốt. Làm việc giỏi, lại biết săn thú." Nói đến đây, Chu tẩu tử lớn giọng nói:" các người biết Phó Thần rời nhà mười năm năm không kiếm được bạc sao? Vừa về thôn liền cho Phó lão gia tử ba mươi lượng bạc. Tiền sính lễ mở tiệc cưới cũng là một tay hắn bỏ ra. Phó lão gia tử và Vương thị kia có phải bỏ ra một đồng nào đâu? Còn nói người ta không có tiền".


"Ba mươi lượng? Thật sao? Sao chúng ta không biết gì?".

"...".

Hà Ý Nhiên bỏ qua tiếng ồn ào bàn tán sau lưng không bận tâm, thời nào chẳng có mấy người thích buôn chuyện. Nếu mà để ý bọn họ thì y phải bận tâm cả đời mất.

Y đẩy cổng Phó gia ra, nâng bước chân về phía nhà chính. Y còn chưa kịp thở, Vương thị đã từ trong nhà đi ra nhìn y chòng chọc:

"Ta nói lão đại tức phụ, chỉ sai ngươi đi hái có bó rau mà ngươi đi đến tận bây giờ mới trở về".

Hà Ý Nhiên lùi lại mấy bước, hiểu cho y, y không muốn nước miếng của Vương lão bà này bắn lên mặt. Dù y đã dùng khăn che mặt, thì nước miếng của mụ cũng sẽ bắn lên chiếc khăn này mất.

"Nương... nương từ từ nói". Y lí nhí đáp lời Vương thị.

Mẹ nó! Trời nắng như vậy sai y đi hái rau, mà đâu chỉ hái một bó như bà ta nói, y phải hái nguyên cái rổ to gấp đôi người y luôn kìa. Bà già này đây là muốn kiếm chuyện, chỉ vì mấy rương của hồi môn của nguyên thân mà kiếm chuyện tối ngày với y. Hai ngày này, bà ta kiếm chuyện không ít với Hà Ý Nhiên y rồi đấy.

"Còn cãi?". Vương thị rít gào.

Hà Ý Nhiên lùi thêm hai bước, bởi nước miếng của Vương thị bắn quá xa. Ai ngờ, đầu của y bất ngờ choáng váng, trước mắt tối sầm lại. Hà Ý Nhiên muốn kiếm cái gì vịn tay lên, thì đột nhiên ngã xuống đất bất tỉnh.

Vương thị há miệng nhìn Hà Ý Nhiên ngã xuống, vừa lúc Phó lão gia tử và các nam nhân trong nhà đi làm đồng về tới nơi.


Phó Thần đẩy cổng đi vào trước tiên, vừa kịp nhìn thấy Hà Ý Nhiên ngã xuống. Đồng tử hắn co rụt lại, đi nhanh tới đỡ lấy Hà Ý Nhiên:" tiểu tức phụ!".

Cả đám người vừa về tới không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Đứng ngẩn người cùng Vương thị trợn mắt há mồm nhìn Phó Thần ôm tức phụ của hắn, đi về phía gian nhà tranh. Sau đó lại thấy Phó Huy chạy đi mời đại phu trong thôn đến.

Một cảnh gà bay chó sủa không ai hiểu gì cứ vậy cho đến đêm mới hạ màn.

Vương thị vừa ăn cơm tối xong, về phòng hậm hực:" ta chỉ hỏi nàng có một câu sao đi hái rau về muộn như vậy? Nàng ta cũng ngã xuống ngất xỉu, có tức phụ nhà ai lại yếu ớt như nàng ta không?".

Phó lão gia tử cau mày nhìn bà ta:" ngươi còn nói? Ta không biết là ngươi và nàng ở nhà đã xảy ra chuyện gì? Nhưng chính mắt ta và Phó Thần nhìn thấy nàng vì ngươi mà ngất xỉu. Ngươi còn muốn sống ở thôn này nữa hay không? Lão tứ còn cần phải thi tú tài nữa, thanh danh nhà ta không tốt, ảnh hưởng đến nó thì sao? Ngươi còn không thu liễm lại, chờ lão tứ trách ngươi. Ta xem ngươi tìm ai khóc?".

Vương thị ấm ức, nhưng lần này rõ ràng không phải do bà ta sai. Là do tiểu tiện nhân Hà Ý Nhiên kia giỏi giả bộ. Bà ta chính là thấy, Hà Ý Nhiên kia ham ăn biếng làm như lúc còn ở nhà mẹ đẻ của y, việc gì cũng không muốn làm chỉ thích ngủ rồi dậy ăn.

Hà Ý Nhiên bên này mê man lúc tỉnh lúc mê, y cũng không ngờ tỉnh lại đã năm ngày vậy mà bây giờ kí ức của nguyên thân mới tìm về. Từng chuyện từng hình ảnh như đèn kéo quân tràn vào đầu Hà Ý Nhiên, làm y đau đến trắng bệch mặt mày. Dù đang hôn mê thì mày cũng cau chặt lại, chưa từng giãn ra.

Phó Thần ngồi bên mép giường im lặng lấy khăn vải lau mồ hôi trên trán trên mặt cho y, khăn che mặt ban ngày Hà Ý Nhiên che lên, đã bị hắn tháo xuống. Lộ ra khuôn mặt nhỏ nhắn bằng lòng bàn tay trắng bệch không chút huyết sắc, hai hàng mày như núi xuân mỏng manh cũng nhíu lại. Người còn không tỉnh, có lẽ hắn sẽ gọi xe la đưa y lên trấn trên tìm y quán.

"Ông... bà ngoại". Hà Ý Nhiên cau mày khẽ rên rỉ.

Hắc mâu của Phó Thần lóe lên tia nghi hoặc, rồi nhanh chóng biến mất. Hắn khẽ lay y:" tiểu tức phụ, ngươi sao rồi? Tỉnh tỉnh tiểu tức phụ".

Hà Ý Nhiên rên rỉ mấy tiếng lại chìm vào hôn mê sâu. Chờ đến khi y tỉnh lại đã là trưa ngày hôm sau.

Hà Ý Nhiên nhìn lên nóc nhà cỏ tranh đầy bụi và rách nát không chớp mắt.


Sau khi tỉnh lại, y phát hiện đầu mình đau như có ai dùng búa gõ liên hồi vào. Cho nên y đã nhanh chóng lấy một ly nước linh tuyền trong không gian ra uống hết, cơn đau dần dần thối lui. Y không hiểu tại sao sau năm ngày, kí ức của nguyên thân lưu lại mới hòa nhập vào đầu y.

Lẽ nào vì y muốn rời khỏi đây, cho nên nguyên thân không muốn... haizz. Vài ngày trước, quả thật y muốn một thân một mình rời khỏi nơi này. Nhưng bây giờ lấy lại kí ức của nguyên thân, y lại có chút suy nghĩ khác.

Nguyên thân, thân là con nuôi mà Hà lão gia tử và Hà lão thái thái nhận về làm con thừa tự cho nhi tử duy nhất của hai lão nhân gia, Hà Uẩn.

Nói đôi chút về Hà gia, nhà mẹ đẻ của nguyên thân. Hà lão gia tử thuở trẻ thành gia lập thất cùng Trần thị nữ nhi. Cả hai sinh sống ở trấn Thanh Duyên cách thôn Thanh Lâm khá xa, gia đình làm đậu phụ sinh sống bao đời.

Đến đời Hà lão gia tử bây giờ, hai phu thê chỉ sinh được một mình Hà Uẩn là nhi tử cũng là hài tử duy nhất. Hà Uẩn khỏe mạnh lớn lên, hàng ngày phụ giúp cha mẹ thân sinh làm đậu phụ bán cho khắp quán ăn tửu lâu trấn Thanh Duyên. Sinh hoạt gia đình ba người, mười ba năm trôi qua khá dư giả, dành dụm được không ít bạc còn mua thêm vài cửa tiệm trên trấn cho thuê. Thời gian cứ thế trôi qua, đến năm sinh nhật mười bốn tuổi của Hà Uẩn khi ấy. Một cơn bạo bệnh ập đến với Hà Uẩn, làm một thiếu niên cao lớn khỏe mạnh bỗng dưng không dậy nổi.

Có bệnh vái tứ phương, lời này ứng với Hà lão thái thái. Bà đi khắp nơi cầu đại phu, rồi chùa miếu cúng bái mong nhi tử duy nhất tỉnh lại. Cho đến một ngày, có vị đạo sĩ lang thang nào đó đi qua trấn Thanh Duyên. Hà lão thái thái gói gém bạc đi đến bái kiến, lão đạo sĩ không thu bạc mà chỉ cho Hà lão thái thái một lời khuyên: nhận một đứa trẻ có bát tự cao quý, không giống người thường làm con thừa tự cho Hà Uẩn là hắn sẽ khỏe trở lại như xưa.

Hà lão gia tử và Hà lão thái thái thiên bái vạn ân, trở về muốn làm theo lời đạo sĩ đã dặn dò. Nhưng đi đâu tìm được đứa trẻ có bát tự cao quý, không giống người thường? Cao quý này còn không phải là hài tử nhà quan lại ư? Hà gia bọn họ cũng chỉ là có chút của ăn của mặc, nhà phú quý ai lại cho hài tử trong nhà mình đến Hà gia làm con thừa tự cho nhi tử của Hà gia. Dù là nữ nhi nhà quan lại Hà gia cũng với không tới á?

Hà lão thái thái lại khóc ngất một hồi lâu, đây là lão thiên gia muốn lấy mệnh nhi tử duy nhất của bà đi mà. Hà lão gia tử tuy không khóc lên khóc xuống như thê tử, nhưng cũng là đau lòng không kém.

Ngay lúc đó, không biết là lão thiên gia hiển linh thương hại đôi vợ chồng Hà gia. Hoặc nói là lời vị đạo sĩ lang thang kia đã ứng nghiệm.

Hạn hán xảy ra, khắp nơi xuất hiện tình trạng lưu dân chạy nạn. Hàng ngày chạy đến Thanh Duyên trấn số lượng người gấp mấy lần những năm qua. Trong số đó có một quả phụ trẻ tuổi, trong tay còn ôm theo một đứa trẻ khoảng hai ba tháng tuổi theo lưu dân chạy đến nơi này. Nàng ôm đứa bé đi đến trước cửa tiệm đậu phụ của Hà gia thì ngã gục. Hà lão thái thái thấy vậy liền đỡ người vào trong nhà, Hà lão gia tử gọi đại phu đến cứu chữa. Nhưng đại phu đến nơi, thì nữ phụ nhân trẻ tuổi đã không cứu được nữa.

Trước khi qua đời, nữ phụ nhân đưa cho Hà lão thái thái một miếng ngọc bội bạch ngọc, bên trên có khắc một chữ Mặc tinh xảo. Nàng chỉ kịp dặn một câu: hài tử thân phận cao quý, tên Ý Nhiên... Còn không kịp nói rõ họ của hài tử, nàng đã đứt hơi buông tay.

Nhìn đứa nhỏ hai ba tháng trên tay, mở lớp chăn mỏng rách nát bên ngoài che chắn đứa nhỏ ra. Hai phu thê rất ngạc nhiên kho thấy đứa bé dù rất nhỏ nhưng diện mạo lại phấn điêu ngọc mài, giữa mi tâm lại có một đóa hoa sen đỏ tươi xinh đẹp. Chỉ là cơ thể đứa bé không trọn vẹn. Không giống nam nhân lại không giống nữ nhân bình thường...

Hà lão thái thái động tâm. Đứa bé thân phận cao quý, đây không phải là lão thiên gia đưa đến cho ông bà để cứu sống nhi tử sao? Hà lão gia tử tuy vui mừng nhưng chưa mất lí trí, nếu đứa bé thân phận cao quý thì không phải là người mà những nhà nghèo cửa nhỏ như phu thê bọn họ có thể với tới. Ông và thê tử vẫn quyết định chờ tìm hiểu tin tức về đứa bé xem sao, ngoài ra hàng ngày còn đi nghe ngóng, đợi chờ xem có ai đến cửa nhà họ tìm đứa bé. Đến lúc đó, hai phu thê ông sẽ trả lại đứa bé trên tay rồi đưa ra thỉnh cầu với quý nhân, giúp hai người ông cứu chữa cho nhi tử.

Bình Luận (0)
Comment