Bà ấy còn nhớ kĩ những thứ nàng yêu thích rồi bỏ tiền túi ra mua đồ ăn cho nàng, Diệp Gia thấy trong lòng rất thỏa mãn.
Lương thực đã đủ, trong hầm tích trữ nhiều lương thực như thế thì ăn đến năm sau cũng đủ. Diệp Gia tính toán trong lòng, cảm thấy có thể lấy ra một chút để nấu rượu. Nhưng nấu rượu cũng không phải chỉ cần lương thực là được. Không chỉ cần nguyên liệu nấu rượu mà còn cần bình đựng rượu.
Kiếp trước Diệp Gia đã từng xem phim tài liệu về nấu rượu, lúc rảnh rỗi xem thử. Nói cho cùng, rượu chính là loại thức uống có cồn được tạo ra bởi quá trình lên men của vi sinh vật mà thôi.
Nói cách khác, nguyên liệu ngũ cốc dùng để nấu rượu ở mỗi nước có thể chia thành hai loại chính: một loại dựa trên phương pháp nảy mầm của hạt, lợi dụng enzym sinh ra lúc ngũ cốc nảy mầm để đường hóa nguyên liệu thô thành đường, sau đó lại dùng men cái để chuyển đường thành rượu; một khác loại thì dùng ngũ cốc bị mốc chế thành men rượu, đồng thời dùng enzym có trong men chưng cất để đường hoá và lên men nguyên liệu ngũ cốc thành rượu. Phần lớn rượu của Trung Quốc thời cổ đại đều được ủ bằng men chưng cất, loại men rượu này có sẵn ở chợ sành Đông Tây. Nhưng trời tuyết lớn chợ sành không mở cửa, không có cách nào mua được.
Thật ra men rượu cũng không khó chế. Dựa vào những nguyên liệu khác nhau có thể chia thành rất nhiều loại men rượu.
Nàng chỉ nhớ rõ một loại men đơn giản nhất, men lúa mạch. Nguyên liệu rất đơn giản: đại mạch, lúa mì, lại thêm lượng đậu Hà Lan thích hợp là được. Phương pháp điều chế cũng đơn giản, cần nghiên nát nguyên liệu trước, làm ẩm bằng nước, rồi sau đó xếp chồng lên nhau, thêm nước và tiếp tục khuấy. Nặn thành kích thước phù hợp rôi mang đi đi nuôi cấy, chú ý thường xuyên lật men, đánh giá tại chỗ, sau khi thành men thì mang đi bảo quản là được.
Men rượu bình thường có thể chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố, thành phần nguyên liệu và nhiệt độ lúc nuôi cấy. Nói chung nhiệt độ cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến nồng độ rượu trong tương lai. Rượu được ủ bằng men rượu ở nhiệt độ cao sẽ đậm đà và thơm hơn. Những loại ủ ở nhiệt độ trung bình đến thấp thì sẽ có nồng độ thấp hơn, hương thơm cũng nhẹ hơn.
Tuy nhiên, để làm men rượu cần rất nhiều thời gian, cần ít nhất một tháng để đại mạch thành men. Lúa mì có thể nhanh hơn chút, sáu bảy ngày là được. Nhưng lúa mì chỉ có ở miền Nam. Nguyên liệu không dễ kiếm, cần gạo nếp hoặc gạo tẻ ngâm cỏ liễu hoặc cây hoa bia, nặn thành cơm nắm. Cỏ liễu chỉ có ở phía Nam, không tìm được ở Tây Bắc. Cây hoa bia thì có thể tìm mua ở hiệu thuốc.
Diệp Gia đặt bát xuống đi tìm ông Tôn, nhờ ông cụ vào hiệu thuốc trên đường xem thử. Nếu có thể mua được men rượu thì đương nhiên nên mua men rượu làm sẵn. Nếu không mua được men rượu, nàng sẽ tự làm men. Tốt nhất là mua hết những gì có thể. Ông Tôn nghe xong thì gật đầu: "Đông gia yên tâm, thật ra ta biết mấy nhà làm rượu lâu năm, ta đi hỏi thử. Tiệm thuốc cũng không đóng cửa, vòng đến sau hẻm nhỏ, những đại phu lâu năm đều ở đó."
Sau khi chợ sành đóng cửa, phần lớn quán rượu trên đường cũng đóng cửa. Nhưng lúc này chủ quán cũng không ở xa cửa hàng lắm. Sau khi chạy quanh phố có thể làm quen và tìm hiểu xem người ta ở đâu, thật ra vẫn có thể mua đồ. Lại nói đồ Diệp Gia muốn mua cũng không phải hàng khan hiếm, giống như rượu này tiệm rượu đều ủ mấy thùng lớn. Cất trong hầm, lưu trữ mấy năm. Cũng có thể mua được vào mùa đông.
Ông Tôn cảm thấy không thoải mái khi phải ở mãi trong phòng nên lập tức đội mũ nỉ kéo xe bò đi ra ngoài.
Diệp Gia quấn chặt khăn quàng cổ, ôm Tiểu Bát nhào nặn một hồi, Diệp tứ muội bắt đầu nói vê chuyện của A Cửu. Từ sau khi bắt đầu vào mùa đông, A Cửu thường xuyên chạy ra ngoài, rất hay trở về lúc nửa đêm với cơ thể đầy thương tích.