Chậm rãi chỉnh lại y phục, bắt chước hành động lúc nãy của Diệp Gia, nhắm mắt lại: "Cầu thân để cho nguyện vọng của Gia Nương không được toại nguyện."
Diệp Gia: "... Từ từ, ánh mắt ta không tốt cũng nghe không rõ lắm, chàng nói lại lời cầu phúc chàng mới nói lúc này đi."
"Thần nghe thấy là được rồi." Chu Cảnh Sâm phủi xiêm y rồi đứng lên. Thân mật dựa vào Diệp Gia: "Nói thế nào thì cầu thần phật cũng không bằng dựa vào bản thân. Đi thôi."... Là ai lúc đầu còn nói có thể cầu được vận may chứ?
Thả hoa đăng xong, Diệp Gia cũng không muốn đi dạo nữa, kéo Chu Cảnh Sâm trở về.
Chu Cảnh Sâm tùy ý để nàng kéo đi, hai người xuyên qua đường phố tấp nập, đang muốn đi đến chợ. Trong hoàn cảnh tối tăm đã không cẩn thận đá trúng sạp hàng của một người bán dây buộc tóc. Người trên mặt đất truyền đến một tiếng kêu ôi, Diệp Gia sợ đến mức cúi đầu xuống. Chỉ thấy trên mặt đất có một bà lão đang nhanh tay lượm nhặt thứ gì đó. Không ngờ nơi đó có một bà lão đang ngồi bán dây buộc tóc.
Diệp Gia đã làm ngã cái mẹt đựng rất nhiều dải lụa màu, đủ các loại hình thức. Diệp Gia có chút băn khoăn, nhanh chân ngồi xuống giúp bà lão chỉnh lại mấy cái dây cong rối. Chu Cảnh Sâm cũng ngồi xuống cũng tìm các sợi dây.
"Thật xin lỗi, thật xin lỗi bà, vừa rồi ta không nhìn thấy." Đi đường lại không chú ý. Diệp Gia thật sự cảm thấy ngại."Không thì ta mua hai sợi dây buộc tóc nhé. Lại nhìn những sợi này cũng làm rất tốt, tướng công ta lại mua thêm một cái."
Nhưng năm này mọi thứ đều được làm thủ công, mà mỗi dải lụa này đều được làm thủ công. Nàng ngồi xuống, chọn hai sợi dây màu đỏ. Một cái là một sợi buộc tóc màu đỏ, hai cái còn lại giống như dây đeo trên đàn cổ. Hơn nữa kiểu dáng của chúng còn rất có ý.
Bà lão mặc quần áo cũ đã đứng bán ở đây rất lâu, đây chính là người mua đầu tiên. Nên bà ấy rất vui vẻ: "Mười văn tiên một sợi."
Diệp Gia lập tức lấy ra một thỏi bạc nhỏ đưa cho bà ấy.
Bà lão cầm thỏi bạc có chút sốt ruột, trên người bà ấy hiện không có nhiều tiền lẻ.
"Đừng lo, bà cầm đi." Diệp Gia thật sự không phải phá của, mà là bản thân không nhìn đường, nên mới làm sập quầy hàng của người ta, cho nên có ý bù lại. Lại nói hiện giờ trong nhà cũng không thiếu chút tiền này, nên hiện giờ Diệp Gia cũng không keo kiệt.
Nhét bạc vào trong tay bà lão, Diệp Gia tiếp tục kéo tay Chu Cảnh Sâm trở về khách điếm.
Trở lại khách điếm, quả nhiên thấy quần áo, giày, trang sức, son phấn bột nước đều có đủ. Quần áo đều được làm từ tơ lụa, áo trong cũng được làm từ vải vóc tốt. Không biết Chu Cảnh Sâm mua được những thứ này ở đâu, kiểu dáng còn rất đẹp. "Tạm thời cũng chỉ có hai bộ này, một cái mặc một cái giặt." Chu Cảnh Sâm cũng có quân áo mới: "Ngày mai chúng ta phải đi gặp ông ngoại."
Diệp Gia đang mặc thử quần áo có vừa người hay không, trong nhất thời đã giật mình: "Ông ngoại ở trong thành Vu Điền sao? Hơn nữa phải gấp như thế sao?"
"Không gấp." Chu Cảnh Sâm cười nói: "Ta đã sớm thông báo với ông ngoại, ông ngoại và bà ngoại rất muốn gặp nàng."
Diệp Gia: "... Khi nào thông báo thế?"
"Trước khi thành thân."
Diệp Gia: "..."
Nàng không khỏi nhớ đến những lời người này nói trước khi thành thân. Quả là lời của thằng nhãi này một câu cũng không thể tin.
Mặc kệ thế nào, sớm muộn gì cũng phải gặp người thân của Chu Cảnh Sâm. Diệp Gia cũng không có tâm trạng mất bình tĩnh gì, học giả lớn đương đại, mà nàng cũng là người tài của đời sau, không đến mức cảm thấy bất an. Hơn nữa tính cách của người Dư Gia, giáo dưỡng nhà người ta cũng không kém.
Vì ngày mai phải đi gặp khách nên Diệp Gia đương nhiên không chậm trễ. Nàng đặt bộ ý phục gấp xong thả lại, sau đó đi đến cách vách để xem bà lão.