Xuyên Thành Mẹ Kế Lâm Đại Ngọc

Chương 22

Trong lòng nàng không hài lòng với Bảo Ngọc, nhưng lúc đó Tiết gia đang trong tình cảnh như vậy, nàng chỉ có gả cho Bảo Ngọc mới có thể bảo vệ mẹ góa con côi.

Giờ đã nghĩ thông suốt rồi, ngược lại cũng không còn gì luyến tiếc.

Còn danh hiệu hoàng thương, ai muốn lấy cứ lấy.

Thương nhân đấu với quan lại, từ trước đến nay đều ở thế yếu, chi bằng buông tay hoàn toàn, ngược lại có thể giữ được nhiều hơn.

Nàng ấy đã thông suốt, ta cũng yên tâm - có thêm một người tỷ muội sáng suốt, sau này dù ta và Lâm Như Hải có qua đời, Đại Ngọc cũng có người giúp đỡ.

Buổi thăm nhà diễn ra đúng như dự kiến.

Vì Giả Chính và Vương Hi Phượng hết lời mời mọc, nên ta và Đại Ngọc cũng tham dự.

Nguyên Xuân khoác trên mình sự phú quý, nhưng giữa đôi lông mày lại ẩn chứa nỗi buồn sâu đậm.

Trước lúc rời đi, nàng nắm tay Giả Chính và Vương phu nhân nói: "Cha đã cứu con một mạng, chỉ mong mọi người trong nhà hiểu rõ tình hình, bớt phung phí xa hoa."

Vương phu nhân nước mắt lã chã, Giả Chính liên tục đáp: "Tất nhiên là không thể, tất nhiên là không thể."

Nguyên Xuân trở về cung, Giả gia tiếp tục xử lý gia sản.



Thực ra vốn dĩ cũng chẳng còn bao nhiêu của cải, khi Vương Hi Phượng quản gia cũng phải dựa vào kho của lão phu nhân mà sống qua ngày.

Đại Quan Viên sau đó quả nhiên được quyên góp làm Vạn Dân Viên, lại nhận được không ít lời khen ngợi từ dân gian.

Giả gia chỉ còn lại một cái vỏ rỗng, nhưng rốt cuộc cũng không thể cản bước vận mệnh của Nguyên Xuân.

Mùa thu năm đó, Nguyên Xuân bệnh c.h.ế.t trong cung, hoàng thượng đặc biệt cho phép Giả gia về Kim Lăng chịu tang.

Lâm Như Hải cho Giả Chính một lời khuyên cuối cùng: "Hãy cáo lão về quê, sau này cũng không cần phải lên kinh thành nữa."

Giả Chính có đồng ý hay không ta không biết, nhưng lão phu nhân quả thực không ổn.

Sau đám tang của Nguyên phi không lâu, lão phu nhân qua đời, mọi người trong Giả phủ chịu tang ba năm.

Bà lão quả nhiên đem hết thảy của riêng mình để lại cho Bảo Ngọc.

Giả Liễn cùng Vương Hi Phượng vốn đã biết trước, nên trong lòng chẳng hề bực tức.

Huống hồ Bảo Ngọc vốn là kẻ chẳng màng đến bạc vàng, chỉ đem chìa khóa trả lại cho Vương Hi Phượng mà rằng: "Vẫn nên để tẩu tử quản lý việc nhà."



Sau đó, Giả Kính rồi Giả Xá lần lượt qua đời.

Dường như số mệnh đã an bài, ba năm rồi lại ba năm, con cháu Giả gia đến Kim Lăng rồi thì chẳng ai rời đi nữa.

Vương Hi Phượng trải qua nhiều chuyện, lòng tham cũng vơi bớt, liền đem số tiền của lão phu nhân ra mua hai ngọn núi, xây dựng nơi thanh tịnh, rồi cùng mọi người lên núi sinh sống.

Trong khoảng thời gian này, Đại Ngọc, Bảo Thoa, Lý Hoàn đã về nhà mẹ đẻ, cùng với Sử Tương Vân gả đi xa, thỉnh thoảng vẫn đến thăm.

Đại Ngọc trở về bèn nói với ta: "Đại phu nhân tuổi còn trẻ, hết tang liền đi bước nữa. Nhị phu nhân vẫn luôn ăn chay niệm Phật, trước kia có lẽ là do thân bất do kỷ, giờ xem ra bà ấy đã thực sự thành tâm hướng Phật rồi. Mấy tỷ muội khác vẫn mạnh khỏe.”

“Trước đây Tôn gia thay Tôn Thiệu Tổ đến cầu hôn, nào ngờ lại gặp lúc Đại lão gia qua đời, tỷ tỷ Nghênh Xuân phải chịu tang, Tôn gia đợi không được, nên đành thôi....Năm nay, trong tộc học có vài học trò quen biết  Tôn gia.”

“Nghe nói, Tôn Thiệu Tổ kia thật không ra gì, đã liên tiếp đánh c.h.ế.t mấy nàng hầu thiếp thất. May mà Nhị tỷ tỷ không gả cho hắn. Tẩu tử giờ đây chuyên tâm vào việc buôn bán dưới chân núi, mọi việc trên núi đều giao cho Thám Xuân quản lý. Ai ngờ muội ấy lại là người tài giỏi, sắp xếp mọi việc đâu ra đấy, đâu vào đó, nghiêm minh chẳng khác nào thùng sắt. Mấy kẻ ngỗ nghịch trong phủ Ninh Quốc, nhìn thấy Thám Xuân cũng sợ mất mật, chẳng ai dám làm càn.”

Mấy năm nay, Giả Dung, Giả Hoàn đều đã lần lượt cưới thê tử , đi bước nữa.

Vì gia cảnh sa sút, nên cũng chẳng còn những kẻ không an phận tìm đến sinh sự, ai nấy đều an phận thủ thường.

Thấy mọi người đã an phận, Vương Hi Phượng cũng rộng lượng hơn, đem những cửa hàng mà lão phu nhân để lại chia cho từng người.

Ai ở trên núi mà làm tốt, sẽ được giao cho một cửa hàng dưới núi để quản lý.
Bình Luận (0)
Comment