Xuyên Thành Nha Hoàn Của Nữ Chính Ta Nằm Yên Làm Giàu

Chương 205

Ngô Chi thấy Khương Đường viết thiệp, trong lòng vừa kích động vừa sợ hãi, không biết chuyện mà Khương Đường phân phó cụ thể là chuyện gì. Nàng ấy hoảng hốt, cảm thấy có liên quan đến vải dệt, sau khi cầm thiếp liền vội vàng tạ ơn.

Đám người Lộ Trúc đã chuộc thân, bốn người hiện giờ đang ở trong căn nhà trước kia của Khương Đường.

Bốn người cùng nhau sống qua ngày, chờ có đường ra rồi mới tính toán tiếp. Đương nhiên, căn nhà này cũng là thuê của Khương Đường, mỗi tháng sẽ trả một số tiền thuê nhà nhất định.

Mấy ngày trước bốn người Lộ Trúc rời khỏi Hầu phủ. Cả bốn người đều không muốn đến thôn trang của Lục Cẩm Dao làm việc. Nếu đã rời đi, vẫn là cắt đứt sạch sẽ mới tốt hơn.

Ở bên chỗ của Khương Đường, tiệm lẩu thì không cần hỗ trợ, mà mấy quầy hàng bán đồ ăn vặt khác thì…Nói thật, bốn người các nàng thật sự không làm được việc này, mặc dù tay nghề có thể học, cũng có thể chịu khổ, nhưng so với mấy người Lưu đại tẩu thì các nàng kém chính là sức lực.

Làm quầy hàng bán đồ ăn vặt thì trước tiên phải có sức lực mới được, cho dù kiếm được không ít thì cũng là nhờ làm các công việc tốn sức. Giống như Lưu đại tẩu hay Trần gia nương tử, Vương thị hàng xóm đều là sáng sớm dậy đẩy xe đi bán, lại mua nguyên liệu về làm. Bốn người cũng không phải không chịu khổ được, chỉ là tất cả đều là mấy cô nương nhu nhược yếu đuối chưa lập gia đình, đừng nói là bán, ngay cả đẩy xe cũng không đẩy nổi.

Bốn người nhất thời không nghĩ ra cách làm ăn gì, liền tính toán nghỉ ngơi một thời gian trước đã. Mới vừa lấy lại được tự do, cũng tích góp được không ít tiền bạc, thật ra cũng không vội kiếm tiền mưu sinh.

Nhưng hai ngày trước, Khương Đường tới đây nói một chuyện làm ăn. Chạy từ Giang Nam chạy tới Tây Bắc, bán hàng cho người Hồ Tộc.

Tay nghề thêu thùa của bốn người đều không tệ, lúc trước còn giúp Khương Đường thêu áo cưới nữa. Còn buôn bán gì mà dễ làm lại dễ kiếm, đương nhiên chính là vải vóc, trà đường, đồ sứ các loại.

Lưu Đại Lang thường chạy khắp nơi, cũng mở mang tầm mắt không ít. Nhưng có một thứ mà hắn không thể bằng được người khác, đó là mắt nhìn.

Hắn lớn lên ở trong một ngõ nhỏ phố Trữ Nguyên, từ nhỏ vấn đề lo lắng nhất chính là cơm ăn áo mặc, đến sau này gia cảnh tốt hơn một chút cũng chưa từng thấy được bao nhiêu thứ tốt. Hắn vào nam ra bắc tuy rằng kiếm được tiền nhưng phần lớn đều chỉ là buôn bán nhỏ, còn đã từng bị người ta lừa gạt nữa. Những đồ tốt thì hắn chưa từng thấy, cũng không dám mua, cứ làm buôn bán nhỏ vậy thôi.

Nhưng mấy người Lộ Trúc đi theo Lục Cẩm Dao, vừa vặn gặp qua không ít thứ tốt, cho dù là vật liệu tốt đồ vật tốt đều có thể nói ra mấy lời.

Hơn nữa trình độ thêu thùa của Bội Lan Tĩnh Mặc cũng tốt, cho nên Khương Đường hỏi các nàng có đồng ý chuyện làm ăn này không.

Mệt thì đương nhiên phải mệt, cũng không ổn định, nhưng nếu làm tốt thì không thể thua kém mấy công việc khác được.

Ngày đó hai người Bội Lan không trả lời cho nên Khương Đường bảo Ngô Chi đi hỏi một chút. Nếu không muốn thì chỉ có một mình Ngô Chi đi theo Lưu Đại Lang đến các nơi nhập hàng.

Ngô Chi đi tới phố Trữ Nguyên tìm được Bội Lan cô nương. Chỉ nói mấy câu, Bội Lan và Tĩnh Mặc cùng gật đầu đồng ý với chuyện này. Nhưng đây không phải là chuyện nhỏ, cần phải bàn bạc kỹ hơn.

Khương Đường cảm thấy không thể cứ ngây ngốc chạy thẳng về phía đất Thục như vậy, trước tiên phải đi mấy thành trấn xung quanh Thịnh Kinh xem một chút, thăm dò đường đi, cũng nhìn xem có đồ vật nào có thể mua bán được không.

Đương nhiên Lưu Đại Lang rất vui vẻ, chuẩn bị lên kế hoạch xuất phát.

Hắn quen biết người của tiêu cục, thuê bốn hộ vệ, dự định đi khắp nơi xem thử một chút rồi mua chút đường, vải vóc mang đến Tây Bắc bán trước.

Hiện giờ Lưu Đại Lang đã kiếm được nhiều bạc hơn so với nương hắn. Lưu đại tẩu vẫn không muốn hắn chạy khắp nơi như vậy, nhưng người trong nhà đều đồng ý, mà chính bản thân nhi tử cũng muốn như vậy nên nàng ấy không còn cách nào khác, đành phải để hắn đi.

Cũng không quản tiền bạc quá chặt nữa, Lưu Đại Lang kiếm được hay lỗ vốn thì tự mình gánh vác, nếu làm ăn cần tiền cũng tự mình lo liệu.

Chỉ là lần này là chạy cho Khương Đường, thoáng cái liền cầm năm trăm lượng bạc, Lưu đại tẩu vặn lỗ tai hắn dặn dò: “Nhớ thuê thêm người nữa có nghe không, mà tiền tài cũng không được để lộ, không được lỗ vốn!”

Lưu Đại Lang khó xử: “Làm buôn bán thì phải có lỗ có lãi, cũng không phải nhi tử chưa từng lỗ lần nào…”

Lưu đại tẩu cãi bướng: “Chính là không được phép lỗ vốn! Không phải tiền của ngươi nên phải cẩn thận hơn nữa, nghe chưa?”

Lưu Đại Lang trả lời cho có lệ: “Được rồi được rồi mà.”

Khương Đường đưa cho hắn năm trăm lượng bạc, xem như hợp tác với hắn, lợi nhuận chia ba bảy, Khương Đường chiếm bảy thành.

Còn lại Khương Đường mặc kệ, Lưu Đại Lang cũng có thể tự lấy tiền của mình làm ăn, nhưng xảy ra chuyện phải tự chịu.

Ngô Chi là người của nàng, đi cùng cũng là có ý giám sát.

Chuyện này sắp xếp xong, chỉ còn chờ phố ẩm thực khai trương nữa là được.

Ngưng Duyệt đã đi tuyên truyền xung quanh, ngoại trừ năm quầy hàng bên chỗ Khương Đường ra thì tổng cộng có thêm ba quầy hàng cho thuê nữa.

Nếu thuê bây giờ thì tiền thuê quầy hàng nửa năm đầu sẽ được giảm một nửa, nửa năm sau tính theo nguyên giá. Có thể trả tiền thuê ba tháng một lần, cũng có thể trả hết toàn bộ, nhưng không ai muốn trả hết một lần cả, thậm chí có người còn hỏi có thể trả theo từng tháng được không.

Cái này đương nhiên không được.

Cho thuê quầy hàng cũng giống như cho thuê nhà vậy, huống hồ tiền thuê rẻ như vậy, còn là mới xây, vậy nên hoặc là cho thuê hoặc là để trống.

Phố ẩm thực bên này có hai mươi mấy quầy hàng, nếu không phải bởi vì sức ăn nam nhân lớn, công tử có tiền lại nhiều thì thật đúng là không thể gánh nổi nhiều người bán hàng rong như vậy.

Có người thì chê cười, có người vẫn quan sát, thấy mấy chủ quầy hàng đem củi, than, cải dầu mì gạo chuyển vào, không khỏi sinh ra vài phần hâm mộ.

Nơi này còn đào riêng một cái giếng nữa, còn lớn hơn so với miệng giếng trước đó. Không cần phải xách nước, chỉ cần xoay cán gỗ là có thể múc nước lên.

Mặc dù mọi người đều có thể dùng nhưng vẫn phải thuê quầy hàng mới được. Hơn nữa đây là do người ta tự bỏ tiền ra xây, chỉ cần để ý mặt mũi của mình thì sẽ không dùng ở đó.

Mang đồ đạc chuyển vào trong, mì gạo không dễ hỏng, cất ở trong đó cũng không có việc gì, lúc về thì khóa cửa lại. Khi tới thì mang theo chút thịt và nhân đã chuẩn bị trước, cũng tiết kiệm được thời gian và công sức.

Đợi đến mùng một tháng năm, tính cả lẩu Trạng Nguyên thì tám quầy hàng nhỏ đã chuyển đến phía trước của phố ẩm thực.

Cũng là ông trời tác hợp, vào ngày mùng một trời hạ một cơn mưa.

Mặc dù không đốt pháo, nhìn phố ẩm thực rất quạnh quẽ nhưng vừa đến giữa trưa, rất nhiều học sinh đã đổ xô ra ngoài.

Quầy hàng nhỏ của Cẩm Đường Cư cũng phải quay về một chuyến để lấy thêm điểm tâm, buổi tối học sinh còn ra thêm một lần nữa, nếu không lấy thêm thì không có gì để bán.

Tổng cộng có tám quầy hàng, đằng trước mỗi một quầy hàng đều chật ních cả đống người, ngày thường vẫn để ý hai chữ phong độ nhưng lúc này thì chẳng có ai nhún nhường được cả.

Đám học trò cầm ô dù, người chen người, cũng chẳng sợ trời trở gió lạnh. Người trước cửa Cẩm Đường Cư là nhiều nhất, rất nhiều người đều biết Cẩm Đường Cư của Thịnh Kinh, mùi vị của điểm tâm còn mới lạ, chỉ có điều phải đợi đến khi kỳ phép tháng mới có thể mua được.

Cũng có thể để người trong nhà đưa nhưng có hiếm người, đến thư viện là để học hành, cho dù công tử thế gia thì cũng rất hiếm khi làm loại chuyện này.

Lần này trước cổng thư viện mở một cửa hàng, tuy rằng mặt tiền cửa hàng không to như nội thành nhưng may mà không cần nén nhịn cơn thèm ấy nữa, ra ngoài là có thể mua được.

Chỉ có điều người vây quanh không ít, chưởng quỹ cũng không ngờ chuyện buôn bán ở đây lại tốt như thế, điểm tâm đưa đến không nhiều, chỉ trong một buổi trưa đã bán hết sạch, đến nỗi mà rất nhiều phía sau không mua được.

Nhưng chỉ trong một buổi trưa nay, đã có mấy chục lượng bạc thu nhập, sắp đuổi kịp doanh thu một ngày của cửa hàng cũ rồi, nên không khỏi cảm thán, bạc của học trò thật dễ kiếm.

Còn những quầy hàng khác ví dụ như cháo Trạng Nguyên, bánh nướng, bánh rán phồng, mắt thường cũng có thể thấy việc buôn bán khá được.

Mua đồ ăn xong thì bê đến lều bên cạnh ngồi xuống ăn, ngắm mưa táp lên lá tre lá trúc, nghe tiếng mưa trong thanh, ăn cháo Trạng Nguyên nóng hôi hổi, rồi hứng trí ngâm mấy câu thơ, lại khiến đồ ăn bình dân phố chợ có mấy phần thơ tình họa ý.

Không có ai cảm thấy ngồi ở đây ăn uống là mất mặt cả.

Người tới thuê sạp hàng đều là người xưa giờ buôn bán khá tốt, hôm nay các quầy hàng nhỏ khác đều không đến, nên chuyện buôn bán càng tốt hơn một bậc. Buổi trưa các học trò ra ngoài nửa tiếng, đến tận khi bên trong vang lên tiếng chuông thì vẫn còn có người đang nán lại ở bên ngoài.

Dù không muốn nhưng cũng phải chạy về.

Nhưng bữa trưa nay đích thực coi là bữa ăn uống no say, đồ ăn không tệ, điểm tâm cũng ngon.

Quán này thôi không bán nữa, mấy người chủ quán cũng có thời gian thu dọn bát đũa đếm xem trong buổi trưa kiếm được bao nhiêu bạc.

Một văn tiền, hai văn tiền… tới thuê quầy hàng có nhà bán mì Dương Xuân, đã bán ở đây được mấy năm rồi, chuyện buôn bán vẫn luôn đứng hàng nhất nhì.

Lão bản cảm thấy việc làm ăn vốn rất tốt, nên thuê một quầy hàng như thêu hoa trên gấm, nửa năm đầu mỗi tháng tiền thuê là một lượng năm văn tiền, nửa năm sau là ba lượng một tháng, làm thêm mấy hôm là có thể nhanh chóng kiếm lại tiền về.

Mặc dù hơn nửa thời gian tháng Chạp đều nghỉ, mỗi tháng còn có một ngày rưỡi nghỉ, mà hôm thời tiết xấu cũng không ít, đông gia càng không tính toán những cái này cho ngươi, đều phải thuê trọn hết, tính tới tính lui thì như thế nào cũng là kiếm tiền.

Trương lão bản cảm thấy mỗi tháng trời đổ mưa những ngày này, gần như là có thể kiếm lại tiền thuê mặt bằng được, hơn nữa ở bên ngoài gió thổi nắng gắt mà tuổi tác ông cũng đã cao nên bèn thuê một quầy.

Sau khi thuê thì tiện lợi hơn rất nhiều, tiện gánh nước, đồ đạc có thể để luôn vào trong quán, không cần gánh tới đây hằng ngày nữa, đến đây cũng không cần mang theo ghế băng nhỏ, vả lại ông là người thuê đầu tiên nên có thể lựa chọn cửa hàng.

Đương nhiên Trương lão bản chọn một quán gần thư viện.

Chuyện quan trọng nhất ấy là đông gia của phố ăn vặt là Khương Đường, đằng sau là phủ tướng quân.

Chỉ với tầng quan hệ này thôi thì buôn bán làm ăn ở phố ăn vặt sẽ không cần lo lắng rắc rối nữa.

Trong một buổi trưa, quán mì Dương Xuân bán được hơn hai trăm bát, kèm theo là những món ăn kèm như trứng lá trà, thịt hầm cũng bán được không ít.

Những học trò này không chỉ ăn mỗi mì mà còn ăn thêm trứng thịt, có người còn không nhịn được lấy hai quả trứng, một bát mỳ mười mấy văn tiền mà chẳng chớp mắt lấy một cái, doanh thu trong một buổi trưa đã sắp bằng tiền thuê cửa hàng một tháng rồi.

Cửa hàng này thật đúng là gà đẻ trứng vàng, thuê thật sự rất đáng.

Có điều hôm nay trời cũng đổ mưa, cũng do bởi những quầy hàng khác đều không đến nên chỉ có vài quán như thế buôn bán, học trò cũng chỉ có thể mua những cái này.

Thật ra Trương lão bản không mong cầu gì khác, có thể kiếm lại tiền thuê mặt bằng là đủ rồi, thêm chốn che mưa là thêm chốn kiếm tiền, chuyện buôn bán ngày mai ra sao thì vẫn chưa biết được, không nên vui mừng quá sớm.

Mưa cho đến tận chạng vạng tối, mấy người buôn bán này vẫn chưa đi mà cứ lại đây chuẩn bị nguyên liệu, bán thì thì chuẩn bị sợi mì, bán bánh thì nhồi bột, còn Vương thị bán bánh nướng thì phải chuẩn bị nhân bánh.

Tiếng mưa bên ngoài trời tí tách, bên trong có nơi che mưa chắn gió cũng không tệ, còn có thể ngồi nghỉ ngơi đôi lát.

Giữa trưa Khương Đường đến, thấy buôn bán khá được thì yên tâm, nàng nói với Xuân Đài rằng: “Bên chỗ tướng quân còn có quầy bán thịt lợn phải không, hỏi xem có cần đưa thịt tới không, nếu cần thì xem có bao nhiêu người cần, nhiều người cũng có thể đưa.”

Chuyện làm ăn ngày trước của Cố Kiến Sơn đều là Xuân Đài lo toan, giờ đây cũng là Xuân Đài lo liệu.

Khương Đường cũng chỉ xem sổ sách, trên sổ sách đúng là được, còn những chuyện còn lại đều làm theo như ngày trước.

Nếu ở đấy có thể bán thịt thì cũng coi như kinh doanh thêm một phần, nhưng mười mấy cân như thế thì không cần đưa nữa, còn chẳng đủ đi một chuyến.

Phố ăn vặt không thể lấy lại gốc trong thoáng chốc được.

Ở đây buôn bán tốt thì mới có thể có người tới thuê quầy hàng được.

Khương Đường không muốn chỉ chăm chăm vào những tiểu thương ở đây, ở thành Thịnh Kinh có rất nhiều cửa hàng cũng có thể đến đây bày bán, ví như Đa Bảo Các của Cố Tiêu, bên trong có khá nhiều thứ mà văn nhân mặc khác yêu thích. Như quạt giấy, bút mực, đủ loại giấy Tuyên Thành… ở bên trong này đều là học trò cả, những thứ đồ ấy bán cho học trò là hợp lý.

Hơn nữa người có tiền cũng chẳng ít, tự mở một gian hàng ở đây thì không hợp lý nhưng nếu có thể cho thuê thì tuyệt đối là cuộc làm ăn ổn định không có lỗ.

Bàn chuyện làm ăn với Cố Tiêu, bên chỗ Khương Đường có thể chia phần gian hàng, dẫu sao nàng có thể kiếm tiền ở đây thì phần lớn nguyên nhân là bày hàng ở trước cửa thư viện.

Quán xá khác thì Khương Đường vẫn chưa nghĩ xong, rất nhiều người đều không hay biết trước cổng thư viện Tùng Sơn có một phố ăn vặt bình dân.

Nàng tự nhủ với mình rằng không cần nóng vội không cần gấp gáp, có lẽ một ngày nào đó sẽ có rất nhiều người ồ đến thuê quầy hàng của nàng.
Bình Luận (0)
Comment