Con thứ thì phải có bổn phận.
Cố Kiến Hải không biết từ khi nào đã nghĩ như thế, hình như là khi còn bé. Phải nghe giáo huấn, phải nhường nhịn hai đệ đệ, phải biết cái gì là an phận thủ thường, Cố Kiến Hải chưa bao giờ mơ tưởng đến tước vị của phủ Vĩnh Ninh hầu, cũng chẳng dám nghĩ.
Đối với hắn mà nói, vốn chẳng hề có cơ hội tranh giành, chuyện này từ khi sinh ra đã được định đoạt rồi.
Tuy rằng Cố Kiến Phong không có tài học như những người khác, nhưng trưởng tử đích tử vẫn luôn được Vĩnh Ninh hầu xem trọng. Lão Nhị Cố Kiến Thủy học hành cũng giỏi, bản thân có bản lĩnh. Cố Kiến Châu và Cố Kiến Sơn càng không cần nói, một người là văn trạng nguyên, một người là võ trạng nguyên, ngày sau có thể vinh quang cửa nhà.
Nói một câu khó nghe, dù cho Cố Kiến Phong chết rồi thì tước vị cũng không đến lượt hắn.
Vậy thì chẳng thà cùng ăn rồi chờ chết, theo ai kiếm lợi cũng đều là kiếm lợi cả.
Bây giờ Cố Kiến Hải đã hiểu được sự phân biệt trong đó, không phải theo ai kiếm lợi thì đều là kiếm lợi, có kiếm được thì vẫn khác.
Lấy tư lịch của Cố Kiến Phong, cho dù nhận được tước vị thì cũng chỉ là một Bình Dương hầu, ngày sau con cháu thành người tài có thể rạng danh cửa nhà, không thành tài thì tước vị rồi sẽ cắt bớt dần.
Hồng Lư Tự thì có thể có được tiền đồ gì.
Nhưng tiền đồ của Cố Kiến Châu và Cố Kiến Sơn thì lại không có giới hạn.
Chỉ nhìn nhận chuyện này một cách đơn thuần, Cố Kiến Châu ở Hàn Lâm Viện thì không có cách nào, Cố Kiến Sơn đang trên đường không quay về được, thế là rơi xuống đầu hắn.
Hắn nhất định sẽ ghi nhớ phần ân tình này.
Cố Kiến Hải bảo Vân thị chuẩn bị hai phần lễ vật, một phần đưa đến Yến Kỉ Đường, một phần khác thì tạm cất đi trước, đợi Cố Kiến Sơn quay về rồi giao cho hắn.
Còn bản thân thì thu xếp thỏa đáng, viết một phong sổ con rồi giao cho Vĩnh Ninh hầu, để Vĩnh Ninh hầu đệ lên thánh thượng.
Cố Kiến Hải vẫn chỉ là một Giáo Úy lục phẩm nên không thể thượng triều, làm xong mấy việc này, hắn liền cùng đầu bếp lớn trong phủ đợi trong cung truyền triệu.
Đưa tấu chương được nửa ngày, trong cung vẫn mãi không có tin tức gì, Cố Kiến Hải chưa từng gặp hoàng thượng nên trong lòng ắt sốt sắng, lo lắng không yên đi tìm Cố Kiến Châu.
Lúc Cố Kiến Châu thi Đình từng thoáng trông thấy thiên nhan nhưng chỉ nhìn có một lần nên chẳng khác gì với việc chưa từng gặp thánh thượng cả, hắn nói: “Một ngày thánh thượng phải đọc biết bao nhiêu là tấu chương, sự vụ có nặng có nhẹ. Chuyện này của chúng ta trông thì khẩn cấp nhưng vẫn còn có nhiều chuyện cấp bách hơn, không thể vừa trình tấu chương đã được xem ngay.”
Cố Kiến Hải cảm thấy chuyện này là gấp rút nhất: “Còn có chuyện khác? Là chuyện gì cơ chứ!”
Cố Kiến Châu: “Tam huynh có điều chẳng hay, vùng Điền Nam có lũ lớn, triều đình còn đang sứt đầu mẻ trán.”
Nghe nói ở cửa Cần Chính Điện có không ít đại thần đang chờ đợi, còn có thể nghe thấy tiếng đập đổ đồ sứ, bất kể là quan gì cũng đều khó đảm đương nổi.
Cố Kiến Châu chỉ là một quan tu soạn Hàn Lâm nho nhỏ, mỗi ngày đều ở Hàn Lâm viện uống trà soạn sách, chưa từng hiểu được nỗi khổ của dân sinh, cũng không bỏ ra nổi công sức gì. Nếu như có thể, Cố Kiến Châu rất muốn đi cứu trợ thiên tai, nhưng bây giờ đại thần cứu trợ thiên tai vẫn còn chưa chọn ra.
Chuyện này Cố Kiến Hải hoàn toàn không biết, giống như Cố Kiến Châu nói, chuyện còn có chuyện nặng chuyện nhẹ, mạng người quan trọng, chắc chắn còn quan trọng hơn so với quân lương.
Có thể làm sao được, chỉ có thể chờ đợi.
So với Cố Kiến Hải nóng ruột như thế, Lục Cẩm Dao lại chẳng hề sốt sắng chút nào.
Nếu như dùng được vậy thì chính là dùng được, sớm hay muộn chẳng có dính líu gì, nàng ấy bảo Lộ Trúc nói với Khương Đường, những chuyện khác không cần quan tâm chỉ chờ tin tức từ trong cung.
Buổi chiều ngày mười tám tháng năm, thái giám trong cung truyền chỉ đến phủ Vĩnh Ninh hầu, triệu Cố Kiến Hải nhập cung yết kiến.
Sự thấp thỏm trong phủ Vĩnh Ninh hầu nhờ có lời triệu kiến này mà lại được nâng lên.
Cố Kiến Hải đi từ quá giữa trưa đến nhá nhem tối vẫn chưa quay về, trong lòng Trịnh thị bất an lên xuống, trái lại Vĩnh Ninh hầu lại ngồi yên: “Đừng lượn vòng nữa, xoay tới nỗi ta chóng cả mặt.”
Trịnh thị: “Đáng lẽ ông nên đi theo cùng.”
Vĩnh Ninh hầu đáp: “Người thánh thượng triệu kiến là lão Tam, ta đi để nói gì?”