Cố Kiến Sơn không cho đụng vào, Xuân Đài lập tức đặt về chỗ cũ không dám đụng vô nữa.
Cố Kiến Sơn nói: “Đi phòng bếp lớn lấy nồi canh gà hầm cho ta ăn đi.”
Sau đó từ sáng tới trưa Cố Kiến Sơn chỉ ăn canh gà hầm với bánh quy. Buổi tối, Xuân Đài nhờ Tường Vi đi thêm một chuyến, lấy về một bao cơm hấp lá sen, một con gà nướng lá sen.
Lá sen trải qua chế biến đã đổi thành màu nâu, nhưng vẫn còn một mùi thơm ngát. Nhìn có hơi giống gà ăn mày Cố Kiến Sơn nướng ở dã ngoại, cũng tròn vo như vậy, nhưng mà bên ngoài được bọc một lớp bùn.
Lột lá sen ra mùi càng thơm hơn, hơi nóng bốc lên, Cố Kiến Sơn không sợ nóng trực tiếp dùng tay xé ăn.
Hắn xé một cái đùi cho Xuân Đài, ăn được một nửa mới phát hiện trong bụng gà còn cái gì đó, không ít nấm, đã được nấu chín, ăn vào có mùi thịt gà. Còn có khoai sọ với khoai tây, nấu cùng với thịt gà nên cũng có vị ngọt thanh.
Thịt gà cực kỳ mềm, đặc biệt khi so sánh với bánh quy khô có thể thấy nó vô cùng mềm.
Có lẽ trước khi nấu đã được nêm nếm nên hương vị không mặn không nhạt, ăn ngon hơn gà hầm, với lại ăn rất tiện.
Căn bản không cần lấy đũa.
Bên trong cơm hấp lá sen là thịt muối băm nhỏ với gạo nếp, còn có đậu đũa và nấm. Một bao lớn cỡ nắm tay, cắn một miếng ngập răng, thơm thơm mặn mặn.
Cố Kiến Sơn chỉ mới ăn qua một thứ được làm bằng gạo nếp là bánh ú, năm nay hắn còn chưa ăn bánh ú bởi vì tiết Đoan Ngọ hắn đang lên đường.
Bên ngoài củ cải có hơi khô, nhưng nhai trong miệng một cái nó lại tuôn ra nước sốt thơm ngon. Nấm thì vô cùng dẻo dai, tăng thêm hương vị khác biệt cho gạo nếp với đậu đũa. Món cơm nắm này ăn ngon không chịu được.
Ăn bữa cơm này không chỉ giúp Cố Kiến Sơn thấy thoải mái trong lòng, thoải mái trong bao tử, mà cả tay cũng thoải mái.
Ăn cơm xong hắn đi rửa tay sạch sẽ, Xuân Đài không nhanh không chậm kể cho Cố Kiến Sơn nghe tin tức hắn hỏi thăm được. Những chuyện này đáng lẽ phải do nha hoàn làm, nhưng ai bảo Yến Hồi Đường không có nha hoàn chứ.
Nên nó lại rơi xuống đầu Xuân Đài.
Xuân Đài nói: “Hôm nay Tứ nương tử đồng ý lời mời đến hồ Bích Thủy, thế tử Định Bắc hầu cũng đi, nhưng trên đường trở về ngựa nổi chứng, cả người lẫn ngựa đều lao xuống mương, chân còn bị ngã gãy.”
Còn về phần ở hồ Bích Thủy đã xảy ra chuyện gì thì mỗi người nói một kiểu.
“Có người nói thế tử Định Bắc hầu nói năng lỗ mãng với Tứ nương tử, có người nói hắn bất kính không tôn trọng An Dương quận chúa, còn có người nói Chu Thần Viễn có lễ có độ, muốn tạ ân cứu mạng của Tứ nương tử nhưng không đúng lúc nên mới bị lật xe.” Xuân Đài không biết nên tin cái nào.
Hắn kể chuyện này là muốn giúp công tử phân tâm, trong lòng nhẹ nhõm hơn chút.
Nhưng Cố Kiến Sơn nghe xong lại nhăn mày: “Chu Thần Viễn.”
Xuân Đài không biết hồi Cố Kiến Sơn ở trong thôn trang của Lục Cẩm Dao từng ăn tết với Chu Thần Viễn, lại càng không biết là bởi vì Khương Đường, nên chỉ kể lại chuyện mình hỏi thăm được: “Đúng vậy, công tử luôn ở Tây Bắc nên không biết, thế tử của phủ Định Bắc hầu này thường xuyên lưu luyến mấy bông hoa đầu ngõ, còn nuôi hai ngoại thất, ầy, đã truyền khắp trên đường phố rồi.”
Nuôi ngoại thất là chuyện không vinh quang, bất kể là ai cũng đều làm lén lút, chỉ có Chu Thần Viễn là khoe khoang, trong nhà còn có mấy tiểu thiếp.
Cố Kiến Sơn quả thực không biết mấy chuyện lặt vặt này: “Ngươi đi kêu Minh Triều đến đây.”
Xuân Đài khẽ sửng sốt: “Tiểu nhân đi ngay đây.”
Chuyện ở phủ Vĩnh Ninh hầu gần như đều do Xuân Đài phụ trách, còn chuyện bên ngoài là do Minh Triều phụ trách.
Hai người đều có trách nhiệm riêng.
Xuân Đài không đi hỏi thăm chuyện khác, chỉ kêu Minh Triều từ chính viện đến đây, về phần cụ thể nói cái gì thì hắn không biết.
Đêm đến, Cố Kiến Sơn tới chính viện một chuyến, ngày mai là mùng một tháng bảy, Trịnh thị muốn đi Phổ Đà tự, muốn hỏi chút Cố Kiến Sơn có đi không.
Cố Kiến Sơn trở về mới có mấy ngày, trong mấy ngày hắn về, Trịnh thị nhớ hắn vô cùng, cảm thấy chỉ cần hắn trở về thì cái gì cũng tốt.
Nhưng hắn luôn ở nhà thì cũng có chuyện phải xử lý.
Việc hôn nhân vẫn phải quan tâm, tiểu nương tử phủ Yến quốc công không thích hợp, nghe nói sức khỏe của An Dương quận chúa đã tốt lên rồi, nhưng dòng dõi quá cao, cũng không thích hợp.
Trịnh thị định xem tiếp tiểu nương tử nhà khác.
Nói với Cố Kiến Sơn là để hắn nhìn xem, rồi chọn một người hợp ý.
Sau này hắn đi Tây Bắc, tất nhiên nương tử cũng đi theo.
Dù sao hắn không giống với Cố Kiến Thủy Cố Kiến Châu, đi một hai năm là có thể về. Người bên nhau cả đời, Trịnh thị hy vọng đấy là người Cố Kiến Sơn thích.