Xuyên Thành Nha Hoàn Của Nữ Chính, Ta Nằm Yên Làm Giàu ( Dịch Full)

Chương 389 - Chương 389.

Chương 389. - Chương 389. -

Nhưng đi vào nơi sâu nhất trên thảo nguyên cũng rất dễ bị lạc đường, Cố Kiến Sơn và Từ Trinh Nam đã thương nghị với các tướng lĩnh rất nhiều lần, đã quyết định các tướng lĩnh sẽ dẫn dắt đội quân dưới quyền của họ tiến sâu vào thảo nguyên, đánh được thì đánh, đánh không lại thì cứ chạy, cướp bò mới là chuyện chính.

Kể từ đó, mùa đông vốn dĩ đang yên bình lại nảy sinh chiến sự, Cố Kiến Sơn là tướng lĩnh trong quân doanh, sao có thể trở về được.

Nếu không phải Khương Đường đưa cho hắn cốt lẩu, các tướng lĩnh Tây Bắc còn lại sẽ không đến mức bí quá hóa liều.

Khương Đường không biết trong chuyện này còn có một phần nguyên nhân là do nàng nên chỉ nói: “Chuyện trong quân là chuyện quan trọng, ta lại gửi cho hắn thêm một ít đồ, mấy khối cốt lẩu đó chắc hắn đã ăn hết rồi.”

Tháng mười Cố Kiến Sơn rời đi, tính toán thì cũng đã tới Tây Bắc được gần hai tháng, xem ra cũng đã ăn hết rồi.

Trong nhà Khương Đường luôn để sẵn thứ này, bởi vì ở ngoài không thường tìm mua được thịt bò, cứ có thịt bò thì nàng sẽ mua, sau đó mang đi chế biến rồi để đó dùng dần.

Món này có để dự trữ cũng không bị hỏng, vào mùa hè cũng có thể giữ được rất lâu.

Khương Đường không hỏi tới chuyện chiếc trâm, nhưng lại hỏi tới vị Trường Ninh hầu phu nhân Phùng thị: “Bây giờ Trường Ninh hầu đang giữ chức vị gì ở trong quân?”

Xuân Đài nói: “Từ tướng quân là Chính nhất phẩm Vinh Lộc Đại Phu, người bây giờ đang ở Tây Bắc.”

Vậy thị được.

Nàng còn tưởng rằng Trường Ninh hầu phu nhân được Lục Cẩm Dao mời tới, khó trách trước kia đi theo Lục Cẩm Dao đến các loại yến hội mà chưa từng nhìn thấy bà ấy.

Xuân Đài dù chưa nói rõ Trường Ninh hầu Từ Trinh Nam là lãnh đạo trực tiếp của Cố Kiến Sơn nhưng ý trong lời nói cũng không khác lắm.

Thì ra là thế.

Trách không được khi nàng nhắc tới Lục Cẩm Dao thì Phùng thị lại ngẩn người, thì ra không phải là người Lục tỷ tỷ mời tới.

Cụ thể thế nào thì Khương Đường cũng không rõ ràng, chỉ là Cố Kiến Sơn đang ở Tây Bắc nhưng từ lâu đã suy tính đến lễ cập kê của nàng.

Xuân Đài cười ngốc: “Cô nương đừng để mấy chuyện này trong lòng, đây đều là chuyện công tử nên làm, trong lòng công tử nhớ cô nương, cho nên chuyện gì cũng suy nghĩ cặn kẽ, ghi tạc trong lòng. Công tử tuy thân ở Tây Bắc, nhưng tâm vẫn còn đặt ở chỗ này của cô nương.”

Tất nhiên hắn muốn nói những điều công tử làm cho Khương cô nương biết, nếu không phải công tử không cho thì chắc chắn Xuân Đài sẽ nói rõ tường tận những chuyện này từng chút một.

Khương Đường nhịn không được bật cười, Xuân Đài vẫn luôn ở Thịnh Kinh, lại không phải con giun trong bụng Cố Kiến Sơn, làm sao lại biết hắn đang nghĩ cái gì, nhưng nàng vẫn có thể cảm nhận được tâm ý của Cố Kiến Sơn.

Ngay cả chuyện hắn để Xuân Đài lại đây, cũng là một phần tâm ý của hắn.

Khương Đường nói: “Không phải như thế, không có cái gì gọi là nên làm hay không nên làm.”

Xuân Đài cào cào đầu: “Nếu không còn chuyện gì nữa thì tiểu nhân về trước đây, cô nương có việc gì thì cứ dặn dò, cứ tới sạp thịt nằm ở phía nam tìm tiểu nhân là được. Đúng rồi, thiếu chút nữa là quên mất, đây là thư công tử gửi về.”

Xuân Đài lấy một phong thư được niêm phong cẩn thận từ trong ngực áo ra, lại hỏi: “Cô nương có thư gửi cho công tử không?”

Khương Đường vẫn luôn viết, nàng về phòng lấy thư, hai người không thấy được mặt, buổi tối nàng luyện chữ hay ghi sổ cũng sẽ tiện tay viết mấy câu, cho nên nét mực đen in trên thư không hề đồng nhất với nhau.

Khương Đường tiễn Xuân Đài đi rồi mới trở về phòng đọc thư.

Giấy viết thư rất dày, Cố Kiến Sơn kể tới rất nhiều việc vặt, lúc nào ăn cơm, lúc nào đi ngủ, đồ ăn có món gì ngon, lại có món nào khó ăn.

Hắn còn viết có một lần Hỏa Đầu Doanh làm màn thầu quá cứng, trời lại quá lạnh, cho dù lấy ra lúc còn nóng, nhưng đến khi ăn đều cứng cộm như một khối băng.

Nhìn tới chỗ này, Khương Đường thầm nghĩ, nơi đó thật đúng là gian khổ, nàng có thể an an ổn ổn làm ăn buôn bán, Cố Kiến Sơn thì vẫn đang vất vả khổ cực.

Trong thư Cố Kiến Sơn có dặn, Thịnh Kinh đã vào đông hơn một tháng, nếu là có bạc thì có thể xây một hầm trữ băng, đến mùa hè có thể dùng để giải nhiệt.

Còn có than củi, buổi tối đốt lò sưởi, lúc đóng cửa sổ thì phải nhớ chừa lại một khe hở nhỏ.

Có rất nhiều chuyện, mặc kệ Khương Đường có nhớ kỹ hay không, Cố Kiến Sơn đều ghi lại ở trong thư.

Khương Đường có khi hận giấy viết thư quá ngắn, nội dung muốn viết lại rất nhiều.

Nàng đọc xong thư thì xếp lại để chung với bức thư lần trước.

Nàng ngồi ngẩn ngơ trước cửa sổ một hồi rồi mới đi kiểm kê lễ vật mà khách khứa đưa qua đây.

Vốn dĩ là đưa tới tiệm lẩu, nhưng Lưu Đại Lang đã chuyển về đây trước, chất đống ở trong sân.

Bình Luận (0)
Comment