Hàn thị từng nói y phục từng mặc rồi thì sẽ thoải mái, nhưng Lục Cẩm Dao nghĩ không biết là nam hay nữ, mặc quần áo cũ vì để thỏai mái vậy thì giặt nhiều thêm mấy lần cũng giống thế thôi, nên không tìm quần áo cũ người khác từng mặc nữa.
Chớ thấy bây giờ cách ngày sinh hẳn mấy tháng chứ Lục Cẩm Dao đã chuẩn bị hết xiêm y cho trẻ con đến khi ba tuổi đâu ra đấy rồi.
Nam nữ đều có cả, dù sao cũng không để tâm tí vải này, hiện giờ không dùng đến thì ngày sau cũng có thể dùng.
Khương Đường nhìn một lượt những thứ hắn mang về: “Đồ Lục tỷ tỷ chuẩn bị cũng đầy đủ quá.”
Năm nay Cố Ninh Chiêu bốn tuổi rồi, Lục Cẩm Dao còn nhiều kinh nghiệm nuôi dưỡng con cái hơn Khương Đường.
Đã lâu không gặp, Khương Đường rất nhớ bọn họ.
Cho đến bây giờ Khương Đường vẫn quen gọi Lục tỷ tỷ, Cố Kiến Sơn thấy người thì gọi là tứ tẩu, của ai người nấy gọi.
Sau khi thành thân vẫn không đổi, vẫn cứ gọi như thế.
Lần này Cố Kiến Sơn về có thể nghỉ ngơi dăm ngày, có thể tới nơi khác thăm thú.
Tháng tư tuyết đã tan rồi, cũng có vùng núi cao ở phía Bắc có tuyết nhưng nơi ấy quanh năm tích tuyết, gọi là núi tuyết.
Những nơi khác cây cỏ đâm chồi, lộ ra xuân ý ấm áp.
Khương Đường hầu như đã đi hết các thành xung quanh rồi, mỗi tháng ra ngoài bốn lần, tới bốn nơi khác nhau, nên cơ bản những nơi có thể tới là đều đi rồi.
Trời ấm áp có thể ra ngoài dã ngoại, chỉ là bây giờ bụng đã to nên làm gì cũng đều bất tiện.
Lúc mới lộ bầu vẫn còn cảm thấy lạ lẫm, về sau bụng cứ y hệt như quả bóng bay, từ từ to lên.
Khó lật người, khó đi, đôi khi chân sẽ phù nền, bây giờ Khương Đường ăn không nhiều lắm, cũng sợ đến khi đó khó sinh.
Lần này tới đợt chơi xuân đều là Cố Kiến Sơn dẫn người đi làm việc, Khương Đường đi loanh quanh đợi ăn là được rồi.
Bây giờ ra ngoài không cần đi săn nữa mà mang theo vịt gà, nướng ra vị càng ngon hơn.
Ngắm đồi xanh nước trong, Khương Đường hỏi Cố Kiến Sơn: “Chàng đã từng nghĩ tên cho con của hai ta chưa?”
Đương nhiên là Cố Kiến Sơn từng nghĩ đến rồi, hắn không ở hầu phủ nên con của hắn không cần phải dựa vào gia phả của hầu phủ.
Nếu là con trai thì không cần bắt đầu từ chữ “Ninh” này nữa.
Cố Kiến Sơn đáp: “Nếu là con trai thì gọi là Cảnh Vân, được không, nếu là con gái, ta hy vọng con gái của chúng ta bình an trưởng thành, mọi việc thuận lợi, ta cũng không có nhiều kỳ vọng, sôi nổi cũng được mà an tĩnh cũng được, thế nào cũng đều được, tên là An Kỳ thế nào hả, có ý bình an may mắn.”
Cố Kiến Sơn là phụ thân nên chỉ hy vọng con cái bình an lớn lên, còn liệu có thể kế thừa bước đi của hắn hay không, ngày sau là con hiếu thuận hay là đứa phá nhà phá cửa, thì ấy đều là con của hắn. Có lẽ người làm phụ mẫu, điều hy vọng nhất chính là con cái bình yên, cũng là lời chúc phúc lớn nhất đối với con trẻ.
Khương Đường nhẩm lại hai chữ này hai lần, rồi bảo: “An Kỳ nghe khá hay, Cảnh Vân cũng được.”
Đại danh Khương Đường không nghĩ ra cái đẹp hơn, nên đặt tên mụ vậy, thuận miệng là được.
“Tên mụ của con gái là Nhược Nhược đi, nếu là con trai thì gọi Nguyên Bảo cũng được, sinh ra rồi lại nghĩ.” Hai mắt Khương Đường sáng bừng lên: “Mẫu thân và Lục tỷ tỷ đều đã chuẩn bị các kiểu xiêm y rồi, đám Bội Lan cũng gửi đến không ít, chàng cũng đừng cảm thấy ta ở đây chịu tủi thân nữa, thiên hạ bách tính, người sinh ở đâu cũng có cả.”
Khương Đường nhìn núi non cao thấp nhấp nhô ở đằng xa, chải chập tóc lại bảo: “Ta cảm thấy nơi này rất tốt.”
Cố Kiến Sơn gật đầu: “Ta đều biết cả.”
Khương Đường xoa bụng, sau đó cùng Cố Kiến Sơn ăn ít đồ ăn rồi lúc này mới về nhà.
Tháng năm, bà đỡ ở Thịnh Kinh đến, bà đỡ hơi béo, trông vô cùng hiền từ, giọng nói lanh lảnh, trông cực kỳ đáng để dựa vào, bà ấy từng đỡ đẻ cho cls.
Bà ấy nói: “Đại nương tử, mọi việc giao cho tiểu nhân là được rồi, ngài không cần lo nghĩ gì cả.”
Đương nhiên Khương Đường vẫn phải lo nghĩ, vì dẫu sao người sinh con là nàng.
Nàng có hơi sợ, chỉ có thể để bản thân không nghĩ tới chuyện này nữa.
Đến tháng sáu, bụng của Khương Đường càng to hơn, lúc nằm thẳng có thể trông thấy sườn núi nhỏ cao cao, đi đường cũng không tiện nữa, ngoại trừ buổi sáng, buổi chiều ra ngoài đi loanh quanh thì đa phần thời gian còn lại là ở trong phòng.
Tây Bắc không nóng mấy, lúc này nếu ở Thịnh Kinh thì đã dùng đến băng từ lâu rồi.
Gần sát ngày dự sinh Khương Đường càng căng thẳng, nàng sợ chuyện sinh con, cũng sợ đau. Nhưng bất kể có muốn hay không thì đều phải sinh ra, vì dù sao đứa bé này cũng không phải là Na Tra, có thể ở trong bụng hẳn ba năm.
Dù là Na Tra thì chẳng phải sau ba năm nàng cũng phải sinh ra sao.
Sớm hôm mùng sáu tháng sáu, Khương Đường chuyển dạ.
Cố Kiến Sơn vẫn chưa đi nên bế người tới phòng sinh, sau đó thì bị chặn bên ngoài cửa.