Trần Kiều vào bếp, xem mẹ chồng có cần giúp gì không.
Mẹ chồng cô ta đang bận chuẩn bị cơm tất niên.
Trần Kiều không cố tình làm biếng mà vì trứng gà với thịt đã bị mẹ chồng cất riêng một nơi, trừ bà ta ra chẳng ai biết chúng ở nơi nào.
Trần Kiều biết mẹ chồng đề phòng mình nên mới ra ngoài chào hỏi hàng xóm, chừa thời gian cho bà ta lấy nguyên liệu nấu ăn bữa này ra.
Nhà có nuôi hai con gà mái, đang kì đẻ trứng.
Trần Kiều đoán rằng trong nhà phải có ít nhất 50 quả trứng.
Mặc dù vậy, mẹ chồng cô ta vẫn cứ giấu thật kín, không cho ai biết chỗ để trứng gà.
Trần Kiều đoán rằng Hoắc Tuyền rất hay ăn vụng.
Thực ra Trần Kiều cũng không có cảm giác gì trước hành vi này của mẹ chồng.
Ít nhất thì bà ta chỉ keo kiệt, giấu đồ ăn thôi chứ không đến nỗi đánh mất đạo đức và lương tri như bà mẹ chồng đời trước của cô ta.
Người kia ngoài mặt thì có vẻ rất tốt với Trần Kiều nhưng sau lưng lại che giấu cho gã chồng cô ta đi ngoại tình.
Trần Kiều nghĩ, mình cũng chẳng sống cùng với mẹ chồng, ăn tết xong là lại về thủ đô thôi.
Chỉ ở đây vài ngày, giả lả hòa thuận không phải việc gì khó khăn lắm.
Trên thớt chỉ có một miếng thịt heo chừng nửa cân và mười mấy quả trứng gà, mẹ chồng tiếc nên không nỡ g.i.ế.c gà.
Nhưng thôi, ở nhà này, vào đêm giao thừa có thể được ăn thịt ăn trứng đã là tốt lắm rồi.
Khi gia đình họ mới về đến nhà, mẹ chồng trông rất kích động.
Nhưng khi trông thấy những túi đồ họ xách trên tay, vẻ tươi cười trên mặt bà ta đã phai nhạt đi nhanh chóng.
Ban đầu Trần Kiều còn không hiểu.
Mãi đến khi hàng xóm nhắc tới chuyện nhà Tống Thời Hạ, cô ta mới biết vì sao mẹ chồng mình lại có phản ứng như vậy.
Hẳn là bà ta cảm thấy Hoắc Khải dạy học trong thành phố, chắc kiếm được không ít, nhưng lại tiếc tiền, không muốn mua những món đồ gia dụng lớn như tivi hay máy giặt cho cha mẹ.
Trần Kiều biết rõ, mẹ chồng chắc cũng chẳng cần đến những món đồ đắt tiền còn tốn điện đó đâu.
Nhưng con trai nhà ông Tống đi làm nửa năm đã có thể mua về những đồ điện lớn cho cha mẹ mở mặt mở mày, vì sao đứa con tài giỏi của mình lên thủ đô làm thầy giáo mà chỉ mang về cho nhà được mấy cân đường với trái cây?
“Trên đó sống thế nào?”
DTV
Trần Kiều nhóm lửa, thành thạo than nghèo kể khổ:
“Cũng tạm ạ, nhưng mà chi tiêu thường ngày tốn quá, chẳng tích góp được đồng nào.
Lương tháng của anh Hoắc Khải mới có 80 đồng, hai đứa nhỏ đi học đã là một khoản tiêu phí lớn.
Con phải xin một chân rửa rau băm rau trong nhà bếp của trường lấy chút tiền lương bù vào đấy thì mới không đến nỗi thu không đủ chi.”
Hiển nhiên, mẹ chồng cô ta không tin.
“Ở thành phố sao mà tốn kém thế? Một tháng 80 đồng còn không đủ?”
“Mẹ à, đó là thủ đô, thủ đô thì làm gì có chỗ nào không tốn tiền? Ra khỏi cửa là tốn tiền rồi, ngồi xe buýt đi cũng mất mấy xu.
Nhà chúng con lại không có sân vườn như ở quê, ở quê đất rộng, tự trồng rau nuôi gà mà ăn.
Chứ trên đó, một cọng rau cũng phải bỏ tiền mua, uống nước cũng tốn tiền, hàng tháng nào tiền nước, tiền điện, tiền than đá nấu nướng, có cái gì không tốn tiền?”