Editor: Bánh bao chay nhân thịt
Túc Bạch: “Em nghe qua Khổng Lệ Linh chưa?”
Khúc Tiểu Tây gật đầu, đây là thời đại hư cấu thật đấy nhưng Khúc Tiểu Tây cô vẫn biết người này. Ai biểu người này quá nổi danh, dù bà đã không xuất hiện nhiều năm nhưng trên giang hồ vẫn tồn tại truyền thuyết.
Khúc Tiểu Tây: “Đệ nhất danh viện sao?”
Túc Bạch: “Đó là mẹ anh.”
Khúc Tiểu Tây: “!!!” Quả thực… không dám tưởng tượng.
Cô mở to hai mắt nhìn, nói: “Em biết bà chính là nhân vật nổi tiếng phong vân đấy.”
Nhân vật truyền kỳ như vậy dĩ nhiên khiến người ta phải ấn tượng khắc sâu.
Vị đại tỷ này năm đó được coi như thiên kim đại thần, cực kỳ có danh tiếng, bà cũng là người đọc sách sớm nhất trong số đám học sinh nữ thời bấy giờ. Cũng chính bởi vậy nên danh tiếng của bà mới đạt đỉnh cao. Mỗi tội danh tiếng ấy không liên quan đến học thức của bà mà bởi số phận phong lưu.
(*)Thiên kim đại thần: Tiểu thư nhà giàu trong số các tiểu thư nhà giàu.
Thời trẻ trong nhà có đính hôn cho bà, người nhà định sẵn sẽ gả bà cho con trai một gia đình thế giao.
Tuy nhiên mới kết hôn được 3 năm, hai người song song ngoại tình. Thời điểm đó còn không nói cái gì ly hôn mà gần như toàn là bỏ vợ. Không chỉ bỏ vợ, đằng trai còn không muốn đứa con gái chung của hai người, ai bảo lúc ấy không có cách nào để chứng thực quan hệ huyết thống. Người nhà kia kiên quyết không chịu nuôi một bé gái 'không quan trọng'.
Nếu là con trai có lẽ còn xem xét lại chứ con gái thì thôi đi. Khổng tiểu thư chỉ đành mang theo đứa con gái mới nửa tuổi rồi đi. Bé gái này cũng chính là mẹ của Tiểu Bảo, chị gái của Túc Bạch.
Do bà bị chồng bỏ nên nhà mẹ đẻ cũng đoạn tuyệt quan hệ.
Nếu nói nhà chồng ngoan độc, nhà mẹ đẻ tuyệt tình khiến bà cùng đường thì chuyện nhân tình mất tích lại làm và thực sự sụp đổ. Lúc ấy bà mới mơ hồ suy đoán, có lẽ nhà chồng đã cố tình thiết lập một mưu kế thâm sâu nhằm vào bà.
Mục đích khiến bà rơi vào bẫy.
Rõ ràng hai bên đều có trách nhiệm nhưng người ngoài nhìn vào vĩnh viễn đều coi sai lầm thuộc về phụ nữ.
Người phụ nữ này không chịu yên lặng lâu, kể cả trong người không một xu dính túi lại mang theo con nhỏ bị đuổi ra khỏi cửa. Bà gần như chỉ yên lặng khoảng non nửa năm đã một lần nữa xuất hiện trong mắt mọi người. Thân phận bây giờ của bà chính là phu nhân quân phiệt.
(*) Quân phiệt: (giản thể: 军阀; phồn thể: 軍閥; bính âm: jūn fá) là thế lực của những tướng lĩnh có thể khống chế quân đội, kinh tế và quyền kiểm soát chính trị ở một vùng địa phương trong một quốc gia có chủ quyền nhờ khả năng huy động những đội quân trung thành. Những đội quân này thường được coi là lực lượng dân quân, vốn trung thành với thủ lĩnh quân phiệt hơn là với Chính phủ ở Trung ương và chính thể nhà nước. Các quân phiệt tồn tại xuyên suốt phần lớn lịch sử, ở nhiều các hình thức khác nhau bên trong cơ cấu chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ vô chính phủ. (Wiki)
Bà thế mà lại gả cho lão đại quân phiệt nổi danh Sơn Tây làm tục huyền. Tiếp sau đó, bà hại chết nhà chồng cũ, đánh đổ nhà mẹ đẻ. Chính bởi những chiêu thức mạnh mẽ ấy mà bà được ví như độc phụ rắn rết. Đây cũng là nguyên nhân khiến bà 'một trận thành danh' nhanh chóng như vậy.
(*) Tục huyền: người phụ nữ gả cho người đàn ông có vợ đã chết.
(*) Độc phụ rắn rết: người đàn bà độc ác như rắn rết.
Năm thứ ba lấy chồng, bà sinh con trai, đặt tên Túc Bạch.
Có điều bà đã được chú định không phải hiền thê lương mẫu gì, thế nên năm Túc Bạch mới 6 tuổi, cha mẹ anh ly hôn.
Khổng Lệ Linh mang theo một trai một gái rời khỏi Sơn Tây, băng qua Bắc Bình rồi gửi thư cho 'nhân tình mới'. Lúc này bà không bị mắc mưu nữa, bà mau chóng kết hôn, rồi lại mau chóng có thêm một đứa con trai nhỏ. Đáng tiếc đứa con trai này số mệnh không tốt, Khổng Lệ Linh làm sản phụ lớn tuổi, thân thể đứa bé không ổn, vừa sinh ra đã yếu đuối nhiều bệnh, sau một lần bị bệnh mãi không khỏi, cuối cùng cứ thế qua đời.
Mà vị 'cha nuôi' này của Túc Bạch cũng là nhân vật cực kỳ nổi danh, giảng viên của Trường Cao đẳng Kinh tế học, vừa biết kiếm tiền vừa được nhiều người kính ngưỡng. Gia tộc họ gốc rễ không sâu nhưng cũng rất hiển hách.
Như Thẩm Hoài, chính là học sinh của vị cha nuôi này.
Có điều Túc Bạch và chị gái đều không phải con ruột của vị cha nuôi này, hiển nhiên chẳng có cái gì được gọi là tình cảm cả. Ông ta có con với vợ trước, hai đứa con trai đều đã khá lớn. Tính đến tính đi thì Túc Bạch và chị gái cứ như người thừa trong cái nhà đó vậy.
Cũng chính vì thế mà năm đó khi Thẩm Hoài cầu hôn chị anh, chị ấy biết rõ bản thân chỉ là thế thân nhưng vẫn tràn đầy vui sướng gả đi. Không phải vì yêu Thẩm Hoài nhiều cỡ nào, đơn giản chỉ vì muốn rời khỏi cái nhà kia.