"Ôi chao, chủ nhiệm Tề, xưởng nhà ông phục vụ đầy đủ thật đó, lại còn để chủ nhiệm tự mình mang tới." Một bà thím lên tiếng chọc ghẹo.
"Đương nhiên rồi, phục vụ vì dân mà, phải phục vụ thật tốt cho quần chúng nhân dân chứ." Chủ nhiệm Tề bật cười.
Ông ấy tự mang tới cũng có mục đích khác.
Ông ấy sẽ chở chăn nệm đi quanh một vòng để mọi người nhìn thấy chất lượng. Nói không chừng sau đó có vài gia đình dư dả tới xưởng họ đặt làm chăn thì sao.
Nhân lúc sau thu hoạch vụ thu có nhiều người lấy vợ gả chồng, phải tạo ra việc làm ăn thật tốt với vải bông mới được.
"À thanh niên trí thức Tô ơi, cô đi trước dẫn đường đi." Chủ nhiệm Tề vừa đẩy xe đạp vừa nói với Tô Mạt.
"Được, cảm ơn chủ nhiệm Tề." Tô Mạt mỉm cười ngượng ngùng, nhưng cũng không làm mất lễ phép.
Chờ Tô Mạt và chủ nhiệm Tề rời đi xong, các bà thím đang hái đậu phộng lại túm tụm lại trò chuyện.
Thanh niên trí thức Tô thật hào phóng, vừa vung tay cái đã làm hai bộ chăn nệm rồi."
"Hào phóng nỗi gì, nếu cho tôi 400 tệ tiền nạp tài đám hỏi thì tôi còn đặt làm hẳn ba bộ chăn nệm." Có bà thím khinh thường nói.
"Tôi nghe Triệu Cửu Hương nói thanh niên trí thức Tô đã mua một chiếc đồng hồ đeo tay Thượng Hải tặng lại cho nhà trai, cái loại mà tốn một tờ phiếu và hơn hai trăm tệ ấy." Tốc độ lan truyền tin đồn trong thôn sánh ngang với mạng lưới Internet sau này.
Những người khác hít một hơi thật sâu.
"Nhà bí thư đại đội giàu thật đó, cưới một cô con dâu thôi cũng tốn hơn 500 tệ." Có người ganh tị nói.
"Có nghe nhầm không, là thanh niên trí thức Tô mua một chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Thượng Hải cho thằng ba nhà họ Lục, chứ không phải nhà bí thư đại đội mua cho thanh niên trí thức Tô."
"Bà đó, nói cũng không rõ ràng."
"Của hồi môn của thanh niên trí thức Tô có thể diện thật."
"Này Thúy Hoa, lúc đó con dâu lớn của bà đã mang theo của hồi môn gì tới?" Có bà thím bắt đầu gây chuyện.
Khi Lý Thúy Hoa đón con dâu lớn vào cửa, sính lễ là 200 tệ, còn mua thêm một chiếc xe đạp. Khi con dâu lớn vào cửa đã mang theo một chiếc giường mới, một bộ chăn nệm mới và quần áo.
Nhưng thế thì sao chứ, con dâu lớn của bà ta mỗi tháng được nhận 28 tệ tiền lương.
"Con dâu lớn nhà tôi không mang gì cả, chỉ mang theo tem phiếu. Nói là dùng đủ hàng ngày là được, nếu cần dùng nữa sẽ đưa thêm."
Lời này đang ám chỉ Tô Mạt không biết lo liệu cuộc sống hàng ngày, chỉ có hai người, cần gì tới tận hai bộ chăn nệm? Nhiều tiền quá không chịu được hả?
Bà thím kia bĩu môi, nói: "Vậy không mua đồng hồ đeo tay cho đứa con lớn nhà bà à?"
"Con trai tôi đã có đồng hồ đeo tay rồi, cần gì phải lãng phí số tiền đó làm gì. Hơn một trăm tệ mua được bao nhiêu là lương thực, sinh hoạt không thể lãng phí quá được." Lý Thúy Hoa cứng cổ cãi lại.
Mấy bà thím bật cười, ai mà không biết chứ.
"Nghe nói hôm qua đã đi đăng ký kết hôn rồi, không biết khi nào nhà bí thư đại đội mở tiệc?"
"Nghe Triệu Cửu Hương nói là mùng 1 tháng 10."
"Trời ạ, sao hai ngày nay không thấy nhà bí thư đại đội có thông tin gì? Không lẽ không định mở tiệc?"
"Có mở tiệc, nghe nói còn mở rất lớn, mời hết cả đại đội tới. Bà không thấy hôm nay Lý Nguyệt Nga xin nghỉ làm à, chắc là đi đặt mua đồ rồi."
"Mời cả đại đội? Vậy ít nhất phải có 20 bàn, tốn rất nhiều tiền. Nhà bí thư đại đội giàu quá..."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-thanh-vai-phu-phao-hoi-dua-vao-di-nang-buoc-len-dinh-cao-nhan-sinh/chuong-40.html.]
"Nghe nói người nhà chỉ cần bỏ tiền mua lương thực và cải thìa, còn lại là Lục Trường Chinh tự bỏ tiền ra hết."
"Hơn hai mươi bàn, lượng đồ ăn không ít đâu. Chỉ sợ bằng lương thực trong hai tháng của cả một nhà đấy."
"Bà ăn cỗ có đi tay không không? Trừ đi tiền mừng thì tính ra chẳng phải bỏ ra bao nhiêu."
"Lục Trường Chinh đi lính lâu như vậy rồi, sợ là tiền phụ cấp không hề ít. Tiệc cưới chắc không tới nỗi nào, kiểu gì cũng có hai món là cá thịt..." Có bà thím vừa nhắc tới đã chảy nước miếng, đã lâu không được ăn thịt rồi.
"Chắc là phải có nhỉ? Dù gì Lục Trường Chinh cũng là sĩ quan. Tôi nhớ khi con trai của Thúy Hoa cưới vợ cũng có ba món thịt để ăn. Thúy Hoa, phải không?"
Khi con lớn nhà Lý Thúy Hoa mở tiệc cưới, đúng thật có ba món ăn có thịt. Một món là gà mái hầm nấm miến, một món là thịt ba chỉ kho dưa chua, món cuối là cá om củ cải, nghe rất có mặt mũi.
Nhưng lúc đó nhà bà ta chỉ bày mười bàn tiệc, chỉ mời những người qua lại khá thân thiết.
Lý Thúy Hoa gật đầu, nói: "Có ba món có thịt, gà mái hầm nấm miến, thịt ba chỉ kho dưa chua, cá om củ cải. Đều là mấy món hợp ăn với bánh bao."
Đây là chuyện có mặt mũi, không có gì phải không nhận cả.
Đám bà thím bắt đầu so sánh, lần theo manh mối và thói quen của Lý Nguyệt Nga và Lý Thúy Hoa, chỉ sợ bữa tiệc lần này không hề kém cạnh nhà Lý Thúy Hoa.
Bọn họ thầm mong đợi, không biết có phải mời cả đại đội tới thật hay không. Hiện tại vẫn chưa có thông tin chính xác.
Tới sẩm tối, Mã Tiểu Quyên tan ca về nhà thì thấy trên chăn đệm của Tô Mạt có thêm hai bộ chăn nệm, hai mắt cô ta sáng lên.
Mã Tiểu Quyên sờ thử, mềm mại êm ái, cái chăn bông này rất tốt.
"Tô Mạt, đây là chăn do xưởng công xã là à? Có phải dùng phiếu không?" Mã Tiểu Quyên hỏi, trong lòng đã có ý định.
Có trời mới biết phiếu làm chăn bông khó kiếm thế nào, chỉ khi nào kết hôn mới được trợ cấp một bộ. Bình thường đều phải tự mua bông vải về làm, nhưng nếu tự dùng bông vải làm chăn thì vẫn khác biệt rất lớn so với chăn do thợ lành nghề làm. Không nói tới chuyện dùng lâu bông bị cứng đi, mà khi ngủ bông còn bị chạy lung tung.
Chăn mấy anh em cô ta đắp hầu hết là chăn do mẹ làm thủ công, mà kỹ năng của mẹ cô ta thì một lời khó nói hết. Gần như mỗi năm đều phải gỡ ra làm lại, vô cùng phiền phức.
Nếu có thể làm chăn bông, vậy cô ta có thể làm thêm vài chiếc khác để mang về nhà.
"Ừm, không cần phiếu, chỉ lấy tiền vải bông và phí làm thủ công thôi. Một cân bông vải 1 tệ 1 mao 5. Chăn nặng 7 cân phí thủ công là 1.5 tệ. Nệm 3 cân phí thủ công là 1 tệ." Tô Mạt gật đầu.
Mã Tiểu Quyên phấn khích tới mức nhảy cẫng lên.
Ở chợ đen chỗ nhà cô ta, một cân vải bông ít nhất phải từ 1.8 tệ trở lên, ở cái thời đại sản lượng ít như này, một cân vải bông lên tới giá hai ba tệ cũng có. Cô ta nhớ hồi cô ta vừa lên trung học cơ sở, mẹ cô ta định may cho cô ta một bộ áo bông mới, ai ngờ do vải bông đắt qua nên chỉ có thể may một chiếc quần bông.
"Cậu có chắc là thanh niên trí thức chúng ta đều làm được, chứ không phải do cậu được gả vào đại đội mới làm cho cậu không?" Mã Tiểu Quyên hỏi lại lần nữa.
Năm nay, kinh tế tập thể là của công xã, rất nhiều lợi ích chỉ có xã viên có gốc ở đây mới được hưởng thụ.
"Lúc đó chủ nhiệm Tề có nói là thanh niên tri thức xuống nông thôn của công xã Hồng Kỳ, vậy cũng là một phần của công xã. Chắc là thanh niên trí thức cũng có thể làm được." Tô Mạt không chắc chắn lắm.
"Cậu có thể đi hỏi thử xem, xưởng ở ngay gần công xã và hợp tác xã mua bán. Trước cửa treo một tấm bảng phường tập thể công xã Hồng Kỳ, rất dễ tìm. Tớ thấy bên trong còn có mấy cửa hàng về gỗ, khi nào cậu cần làm tủ chắc cũng tới đó làm."
Khi họ vừa tới, Mã Kiến Dân cũng đã nói ở công xã có nơi làm tủ và băng ghế, có lẽ chính là chỗ đó.
"Nếu tớ làm vài bộ chăn nệm gửi về nhà có được không nhỉ?" Mã Tiểu Quyên sáp lại gần, nói nhỏ.
"Cái đó tớ không biết. Nhưng chỉ cần không mang đi bán, gửi cho người nhà dùng thôi chắc cũng được." Tô Mạt nghĩ, nhìn lời nói và cử chỉ của chủ nhiệm Tô, nếu có cơ hội kiếm tiền chắc ông ấy sẽ không từ chối đâu.
"Hoặc là cậu chờ sau khi kết thúc thu hoạch vụ thu thử đi yêu cầu làm hai bộ chăn nệm, sau đó nói là muốn gửi một bộ về nhà. Cậu xem xem chủ nhiệm Tề có cho cậu làm hay không. Nếu được thì không sao cả."
"Nhưng mà cậu đừng làm một lần quá nhiều, năm nay làm hai bộ trước, còn lại để sang năm làm tiếp." Tránh việc bị người ta gây chuyện tố cáo, dạo này có rất nhiều người thấy người ta sống tốt là không chịu được.