Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 155

2 giờ sáng ngày 15 tháng 4, một đám người da đen nhẻm thậm thụt nơi cánh rừng thưa bên cạnh tuyến đường sắt nối liền hai thanhg phố Manila và Batagas.

- Thuốc nổ, tốt, chờ đùng giờ, nổ.

Người nói chuyện là một tên thổ dân người Phillipppine, dù là trong bóng tối nhưng vẫn có thể thấy được hàm răng đen nhẻm dang cười của hắn. Tên này nói tiếng anh một cách miễng cưỡng từng chữ một ngắt quãng nhưng ghép lại thì vẫn có thể hiểu nghĩa một hai.

- Tốt lắm, chờ.

Đáp lại hắn cũng là một giọng tiếng anh lơ lớ, cũng ngắt quãng y chang như vậy. Nhưng người nói chuyện không phải là bản địa Phillippine mà là một sĩ quan quân đội Vạn Ninh. Ko Pulaco đủ phách lực, ông không những mời những sĩ quan Đại Nam huấn luyện binh sĩ của ông tầm còn quyết tâm “thuê” họ lâu dài để chỉ huy các nhóm nhỏ chiến đấu của Phillippine. Những “du học sinh” của Philllippine đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháo binh ngắn hạn cấp tốc và trở về đảo Cabra 4 ngày trước đây. Tất nhiên Ko Pulaco đã hỏi rất kĩ càng những chiến sĩ đã đi Đại Nam học tập này về tình hình đất nước Châu Á cường đại kia. Và cuối cùng Ko Pulaco đưa ra một kết luận, nếu Đại Nam muốn đánh chiếm Phillippine như người Tây Ban Nha đã và đang làm thì đó là chuyện mà ông cản không nổi.

Chính vì vậy dù có lấy vị tướng quân kia làm con tin để Đại Nam rút quân lầ này nhưng họ có thể quay trở lại bất kì lúc nào. Đến đây thì Ko Pulaco đành bỏ đi việc cầm con tin thiếu thực tế kia và đánh cược vào nhân phẩm người Đại Nam. Tất nhiên người thông minh như Ko Pulaco thì làm sao có thể đặt vận mệnh tổ quốc của mình vào thứ hi vọng xa vời là “nhân phẩm” kia được. Thật ra ông thừa sức hiểu chỉ có hai con đường để đi. Thứ nhất đó là người Đại Nam nếu chỉ muốn trả thù Tây Ban Nha thì đây sẽ biến thành lần giao dịch đầu tiên và cũng là cuối cùng của Ko Pulaco và Đại Nam. Còn con đường thứ hai là khi Đại Nam hứng thú với Phillippine thì Ko Pulaco sẽ nhận được viện trợ không dứt từ Đại Nam và đồng thời ông sẽ bị Đại Nam khống chế. Hay nói cách khác kể cả Ko Pulaco dành được độc lập trên danh nghĩa cho Phillippine thì Phillipine vẫn là phụ thuộc Đại Nam, có điều người nắm chính quyền danh nghĩa là người Phillippine mà không phải là Hoàng Gia Tây Ban Nha.

Ko Pulaco nguyện chọn cách thứ hai, vì theo ông tính toán thì chỉ cần ông nắm được chính quyền thì ông sẽ có cơ hội để bứt khỏi ảnh hưởng của Đại Nam và khi đó Phillippine sẽ dành được độc lập toàn vẹn. Con đường còn rất xa vời, cuộc kháng chiến còn là trường kì, và người Phillippine cần một sự viện trợ thực sự, mặc dù cái giá đổi lại là mất đi một phần tự chủ. Nhưng dù sao thì vẫn tốt hơn quá nhiều tình trạng không tự do, sống như nô lệ lúc này.

Ý thức được điều đó thì Ko Pulaco không e ngại gì về việc sử dụng triệt để khả năng lãnh đạo tác chiến chiến tranh hiện đại của các sĩ quan Đại Nam. Và ông tính sẽ gửi thêm người thực sự hiểu biết tiếng Anh qua Đại Nam học tập chuyên sâu về quân sự. Còn về khoa học kĩ thuật thì Ko Pulaco không quá lo lắng, Tây Ban Nha cũng mang đến Phillippine không ít nhà xưởng, khoa học kĩ thuật mới. Khi ông thành công ở một mức độ nào đó thì sẽ không thiếu trí thức, kĩ sư người bản địa ra nhập quân kháng chiến.

- Dặn mọi người, nhớ kĩ, tấn công toa tầu, đầu tàu, Đại Nam cần.

Người Sĩ quan Vạn Ninh cố lựa chọn từ ngữ đẻ cả hai bên có thể giao lưu tốt nhất. Người thổ dân Phillippine gật đầu ra vẻ đã hiểu và quay đi dặn dò đội ngũ phía sau. Những người Phillippine thổ dân quấn khố, cởi trần, đầu đội mũ sắt, đi chân trần, nhưng lại buộc thắt lưng da vào eo. Đơn giản có rất nhiều thứ phải đeo ở thắt lưng như túi đạn, thuốc súng. Hộ kẽm đựng nước nhỏ v,v. Nói chung là Vạn Ninh rất hào phóng với quân bạn. Tất nhiên là những thứ thải ra thì họ không tiếc rẻ mà tặng miễn phí cả.

Nhánh quân phục kích nơi này chỉ lác đác 500 người mà thôi. Trọng binh của người Phillippine chia hai ngả đã phục kích sẵn tại các cánh rừng ngoại ô Manila và Batagas cả rồi. Nêu nhớ đất Phillippine là nhà của họ, là người mẹ đã ôm ấp nuôi họ lớn lên, từng ngóc ngách dù là nhỏ nhất cũng không khiến những thổ dân này xa lạ gì. Tác chiến nơi đây thì dù có trời tối thui như mực thì những chiến sĩ ái quốc này vẫn có thể tìm đường một cách dễ dàng.

Cùng lúc này ngoài khơi biển Phillippine thuộc đảo Luzon, vị trí liên tiếp giữa Vịnh Manila và vịnh Batagas một hạm đội khổng lồ như từ hư không bỗng chốc xuất hiện nơi đây. Số lượng chiến hạm nơi này phái nói là khổng lồ vô cùng. Nhìn thì nhiều nhưng các chiến hạm này lại rất quy củ mà chia thành ba nhóm lớn.

Nhóm lớn nhất không ngờ đó lại là hải quân hoàng gia Đại Nam với hơn 50 chiến hạm các loại, nhóm thứ hai là hải quân Vạn Ninh với gần 40 chiếc. Nhóm hạm đội ít nhất không thể ngờ tới là của người Phổ. Nhưng nếu thực sự so sánh về chất lượng thì hạm đội Vạn Ninh vượt trội với 10 trung hạm to lớn vạm vỡ.

Nói đến chiến hạm thì cũng phải kể rõ đặc điểm hải quân lúc này của toàn thế giới vẫn đang còn trong giai đoạn xây dựng bán hiện đại. Các danh từ như khu trục hạm, tuần dương hạm, hay tiết giáp hạm vẫn chưa thành hình. Lúc này chỉ dùng kích thước để mô tả các chiến hạm mà thôi. Thông qua kích thước thì có thể phân định thành tiểu hạm, trung hạm, và đại hạm. Thật ra chúng có liên quan rất mật thiết đến các tên gọi hiện đại sau này của biên chế hải quân hiện đại.

Thật ra toàn bộ chiến hạm của thế giới lúc này có bọc sắt, đồng nhưng chúng không phải chiến hạm đóng mới với thiết kế bọc giáp thực sự. Chúng hoàn toàn là các chiến hạm cũ bằng gỗ được đóng từ những năm 1855 trở lại. Sau này đến những năm 1856 thì phong trào bọc sắt cho các chiến hạm nở rộ, vậy nên các chiến hạm gỗ này được lôi ra và phủ thêm một lớp sắt bên ngoài và được gọi với mĩ danh thiết giáp hạm. Nhưng quý vị đừng nhầm, chúng có kết cấu hoàn toàn khác với thiết giáp hạm sẽ được đóng mới vào những năm 1870 trở đi.

Thiết giáp hạm là chỉ những chiến hạm bọc thép tôi những nhăm 1890 trở đi với cái tên tiền-dreadnought và sau đó là dreadnought. Lúc này tất cả các chiến hạm trên thế giới thì tên thật sụ của chúng là chiến hạm bọc sắt hay là những chiếc chiến thuyền Frigate bọc sắt mà thôi. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là người Anh và người Pháp. Chiếc La Glorie của Pháp và Worrior của Anh đã được bọc thêm một lớp giáp sắt vào những năm 1855. Tất nhiên rộ lên phong trào bọc sắt chiến hạm thì tất cả các chiến hạm gỗ đều được mặc cho một lớp giáp có thể dày mỏng nhiều ít khác nhau.

Nói đến cac tiểu hạm lúc này thì có liên quan rất lớn đến lớp khu trục hạm sau này. Đặc điểm của tuân dương hạm là chạy nhanh và cơ động, có khả năng hoạt động lâu dài bền bỉ dùng cho mục đích hộ tống các tàu chiến lớn hơn trong một hạm đội, đoàn tàu vận tải hoặc một chiến đoàn, và bảo vệ chúng chống lại những đối thủ nhỏ tầm gần nhưng mạnh mẽ. Và chúng không thể hoạt động độc lập, tất nhiên là không thể tính đến các khu trục hạm hiện đại thế kỉ 21 khi chúng được đóng lớn hơn để có thể độc lập tác chiến ( do 1950-1960 tuần dương hạm bi loại khỏi biên chế nên khu trục hạm phải được đóng lớn hơn để đảm nhiệm luôn cả vai trò này). Vậy ra hoàn toàn có thể gọi các tiểu hạm lúc này là lớp tiền-khu trục hạm. Tất nhiên lúc này các “khu trục” hạm được bọc thép khá hạn chế và trang bị hỏa lực hơi yếu. Nhưng nó chính là nhân tố quan trọng để bảo vệ các trung hạm, hay đại hạm tránh các đối thủ nhỏ và nhanh tiếp cận đánh xáp lá cà cùng đại hạm.

Sở dĩ số lượng “khu trục hạm” của hải quân các nước nhiều vô cùng như vậy vì các nguyên nhân. Đóng rẻ, nhiều xưởng đóng tàu quy mô nhỏ ở Châu Âu đều có khả năng đóng thuyền trọng tải 500 tấn đổ xuống sau đó dán thêm một lớp sắt, lắp vào một máy hơi nước thì sẽ biến thành khu trục hạm ngay lập tức. Vả lại quá trình thuộc địa cần rất nhiều khu trục hạm để đảm nhận các nhiệm vụ mang tính cơ động, toàn diện, có thể thâm nhập sâu vào lục địa thực dân.

Nói qua “khu trục hạm” tiền thân mà không nói đén tuần dương hạm tiền thân thì quả là thiếu sót. Trong lịch sử, một "tàu tuần dương" không phải là một kiểu tàu mà là một vai trò của tàu chiến. Tàu tuần dương là những tàu, thường là tàu frigate hoặc tàu nhỏ hơn, được giao một vai trò hầu như độc lập khỏi hạm đội; mang ý nghĩa tuần tiễu độc lập, thường là kèm theo những nhiệm vụ như là cướp phá tàu bè thương mại đối phương. Và lúc này trung hạm dường như chính là nhiệm vụ này. Đó các trung hạm bọc sắt thời này hoàn toàn có thể gọi là lớp tiền- tuần dương hạm. Tất nhiên số lượng tuần dương hạm thực sự không thể nhiều được. Lý do đóng các chiến hạm tuần dương đắt đỏ chẳng kém là bao so với đại hạm. Bên cạnh đó sự hạn chế công nghệ nên không có mấy công ty có thể đóng được tuần dương hạm cho cả. Cho nên cả Châu Âu vẫn cong đít phát triển tuần dương hạm như một trang bị mang tính cơ bản của hải quân nhưng số lượng tăng lên rất chậm.

Còn Đại Hạm không nghi ngờ gì nữa nó chính là tiền thân nguyên bản của các tiền-dreadnought và sau đó là dreadnought. Nói một cách khác chúng mới chính xác là khởi nguồn của các thiết giáp hạm khủng bố sau này. Chúng là những tàu chiến vũ trang lớn nhất của hạm đội, thiết giáp hạm thường được sử dụng để chiếm lấy quyền kiểm soát mặt biển và là đại diện cho đỉnh cao sức mạnh hải quân của một quốc gia. Những thiết giáp hạm nổi tiếng có thể kể đến như Yamato của Nhật Bản hay Pennsylvania của quân Mỹ. Tất nhiên với việc phát triển của ngư lôi, máy bay, tên lửa điều khiển thì thiết giáp hạm sẽ bị loại khỏi vòng chiến. Nhưng tại thời điểm lúc này không thể không phủ nhận thiết giáp hạm chính là bá chủ đại dương.

Các quốc gia sở hữu thiết giáp hạm hiện nay chỉ có Anh ( 17 chiếc), Pháp (11 chiếc), Hà lan (2), Tây Ban Nha (2)… Áo (1 chiếc phục vụ tại biển Bantic) và Phổ không nằn trong nhóm quốc gia có thiết giáp Hạm. Nói như vậy để biết rằng Hạm đội liên quân Đại Nam- Phổ tuy số lượng đông đến ngèn ngẹt nhưng thật ra họ chỉ có tiền-khu trục hạm và tiền- Tuần Dương Hạm mà thôi.

Nhưng kể cả như vậy cũng không nên khinh thường cỗ thế lực này. Kiến nhiều có thể cắn chết voi. Nếu môt hạm đội có thiêt giáp hạm nhưng không có đủ một số tàu hộ tống nhất định thì cũng không dám dây dưa với một tập đoàn lực lượng này. Đây chính là ¾ hạm đội cả nước Phổ cộng phần lớn chiến hạm Pháp ở Đông Dương dã bị Đại Nam bắt giữ.
Bình Luận (0)
Comment