Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 175

Diêu thiếu tức giận đến tím tái mặt mày, cái lũ này lo cho người nhà trong kinh đô Huế mà không cần quan tâm gì cả cùng nhau xin đình chiến ngay lúc này đây. Nghe những lời xin đình chiến này Diêu thiếu cũng không quá lo đến quân tâm nhưng mà nói không có ảnh hưởng gì thì quả thật không đúng. Diêu thiếu cũng thấu hiểu cho nỗi lo lắng trong lòng họ, nếu vào địa vị mình thì có gì khác biệt đâu. 

Diêu thiếu chán nản mà khoát tay:

- Thôi được rồi, các ngươi là lo lắng cho người nhà, ta tự tay phá bỏ hòa ước mà triều đình kí kết đó chính là tạo phản. Các ngươi theo thuyền mà rời đi Huế, lúc này hòa ước đã kí khả năng quân Pháp làm khó dễ không cao. Người Việt có thể thành cường nhân trên thế giới hay không dựa cả vào các ngươi. Phục vụ tốt cho triều đình Huế, phục vụ tốt cho Đại Nam, hãy lấy những cái gì minh hịc được mà tạo phước cho dân tộc…. đi đi… 

Diêu thiếu nói hai chữ đi đi mà cõi lòng nặng trĩu, những người thanh niên này là tương lai của Đại Nam, của Việt tộc, khó khắn lắm mới đào tạo được họ, thay đổi được tư tưởng của họ thì nay lại đẩy họ trở về với lề thói cũ. Chẳng biết những người này có thể vận dụng được bao nhiêu kiến thức, hay “lăn lôn” quan trường Huế một thời gian rồi cũng bị đồng hóa cả thôi..

Phạm Phú Thái nghe xong thì ngẩng lên gương mặt cương quyết mà nói:

- Không.. chúng tôi không đi đâu cả… Chúng tôi không muốn đánh vào lúc này là có nguyên nhân … xin Đại Soái cùng các vị tướng lãnh sĩ quan cùng nghe chúng tôi giải thích một lần. 

Gương mặt của mọi người tỏ ra hết sức nghiêm túc và quyêt liệt không hề giống như những vẻ lo lắng của người lâm trận thoái lui. Diêu thiếu biết đây có thể là chuyện hệ trọng nên gật đầu đồng ý. 

- Tất cả đứng lên hãy nói, ở Vạn Ninh không có cái lễ quỳ này tôi đã nói rồi mà. 

Phạm Phú Thái vẫn là người đầu tàu trong chuyện này. Hắn không đứng lên mà vẫn quỳ ở đó, tât cả quan viên hành chính quỳ ở đó không nhúc nhích. 

- Chúng tôi sẽ không đứng lên… vì chuyện chúng tôi sắp trình bày sẽ khiến Đại Soái khó xử … chúng tôi sẽ quỳ ở đây cho đến lúc Đại Soái nghĩ thông….

Nghĩ ngợi xong Phạm Phú Thái lại tiếp lời.

- Chúng ta đánh Pháp, cứu bờ cõi, Đại Soái đích thân dẫn tướng sĩ qua sông quyết chiến cùng kẻ thù…. Chúng tôi là quan văn không giỏi cầm đao kiếm xông trận cũng nguyện đi theo. Chúng tôi kính trọng đạo đức của ngài, kính trọng sự anh dũng của các sĩ quan, binh sĩ. Nhưng Đại Soái đã nghĩ quá chưa, đánh xong Giặc Pháp thì quân Vạn Ninh còn lại được bao nhiêu người. Tôi dám chắc triều đình sẽ toàn lực tiến công Vạn Ninh sau đó. Tất cả chúng ta không ai thoát được….

Đây là sự thật, triều đình Huế không có nói ra, nhưng mối quan hệ hai bên đã khó điều giải nổi. Sự nghi ngờ của Huế dành chó Vạn Ninh là không thể nào xóa bỏ. Khả năng Huế tấn công Vạn Ninh là rất cao nếu quân Vạn Ninh gặp phải tổn thất lớn khi va chạm cùng quân Pháp. Điều này nói ra khiến toàn bộ các sĩ quan đều phải động lòng suy nghĩ, họ tham chiến nhưng không ngu ngốc. Phạm Phú Thái đợi cho quần tình trong phòng họp trở nên lắng một chút thì lại tiếp tục nói.

- Đại soái nói ngài bỏ đi lập nghiệp ở Phổ quốc, Mỹ quốc, Australia quốc… nhưng có nơi nào là hơn quê nhà. Ngài đi rồi thì con em Quảng Yên, Thái Nguyên, nay còn có cả Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên phải làm sao. Họ lại phải quay lại với cảnh sống lầm than, ăn một bữa nay lo bữa ngày mai. Lại quay về cảnh chạy lũ hàng năm, lấy vỏ cây làm thức ăn. Hay lại quay về cảnh bán vợ, đợ con…. Không không ai muốn như vậy cả. Các ngài cả ngài trong quân doanh lo chuyện đánh giặc… hãy thử ra ngoài kia mà nghe lòng dân sao…. Lòng dân bảy tỉnh là muốn ngài lên làm Vương đất bắc… Trần gia lên làm Vương Đất bắc đó.. 

Diêu thiếu biến sắc định mở lời thì Phạm Phu thứ lại cướp lời mà nói. 

- Các sĩ quan ở đây, có vị nào không biết tại sao gia đình của mình, vợ con của mình, mẹ già tại sao có thể sung sướng mà sống thư thái ở Vạn Ninh, Thái Nguyên. Đó là vì có Diêu Soái, các vị thấy chỉ mới 3 năm qua Diêu Soái đã biến Quảng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên thành thiên đường tịnh thổ của Đại Nam… làm người cả quốc gia này có ai là không muốn đến đây sinh sống. Trong các vị chắc cũng có người xuất thân là lưu dân, đói dân đi. Các vị muốn quay lại những ngày trước kia sao?

Toàn trường vắng lặng không một tiếng động, một số sĩ quan Vạn Ninh cũng lặng lẽ quỳ xuống ra nhập hàng ngũ của các quan Văn. 

- Đại Soái, ngoài kia tin đồn đã rộ lên khắp nơi, mọi người dân đều đang bàn tán về chuyện triều Huế nghi kị công thần mà ép Trần gia phải lưu vòn. Nhưng họ không có kinh hãi hay hoảng loạn, họ là đang vui mừng và hạnh phúc họ muốn cái nghi ngờ kia thành sự thật, muốn Trần gia thượng vị mà lãnh đạo Bắc kỳ. Ngài hãy nghe xem… hãy làm theo tiếng lòng của dân chúng…. Xin đừng bỏ họ đi… Xin Vương gia….

Câu cuối cùng là tên Phạm Phú Thái đổi luôn thành xưng hô là Vương gia để gọi Diêu thiếu. 

Tin đồn là có, đã loan khắp nơi rồi. Diêu thiếu là không muốn Đại Nam nước sôi lửa bỏng nên quyết đinh đánh xong trận dứt áo ra đi. Tin này cũng không hiểu làm sao lộ ra khiến cho quân dân mấy tỉnh bất bình không thôi. Họ không muốn cha con Trần gia rời đi, đây là sự thật. Đồng thời họ cũng bất bình về cách đối xử của Triều Huế với Trần gia người đã mang đến bình yên và cuộc sống ấm no cho họ. Trăm người như một đều muốn Trần gai thượng vị tại Bắc kỳ. 

Cái này chắc chắn là dự mưu của đám quan văn, những ngày này Trần gia phụ tử và quân sĩ, sĩ quan cắm đầu vào làm chuẩn bị kế hoạch qua sông nên không thể phân tâm chú ý mọi mặt. Mật vụ cũng có nghe qua chuyện này, nhưng khốn nạn là họ cũng đồng tình với dư luận của dân chúng mà mắt nhắm mắt mở. Tất nhiên họ có báo cáo lại cho Diêu thiếu nhưng tất nhiên nói tình hình đơn giản hơn một chút. Quan viên hành chính lũ này âm thầm làm bậy, vậy mà quấy đến dân chúng mấy tỉnh Bắc kỳ chuẩn bị tổ chức biểu tình ép Trần gia thượng vị. 

Lúc này thì sĩ quan cũng quỳ hết rồi. Trong phòng họp ầm ầm cùng nhau đồng thanh.

- Xin Vương gia ở lại với Bắc kỳ…

Diêu thiếu ngẫm nghĩ thật kĩ sau đó thốt lên:

- Ta không thể làm Vương đất Bắc được.

Chúng quan lại, sĩ quan, tướng sĩ thất vọng não nề nhưng không thể không tiếp tục kiên trì:

- Xin ngài lên làm Vương đất bắc… ngài không đồng ý chúng tôi quỳ không đứng dậy.

- Phải chúng tôi quỳ đến lúc nào ngài đồng ý thì thôi.

- Xin Vương gia suy xét. 

Diêu thiếu vẫn lắc đầu, hắn ôn tồn nói. 

- Các vị nếu có cái sở thích quái đản là quỳ lạy thì cứ quỳ, tôi không can dự… nhưng tôi quyết không thể lên làm Vương Gia cho được. 

Diêu thiếu quay đầu bỏ đi trước ánh mắt thất lạc của mọi người. Nhưng trước khi đi hắn vẫn còn kịp ném lại một câu:

- Các vị chớ quên phụ tân tôi hắn còng chưa có tử, lên làm Vương gia chưa đến lượt Diêu tôi…

Cái này con mẹ nó ý tứ rõ ràng. Trần gia tao lên làm Vương đất bắc đấy, nhưng mà Cán ca lên làm Vương gia mới là thích hợp nhất lúc này đấy.

Nói đùa Diêu thiếu là người hiện đại, ngu trung là không có trong tư tưởng của hắn. Nếu lòng dân đã quyết mà hắn cứ chối lên từ xuống thì không ra cái thể thống gì. Cùng lắm nếu không muôn gà cùng một mẹ thì làm cái tiểu Vương gia coong coong sau đó cày kéo để Vạn Ninh mạnh đến độ Huế không dám dây. Mà Vạn Ninh cũng không đánh Huế là được. Còn việc lý tưởng về một Đại Nam thống nhất hùng mạnh vẫn còn đó. Hắn sẽ tìm mọi cách điều hòa mâu thuẫn sau, cùng lắm không được thì hắn để lại cơ ngơi hùng mạnh của Vạn Ninh rồi té, lúc ấy cũng không có chiến tranh, kiểu như Đông Đức- Tây Đức hào hợp sau này thôi. Lúc ấy thì với cơ nghiệp Vạn Ninh thì với con lợn lên làm Vua thì Đại Nam vẫn cứ cường. 

Khi đã vạch rõ lối đi thì Diêu thiếu mỉm cười mà không cãi láo, nhận cái chức Vương gia này về cho bản thân. Tiếp theo đó chính là một lũ quan văn khua môi múa mép viết tấu chương thay cho Cán Ca gửi vè triều. Chữ nghĩa cha con họ Trần quá xấu đi. Nôi dung tấu chương chỉ có là kính xin Thái thượng hoàng, thánh thượng gia phong cho Trần gia thành Vương. Đất phong 7 tỉnh miền Bắc, lấy con sông Hồng làm ranh rới.

Tháng 12 chuẩn bị ăn tết đến nơi nhưng Huế Kinh loạn thật. Lần này là Vạn Ninh cho ra thái độ chắc chắn. Họ muốn Trần gia lên làm Vương, đất phong bảy tỉnh. Nhưng Trần gia vẫn nói dõ ràng họ vẫn thuộc Hoàng triều Đại Nam vẫn là phần tử của Đại Nam, vẫn đóng thuế đàng hoàng và tuân theo luật lệ Đại Nam. Nhưng mà hành chính, quân sự của Bảy tỉnh miền Bắc là do Phủ Vương gia quản, họ sẽ tự lập nha môn bổ nhiệm quan lại cai quản 7 tỉnh. Cái tin này có ghê gớm hay không? Quả thật còn đáng sợ hơn cả liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công. 

Lập tức Trần Gia nơi phương Bắc bị quan lạ trong triều Huế sỉ vả liên hồi, dư luận người dân ở Trung Kỳ, Nam Kỳ cũng bắt đầu nghiêng về Triều đình mà chửi cha con Trần gia là nghịch thần tặc tử. Nhưng người dân bảy tỉnh miền Bắc khi nghe tin chính xác Trần Quang Cán lên làm Vương thì con mẹ nó ăn tết sớm hẳn 15 ngày. Có gà mổ gà, có lợn mổ lợn, nói chung là hạnh phúc đến tột cùng. 

Tự Đức không có tức giận, không có đau đớn thất vọng gì, trên gương mặt của ông không có biểu cảm gì khi phê chuẩn tấu chương xin xưng Vương của Cán Ca. Không mội ai biết trong lòng ông ta nghĩ gì cả. 

Quần thần có tức tối, căm phẫn, có gan tị có thèm muốn thì cũng chẳng thể làm gì. Họ hiểu được Hế triều có nói không cũng chẳng được. Nói không thì Trần Quang Cán vẫn tự lập bình thường, thà phong cho họ Trần cái chức Vương gia để sau này tìm cách đối phó còn hơn lúc này xé rách da mặt mà phủ định. Làm như vậy nếu Vạn Ninh nổi điên mà bắt tay cùng người Pháp đánh Huế thì sao? 

Đúng là lấy lòng tiểu nhân đo dạ quân tử, dù cho Huế có quá đáng gấp trăm lần thì Vạn Ninh cũng không bao giờ bắt tay kẻ xâm lăng để tàn sát tộc mình. 

Quan viên tại Huế có một lượng lớn nột đơn xin từ quan, đơn giản con cái họ đang ở Vạn Ninh tự lập nha môn. Một gia không thể thờ hai chúa, con cai họ đã lớn đã tự đi được, họ cản không nổi rồi. Cản không nổi thì đành cáo lão về quê thôi, vì có ở lại thì Huế triều cũng nghi ngờ họ mà sống trong ngày tháng ghẻ lạnh mà thôi. 

1 tết năm 1863, chiếu chỉ của Huế triều đã tới Vạn Ninh. Tấn phong Trần Quang Cán làm Bắc Bình Vương đất phong 8 tỉnh phương bắc Quảng Yên, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Tự lập nha môn, tự quản quân chính. Đóng thuế hàng năm sẽ có quan thuế vụ Huế triều đến kiểm tra số lượng và mang về. Mọi chuyện chấm dứt. Một Nhâm Tuất ngập tràn biến động qua đi một Quý Hợi tràn đầy tương lai giá đáo
Bình Luận (0)
Comment