Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 188

Vấn đề đặt ra tiếp theo đó chính là việc nhập tịch của Diêu thiếu vào Phổ quốc hay nói đúng hơn là ý đồ nhập tịch của Diêu thiếu vào Liên bang Đức. Tất nhiên vấn đề này không quá lớn nếu như Diêu thiếu không có gợi ý nho nhỏ về việc hắn muốn là lãnh chúa một phương chứ không phải là một chức quý tộc hữu danh vô thực. Đây quả thực là một vấn đề hết sức nhạy cảm và chưa có tiền lệ. 

Những người ngoại quốc được phong quý tộc, tước vị theo lối ngoại giao với một chức danh mang tính biểu tượng thì không hiếm. Nhưng một người thực sự được phong tước vị có thêm lãnh thổ quản lý là một chuyện cực kì khó khăn. Tất nhiên Wilhelm I muốn dùng cách thông hôn để thực hiện ý đồ đáp ứng nguyện vọng của Diêu thiếu. Chuyện này nếu không có thông hôn thì sẽ gặp rất nhiều cản trở. Nhưng nếu Diêu thiếu có thông hôn với hoàng gia hay với quý tộc Phổ thì chuyện phong tước cùng đất phong lại không còn quá phức tạp. Tất nhiên thông hôn với ai thì lại là vấn đề cần bàn luận kĩ. 

Lựa chọn thì có nhiều, ngay cả Wilhelm I lẫn Bismarck đều có thể đồng ý mối thông hôn này. Nhưng có một việc cực kì khúc mắc đó là Diêu thiếu quá hùng mạnh. Một người như Diêu thiếu nếu như mang dị tâm thì cả quốc gia sẽ bị lay động ngay lập tức. Lấy ví dụ nếu như Diêu thiếu kết hôn cùng Luise thì hậu nhân của Diêu thiếu có thể mang họ Trần, nhưng cũng có thể mang họ mẹ là von Hohenzollern. Nếu như là hậu nhân của Diêu thiếu là con trai mà lại mang họ von Hohenzollern thì tên này hoàn toàn có tư cách thừa kế hợp pháp ngai vàng của nước Phổ. Mà với sự hùng mạnh đến rối tung rối mù của Diêu thiếu thì chẳng có thể đảm bảo hắn không ủng hộ con trai mình đăng vị. Tương tự đối với Bismarck nếu Diêu thiếu muốn thì hoàn toàn có thể dùng con trai hắn tranh chấp quyền thừa kế vùng đất phong của Otto von Bismarck. Không ai trong hai người muốn điều này xảy ra cả. Nhưng với địa vị của Diêu thiếu thì con gái công tước hay bá tướng dường như vẫn chưa đủ tầm. Chính sự việc này dẫn đến sự đắn đo của hai người. 

Buổi làm việc thứ hai giữa hai bên Thái Nguyên – Phổ diễn ra nhanh chóng hơn, vì thông qua lúc hơi chập chững tiếp xúc lúc ban đầu thì ngày hôm nay bàn chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Người Đức có một ưu điểm đó là thẳng thắn. Wilhelm I và Bismarck chấp nhận đề nghị sự hợp tác sâu đến không thể sâu hơn được nữa. Nhưng đồng thời với đó họ cũng bày tỏ thẳng thắn mối quan ngại của bản thân về chuyện thừa kế của hậu nhân Diêu thiếu nếu có chuyện thông hôn. 

Diêu thiếu nghe xong cũng giật mình, hắn kiếm một con đường lui cho bản thân và gia tộc mà thôi. Nhưng không ngờ quy tắc quý tộc Châu Âu còn sâm nghiêm hơn của Đông Á. Chính vì lý do này nên sự thông hôn phải là bắt buộc mới có thể đạt được mục đích trên. 

Không còn cách nào khác dĩ nhiên Diêu thiếu phải đồng ý với một cuộc hôn nhân chính trị không có tình yêu. Vì loại bỏ mối nghi ngờ cho hoàng gia Phổ quốc nên cuối cùng Diêu thiếu phải đính hôn cung Maria von Bismarck con gái của thủ tướng Phổ Otto von Bismarck. Nhưng kèm theo đó còn có một bản hiệp nghị gồm nhiều điều liên quan đến hôn nhân và thừa kế. 

Thứ nhất Maria phải trở thành vợ chính thức và hợp pháp của Diêu thiếu. Đám cưới của hai người phải được chúc phúc và tổ chức theo nghi lễ thiên chúa giáo đạo tin lành. Thứ hai con cái của Diêu thiếu và Maria không được mang họ mẹ và hậu nhân của Diêu thiếu không có quyền thừa kế xứ Sachsen của gia tộc Bismarck với mọi trường hợp. 

Việc kí kết bản hiệp ước này có thể nhìn thì đang ép uổng Diêu thiếu nhưng thực ra nói đi cũng phải nói lại. Người ta chấp nhận ném ra con gái của mình, mà thân phận địa vị lại là thủ tướng Phổ quốc hùng mạnh nên cũng không có gì là quá đáng khi họ cần một chút đảm bảo. Còn việc không tham gia tranh dành thừa kế, đất phong nhà Bismarck thì Diêu thiếu mới không cần đấy. Hắn còn cả một giải đất Ba Tư còn chưa có thời gian đi tiếp nhận kia kìa. 

Sau lễ đính hôn tất nhiên sẽ là việc công bố đất phong và danh hiệu Nam tước quý tộc của Diêu thiếu rồi. Thật ra Nam tước là hơi có bé một chút, nhưng Diêu thiếu cũng hiểu nỗi khó khăn của hai vị Wilhelm I lẫn Bismarck. Để thiết kế một chức Nam tước này mà đến con gái cưng họ cũng ném ra được rồi. Nếu muốn phong tước cao hơn thì sức cản của giới quý tộc Phổ là cao lắm. 

Đừng thấy Nam tước ở Châu Âu nhỏ bé chỉ bằng một bá tước hộ nho nhỏ ở Châu Á mà nhầm. Nam tước có đất phong tại Châu Âu có quyền lực tuyệt đối với đất phong của mình. Tự thiết lạp quân đội, tự thiết lập luật lệ, hành chính, thuế má. Liên Bang Đức chính là điển hình vơi một loạt các quý tộc tự quản lý đất phong của mình góp lại với nhau thành một liên bang lỏng lẻo như vậy.

Tất nhiên Nam tước, Bá tước, Công tước phải thề nguyền trung thành cùng quốc vương và có trách nhiệm hỗ trợ quân đội đóng góp quân đội cho Vương quốc nếu có lời kêu gọi từ quốc vương. Thêm vào đó họ phải đóng một số thuế không nhỏ cho Vương quốc.

Theo dự kiến thì Diêu thiếu sẽ được phong là Nam tước xứ Wietze đây là một vùng đất nhỏ phía Tâ bắc của liên bang Đức. Wietze là vùng đất tranh chấp bấy lâu nay vì dòng họ von Puttkamer không có người thừa kế. Chính điều này dẫn đến tranh chấp tơi bời giữa Phổ và Công quốc Lower Saxony. Cuộc tranh chấp này càng trở nên kịch liệt hơn khi mà Georg Christian Konrad Hunäus đã tìm thấy một lượng dầu mỏ đáng kể trong khi khoan cho than non ở Wietze vào năm 1860. Ý đồ của Wilhelm I lẫn Bismarck là chúng tôi đã lấy danh nghĩa vương quốc giao đất phong cho anh. Đây là một bổ nhiệm hợp pháp. Còn chuyện anh có lấy được Wietze về tay mình hay không thì chúng tôi không quan tâm cho lắm. Thật ra Wilhelm I lẫn Bismarck là muốn thử năng lực của Diêu thiếu mà thôi. 

Thông tin về buổi lễ đính hôn giữa Trần Quang Diêu cùng Maria von Bismarck đã được thông báo đi khắp nơi. Tất nhiên buổi lễ đính hôn này sẽ được tổ chức tại Berlin nơi mà tất cả mọi người trong giới quý tộc đều có thể tham dự và chứng kiến. Đây là một sự kiện kết nối Á – Âu cực kì mới mẻ và hết sức đặc biệt. Nó đặt nền móng rất vững chắc cho đôi bên trong quá trình hợp tác lâu dài. 

Tất nhiên khi hôn nhân chính trị đã thỏa thuận thì dự án nghiên cứu mới cũng được tiến hành. Với tổng mức đầu tư lên tới 7 triệu £ trong vòng hai năm thì gần 100 nhà khoa học cùng các dây truyền máy móc cần thiết, thợ máy, nguyên vật liệu được ùn ùn vận chuyển về Berlin ngoại ô một khu vực bí mật. Nơi này sẽ là tổng hành dinh nghiên cứu những công nghệ tối mật của Phổ cũng như Thái Nguyên lúc này. 

Hiêu suất làm việc của người Đức thì Diêu thiếu cực kì hài lòng. Còn tới hơn 15 ngày mới thới ngày Diêu thiếu đính hôn cùng Maria nhưng các nhà khoa học hàng đầu đã tập trung về cơ sở trên để cùng bắt tay nghiên cứu cùng Diêu thiếu. 

Hàng mẫu thu nhỏ của Turbine khí do Vạn Ninh chế tác vội vã đã được lôi ra nghiên cứu một các khoa học và quy củ nhất. Phải nói một điều đó là đội ngũ các nhà khoa học vật lý Đức lúc này quá sức khủng bố. Thứ mà Diêu thiếu đưa ra cho họ là khái niệm mơ hồ về một turbine hơi phản lực với nhiều tầng hoạt động nhưng chỉ từ chiếc mô hình không có thông qua tính toán này lại đủ gợi mở cho họ một chân trời hoàn toàn mới. Phải nói được rằng những người khoa học gia này chỉ thiếu về ý tưởng ban đầu của loại động cơ trên mà thôi, khi đã có hiện thực bày ra trước mắt thì họ lại coi đó chỉ còn là thách thức về mặt kĩ thuật mà thôi. 

Thật ra khái niệm là Diêu thiếu rất mơ hồ. Hắn chỉ biết được các turbine thời hiện đại luôn có cấu tạo nhất trí là nhiều tầng cáng quạt đồng trục trên một rotor với chế độ nở dần để tận dụng khả năng nở của khối hơi nước đi qua. Mỗi một cụm cánh quạt từ nhỏ tới lớn này được xếp vào nhau tại thành một “tầng”.Mà trên một trục rotor có thể lắp nhiều “tầng” khác nhau để tăng công suất cho động cơ. Ví như một rotor có nhiều “tầng” mỗi “ tầng“ lại chứa một dãy cánh quạt và được cung cấp năng lượng hơi nước từ các ống phun riêng biệt thì rõ ràng là công suất mạnh hơn cả mấy chục lần loại động cơ turbine một lớp cách quạt lúc này. Và theo như đo đạt của các nhà khoa học thì nếu cùng thể tích với động cơ piston hơi nước họ có thể tự tin nâng công suất lên cao hơn gấp 20-30 lần. Đây là con số mà ngay cả đến Diêu thiếu cũng bất tỉnh nhân sự khi nghe thấy. Đó chính là điểm khác biệt, Diêu thiếu chỉ có thể dựa vào kiến thức nửa mùa của kiếp trước mà định tính công suất cùng thể tích của turbin cao hơn piston từ 10-15 lần mà thôi. 

Nhưng thực tế theo sự tính toán của các nhà khoa học Đức thì công suất có thể chênh lệch gấp hàng chục lần chứ không phải chỉ là mười mấy lần. Có được sự khác biệt này vì các nhà khoa học đã ngồi xuống cùng tính toán lại góc độ phun của dòng hơi nước mà cấu tạo nghiêng hay mặt lõm của cánh quạt để tối ưu hóa công suất Turbine. 

Tất nhiên đây chỉ là nhận định sơ bộ ban đầu vì các nhà khoa học còn ngồi lại để cùng nhau tiếp tục giải các bài toán về vector lực để đưa đến một cấu trúc hoàn hảo nhất. Nhưng câu trả lời chính xác của họ cho Diêu thiếu cũng như Wilhelm I và Bismarck đó là nếu muốn một đông cơ cùng thể tích mà với động cơ piston mà có công suất gấp 20 lần thì họ cũng chẳng cần nghiên cứu gì nhiều. Con số mà nhóm khoa học gia điên cuồng này muốn đạt đến là 45 lần. Đây là một sự điên cuồng cực đại. 

Wilhelm I và Bismarck nghe thấy con số 20 lần cũng gần như choáng sắp chết mất rồi. Ví như một cỗ máy hơi nước cho thiết giáp hạm lúc này chỉ loanh quanh tầm 800 mã lực, nhưng nếu bố trí cùng thể tích thì không phải là 16k mã lực sao? Cái này thì có thể lắp thêm bao nhiêu pháo, thêm bao nhiêu thiết giáp mà không cần buồm vẫn có thể chạy băng băng. 

Nhưng Diêu thiếu lại lắc lắc cái đầu. Hắn phải đánh động lại các nhà khoa học này. 

- Thưa các vị khoa học gia đáng kính, việc cần thiết lúc này của chúng ta là nghiên cứu về hiệu năng sử dụng nhiệt lượng của động cơ turbine giảm xuống thấp nhất chứ không phải nâng công suất cực đại lên cao nhất….

Tất cả đều ngớ người, không phải công suất càng cao càng tốt sao, có rấ nhiều người bất mãn với kiểu ném shit hội nghị của Diêu thiếu nhưng họ vẫn cố kiên trì lắng nghe. 

- Chiến hạm với công suất tăng 20 lần là quá đủ, quan trọng là lúc này hiệu năng sử dụng năng lượng của Turbine đang thấp. Nếu như chung ta không cải tiến được vấn đề này thì lượng than cần cho cùng một chuyến đi của chiến hạm sẽ tăng lên đến hơn 20 lần. Lúc này chúng ta phải cân đối giữa công suất, hiệu năng, trọng tải thuyền để cơ thể đưa ra được một loại chiến hạm có thể chạy đường dài, cùng các loại chiến hạm hoạt động tầm ngắn. Tất nhiên tôi biết các vị sẽ dùng phương pháp đóng mở các van cho từng “tầng” cánh quạt để giảm độ thất thoát nhiên liệu khi thuyền không có ở chế độ tăng tốc… Nhưng tôi vẫn nhắc lại. Các động cơ cho chiến hạm trong mục tiêu ngắn hạn là tăng hiệu năng, còn các động cơ trên bộ cho nhà xưởng, máy phát điện thì yêu cầu trú trọng thêm vào cả hiệu năng và công suất.
Bình Luận (0)
Comment