Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 195

Tình hình Diêu thiếu phát triển mauser 1871 chỉ trong một tháng đã có thành quả dựa trên các công nghệ có sẵn của Dreyse, có thể nói đây là một khẩu Dreyse có thể bắn đạn vỏ đồng thì đúng hơn là nói chúng là những thanh Mauser 71. Chính vì lý do này mà Diêu thiếu đặt tên chúng là Dreyse 63. Tất nhiên đây chỉ là những mẫu đầu tiên của Dreyse 63 mà thôi, tiếp theo Diêu thiếu hi vọng lò Hồ quang điện thành công hay có thể đánh chiếm Wietze nhanh tróng thì hắn có thể lợ dụng mỏ khí đốt tự nhiên ở đây xây dựng lò Martin, đến lúc đó có được thép tốt thì Diêu thiếu sẽ cải tiến triệt để súng Dreyse 63.

Chính vì cái lý do gấp gáp này mà Diêu thiếu không thể không xuất quân gấp gáp đánh Wietze. Nhưng vấn đề lúc này là Bismarck cũng muốn ép sát Nuremberg một trong những công cuốc trung lập phía nam muốn thành lập liên minh thuế quan riêng trong các nước liên bang Đức lỏng lẻo nhằm làm đối trọng với Áo và Phổ. Tất nhiên Bismarck theo đường lối “máu và sắt” nên hành động đưa quân tới sát biên giới không phải chỉ là dồn ép về mặt chính trị, có đôi khi tên điên này có khả năng đưa quân vào nội địa Nuremberg một cách thực sự.

Vì Phổ động quân phía Tây Nam nên cánh quân phía Tây Bắc của Diêu thiếu sẽ không có hỗ trợ. Một mình hắn không những phải đối chọi cùng Saxony mà đôi khi là cả Brunswick có khi cũng nhúng tay vào.

Nhưng tình thế biến đổi luôn là rất nhanh chóng, ngay khi 4 ngàn quân của Diêu thiếu theo thuyền dọc sông Elbe tớ được công quốc Magdeburg thì một tin tức động trời xuất hiện giữa bầu trời Âu. Trong lúc tranh chấp về quyền sở hữu của Schleswig-Holstein vẫn đang còn trên bàn đàm phán giữa Đan Mạch và Phổ thì bất ngờ chính phủ Đan Mạch đơn phương thông qua Hiến pháp tháng Mười một năm 1863, theo đó Công quốc Schleswig bị sát nhập vào Vương quốc Đan Mạch, trái ngược với Nghị định thư Luân Đôn năm 1852.

Diêu thiếu đánh giá thấp trình độ điên cuồng của Otto von Bismarck, ngay khi nhận được tin Đan Mạch có động thái trên thì quân Đội Phổ lập tức chuyển hướng từ Nam qua Bắc ( trong lịch sử cũng y chang nhưng chậm hơn chút). Đồng thời Bismarck ra lệnh tạm dừng dự án lò hồ quang điện mà tập chung chế tạo chiến hạm phóng lôi. Ông ra lệnh cho các kĩ sư, công nhân tính toán hợp lý những chiến hạm cỡ nhỏ kia về công suất, tốc độ, trọng tải v.v…. Nhà máy điện khổng lồ mới được xây dựng với một turbin khủng bố công suất cao là kết quả của tài lực một vương quốc cường đại ở Châu Âu. Nhưng lúc này chúng không sử dụng cho mục đích nghiên cứu lò hồ quang điện mà được dùng để tôi những tấm thép chất lượng cao nhằm trang bị cho các tàu phóng lôi cỡ nhỏ.

Thật ra Diêu thiếu rất bất mãn với cách làm trên của Cha vợ tương lai, vì nói cho cùng tiền đầu tư của dự án này phần lớn là của Diêu thiếu. Nếu muốn thay đổi gì đó cũng phải thông qua sự đồng ý của Diêu thiếu chứ. Nhưng lúc này đây quan hệ giữa hai bên đã loằng ngoằng thành nửa gia đình nửa hợp tác nên Diêu thiếu cũng rơi vào thế bí. Nhận được thông tin này hắn cũng không biết phải nói ra sao cho phải.

Theo như lịch sử thì trận Chiến tranh Schleswig lần thứ hai sẽ phải sảy ra vào tháng 2 năm 1864, với sau một thời gian mấy tháng cãi nhau tốn nước bọt giữa Phổ và Đan Mạch. Nhưng vấn đề là lúc này không như trong lịch sử. Trong lịch sử thì Wilhelm I lên ngôi năm 1861, Bismarck được bổ nhiệm thủ tướng năm 1862, và cả hai lăn lộn khắp nơi tìm nguồn vốn hiện đại hóa quân đội hoàng gia. Nhưng lúc này Bismarck thượng vị năm 1861 và họ cũng chẳng cần chạy đi đâu lo tiền cả, Diêu thiếu đã bơm cho họ như bơm vịt tăng trọng vậy. Nên lúc này quân đội Phổ trưởng thành nhanh hơn trong lịch sử quá nhiều. Thêm vào đó những thành công trong cuộc thực dân Đông Nam á cùng món lợi kếch sù khi giao thương cùng Đại Nam đã khiến danh vọng của Wilhelm I và Bismarck lên quá cao. Họ dĩ nhiên bừng bừng tự tin mà mốn lấy Đan Mạch làm bàn đạp để thể hiện uy vọng, để thực hiện cái gọi là anh hùng chủ nghĩa. Chính vì lý do chết tiệt này mà Bismarck quyết định không phí nước bọt cãi nhau cùng người Đan Mạch mà quyết định đánh luôn không nói nhiều.

Chính quyết định này làm cho hướng đi của dự án Diêu thiếu chệch hướng, ít nhất là chệch hướng cho đến khi chiến tranh Phổ- Đan Mạch kết thúc.

Mà sự điên cuồng của Bismarck còn không dừng ở đó, lần này ông ta lên kế hoạch tấn công Schleswig-Holstein mà không có sự hậu thuẫn của Áo như trong lịch sử. Tức là Phổ quốc quyết định ăn mảnh Schleswig-Holstein mà không cần phải chia phần nào cho Áo cả.

Trong lịch sử thì Phổ cần Áo không phải vì cần sự hỗ trợi bộ binh từ đế quốc anh em này ( tất nhiên mấy năm sau chẳng còn anh em gì cả), cái mà Phổ cần là hạm đội hùng mạnh của Áo trên biển có thể phong tỏa sức mạnh hải quân quả Đan Mạch. Nhưng lúc này đây người Phổ với Thiết giáp hạm mới đóng và những động cơ mới sẽ lắp cho tàu phóng lôi thì họ lại không cần phải nghĩ đến chuyện san sẻ Schleswig-Holstein cho người Áo.

Nhận được tin báo này Diêu thiếu cũng lắc đầu ngán ngẩm, thằng cha bố vợ tương lai này trong lịch sử nổi tiếng là điên, nay lại được thằng con rể bơm công nghệ nê độ điên tăng theo cấp số nhân. Chính vì thế Diêu thiếu hi vọng Phổ không bị đánh cho sấp mặt. Đan Mạch lúc này cũng không phải dạng vừa đâu. Cuối cùng Diêu thiếu đành phải đánh điện tín về Berlin ngăn chặn tình hình nguy cơ này. Bước điện tín có nội dung là yêu cầu Bismarck thử nghiệm cẩn thận chiến hạm phóng lôi trước khi đưa vào chiến tranh. Điều thứ hai yêu cầu Phổ hợp tác với Áo tiến đánh Đan Mạch, về điểm này Diêu thiếu nói rõ, chia một chút lợi ích của Schleswig-Holstein cho Áo cũng không có sao. Đằng nào thì Phổ và Austria cũng không thể nào đứng mãi ở thế nhị nguyên liên bang Đức, đấm nhau là sớm muộn. Vậy thì cứ để quân Áo tiêu hao ở Schleswig-Holstein đi. Chia cho bọn chúng bao nhiêu sau này chỉ cần dè ra đánh kiến chúng phải nôn trở lại là được.

Phải nói kế hoạc của Diêu thiếu không phải là không quái, tất nhiên kế hoạch này đi ngược lại với tình thần chủ nghĩa anh hùng của người Đức. Nhưng chúng lại đi đúng với chủ nghĩa lợi ích và thực dụng. Trải qua bàn đi tính lại thì Bismarck và Wilhelm I muốn kéo dài cuộc cãi nhau cùng người Đan Mạch thêm ba bốn tháng để có thể hoàn thiện các chiến hạm phóng lôi. Và cũng là chờ đợi Diêu thiếu thu hồi xong xứ Wietze mà tiến về Schleswig-Holstein hội chiến. Ai không biết chứ Bismarck và Wilhelm I đều rất tin tưởng Diêu thiếu và muốn hắn tham dự vào cuộc chiến tranh quan trọng này của nước Phổ.

Suy nghĩ cùng quyết định của Bismarck và Wilhelm I thì Diêu thủ tướng không có biết. Nhưng con mẹ nó lúc này Diêu thiếu đúng là đang ngán ngẩm mà nhìn cánh đồng rộng lớn Hambühren. Nơi này đã dày đặc quân đội của công quốc Saxony và lác đác cũng có cả một số thành phần chim ăn xác thối là các quý tộc xung quanh xứ Wietze. Đánh nhanh thắng nhanh là không có cửa, đơn giản vì hợp thức hóa quyền lợi của Diêu thiếu đối với vùng Wietze mà Berlin phải bày đủ trò như đính hôn rồi thư chuyển nhượng của phu nhân Bismarck rồi đủ mọi thủ tục lằng nhằng. Chính vì lý do này người hữu tâm có thể đánh hơi thấy được ý đồ đánh chiếm Wietze của Diêu thiếu từ cả ngàn Km. Lúc này nếu không có 7 ngàn liên quân các quý tộc tại Saxony có mặt tại Hambühren thì mới là chuyện lạ.

Diêu thiếu không ngại chiến, nhưng chiến trên chiến trường mà đối phương đã chuẩn bị sẵn với quân đội đông hơn thì hắn không muốn chút nào. Điên nhất là mấy cái thủ tực lằng nhằng kia đã làm lỡ hết sạch chiến cơ của hắn rồi. Lúc này Diêu thiếu phải lâm vào tình trạng đánh lấn, đánh kéo dài dây dưa đếnmệt mỏi rồi.

Nếu không có lựa chọn thì đành phải đánh lấn mà thôi. Tất nhiên lực lượng quân của Diêu thiếu không chỉ có 4 ngàn, hắn còn có hỗ quan 2 ngàn từ công quốc Wolfsburg là một thành viên thân Phổ trong liên bang Đức lỏng lẻo. Nhưng Diêu thiếu không đánh giá cao số quân này quả Wolfsburg. Trang bị của họ quá kém với các mẫu súng M.1854 Jäger rifle đây là những thanh súng nạp đạn cửa trước theo lối minire của Pháp. Diêu thiếu rất ghét loại cấu tạo này cho nên 2 ngàn bạn quân này chỉ có thể là phụ binh vận chuyển đanh dược, vũ khí cùng lương thực mà thôi.

Hambühren battlefield là một cánh đồng trải dài tầm 6 km với chiề rộng tầm 3 km. Địa hình khá trống trải với địa thế hơi cao về phía Tây. Đây cũng chính là nơi là liên quân quý tộc miền bắc chiếm giữ và xây công sự cũng như đào chiến hào. Liên minh quý tộc miền bắc tỏ ra là không muốn tấn công Diêu thiếu, dù sao uy nghiêm của Phổ trong liên bang Đức là khá mạnh mẽ. Nhưng họ cũng không cam lòng để Diêu thiếu một kẻ ngoại lai chiếm đóng vùng Wietze nên muốn tỏ thái độ này.

Đối diện với tình hình trên thì Diêu thiếu quyết định chơi đánh chắc tiến chắc, bày binh bố trận trên đồng bằng, đánh nhau theo đúng kiểu của người Châu Âu lúc này. Hắn cho quân tiếp nhận chiên trường một cách thận trọng sau đó là đào chiến hào, xây công sự phòng thủ cùng các trận địa pháo binh. Điểm đặc biệt của công sự bên Diêu thiếu đó là không bao giờ thiếu hầm cá nhân.

Nếu so về quân số thì liên minh quý tộc phương Bắc có lẽ nhỉnh hơn một chút so với quân Diêu thiếu nhưng nếu so về trang bị thì thua xa. Diêu thiếu gần như đạp nồi dìm thuyền mà đầu tư vào nhánh quân da trắng này của mình. Với thể hình cùng thể lực cực tốt của người Đức thì những thanh pháo cối xách tay Đại nam M61 biến thành phiên bản M63 với trọng lượng và khích thước lớn hơn. Đầu đạn 24 pound vẫn giữ ngyên nhưng lượng thuốc phóng đã tăng lên 6 pound, thành thử ra trọng lượng toàn bộ đạn pháo là 30 pound, tầm bắn lên đến 1,5 km chứ không còn là 1,1 km nữa. Số lượng trang bị lên tới 35 thanh pháo cối cỡ này.

Ngoài pháo cối là 32 thanh pháo bộ binh Krrup c61 12 pound. Nói đùa chứ ở trên đất phổ mà mua pháo Krupp thì không có gì rẻ bằng, giá xuất xưởng của chúng chỉ có 480 £ mà thôi. Nếu không phải vì số lương chúng không có nhiều mà cần phải ưu tiên cung cấp cho quân đội Phổ thì có khi Diêu thiếu sắm lấy 100 thanh bắn chơi cho vui đó.

Nói về phe các quý tộc phương bắc tuy số quân đông nhưng súng ống toàn là M.1854 Jäger rifle đây là đặc chưng chung của quân đội phương bắc liên bang Đức rồi. Thêm vào đó tổng cộng tất cả họ cũng chỉ có hơn 20 thanh đại bác mà thôi.
Bình Luận (0)
Comment