Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 202

Phải nói rằng Cán Vương gia cùng bộ sậu Thái Nguyên lần này đi một nước cờ tiên phong nhưng lại kém bộ sậu cùng đầu óc của Tự Đức một khoảng. Chuyện này cũng không trách được Thái Nguyên, dù sao họ cũng chỉ là những nhân vật trẻ tuổi trong môi trường chính trị. Ngay cả Diêu thiếu có mặt nơi này chắc gì đã làm tốt hơn. Nên nhớ Thái Nguyên tính ra tuổi thật cũng chỉ có gần một năm chính thức cùng 4 năm thai nghén mà thôi. Còn Huế triều dù thối nt nhưng có đến cả hơn trăm năm kinh nghiệm lừng lẫy về mặt chính trị. 

Cái hay của Thái Nguyên là đội hình trẻ,sức bật lớn, khả năng thích nghi cùng tư tưởng hiện đại. Nhưng cái dở của họ là thiếu chiều sâu về mặt kinh nghiệm chính trị. Vốn dĩ một hành động mà Thái Nguyên có đủ năng lực để đứng ở vị trí chủ đạo nhưng họ lại đi một nước cờ khiến Huế trở thành trung tâm. 

Nói thì nói vậy nhưng dù sao mục đích cuối cùng của Cán Vương gia cũng đã thành công theo một phương diện nào đó. Đừng tưởng Cán Vương hung hăng hiếu chiến mà nhầm, đặt hắn ở vị trí tướng quân thì rõ là tên này thuộc thành phần hiếu chiến rồi. Nhưng đặt hắn ở vị trí Vương gia phải lo nghĩ cho cả một vùng đất lớn hơn bao gồm cả kinh tế, quân sự, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp thì có bố Cán Ca cũng phải thận trọng. Nói một cách công bằng thì Cán Ca ngồi vị trí Vương gia khá là hợp với khả năng của tên này. Mặc dù cứ nói trước khi đi Diêu thiếu đã bố trí kĩ càng, nhưng mọi bố trí đều là sáo rỗng vì tình thế luôn là biến đổi trong chớp mắt. Đương cử như việc Lý Chấn cho 2 vạn quân nam hạ, ai mà tính ra nổi. Nhưng cũng qua lần thử lửa này mới thấy được bộ máy hành chính cũng như quân sự của Thái Nguyên vận hành quá trơn tru. Và Cán Vương cũng khá anh minh và quyết đoán trong tình hình trên. Cái đáng tiếc là họ hơi thiếu kinh nghiệm mà thôi. 

Vương cung Thái Nguyên, hay nói đúng hơn là cung điện Thái Nguyên, một trong những công trình mang tính chất tầm cỡ nhất của cha con họ Trần đã hoàn công sau 4 tháng vất vả và hao tốn tiền của. Diêu thiếu là một người tiết kiệm chi tiêu cho bản thân, việc này cũng ảnh hưởng nhất định đến Cán Ca. Mặc dù cán Ca trước kia đã từng xây một tòa Pháo đài Hầu tước Phủ tại Vạn Ninh bằng đất nện bọc gạch, nhưng tòa hầu tước phủ kia mang tính chất quân sự hóa nhiều hơn, và cũng rất tiết kiệm. 

Nhưng từ khi tiếp nhận chức Vương gia 8 tỉnh phía Bắc thì cha con họ Trần biết mình không thể nào tiết kiệm được nữa. Vương cung bắt buộc phải hoành tráng, vì nó chính là nơi có lực quy tụ đối với toàn bộ nhân dân 8 tỉnh. Nó còn thể hiện năng lực cũng như sự thịnh vượng của Vương Triều họ Trần tại Phương Bắc. Một công trình cung điện quy mô đã được thiết kế và duyệt vốn lên đến 7 triệu £ được thông qua trong 3 năm để tiến hành xây dựng. Đây là một cụm lâu đài, cung điện xây dựng theo lối kết hợp của cả Đông và Tây. Cách bố trí các tòa lâu đài, vườn cây, con đường, hồ nước, hoàn toàn dựa vào lối kiến trúc ngoại cảnh Phương Tây. Nhưng bản thân các tòa lâu đài với mái cong nhiều tầng lại là lối kiến trúc phương Đông điển hình. Tất nhiên sự thi công có cả thợ người Việt và một số lượng không nhỏ các chuyên gia Đức tiến hành. 

Đây là một mối làm ăn béo bở khiến cho các công ty xây dựng vừa và nhỏ của Thái Nguyên có thể tham gia các gói công trình đã được chia nhỏ trong đó. Thương nhân Đức cũng không ngu ngốc gì, bản thân họ cũng có đủ các chuyên gia các ngành nghề nên cũng tham gia vào đó mà đấu thầu. 

Tất nhiên phương pháp xây dựng của Thái Nguyên bây giờ khác lắm rồi so với tình hình của cả thế giới. Cách họ xây dựng các công trình không khác lắm so với hiện đại đó là đổ khung bê tông cốt thép sau đó mới xây dựng các chi tiết công trình. Chính vì cách làm này khiến cho cung điện Thái Nguyên được xây dựng với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Cách xây dựng cung điện cổ đển của Phương đông với các cây gỗ khổng lồ làm cột trụ rồi các mối nối gỗ phức tạp bị loại bỏ. Chính điều này vừa làm tăng tốc độ xây dựng vừa làm giảm giá thành xây dựng của cung Điện Thái Nguyên. 

Cách xây dựng mới của Thái Nguyên có một tệ đoan đó là thiếu đi tính trầm cổ do không có các vật liệu gỗ làm chủ đạo. Nhưng nó lại ăn thua ở chỗ đó là độ lớn của cung điện phải nói là hoành tráng mà ngay cả Huế cũng khó có thể so sánh. Việc đổ bê tông cốt thép với các dầm chịu lực dường như không có giới hạn trong việc mở rộng diện tích không gian. Còn cách xây cất theo lối cũ của phương đông thường bị ảnh hưởng bởi chất lượng vật liệu trong việc không gian bố trí. 

Chính vì lý do này, cung điện Thái Nguyên được cái là to lớn, hùng vĩ nhưng về chi tiết lại hơi kiếm khuyết về vẻ tinh tế của phương Đông. Nhưng điều này không cản trở được sự háo hức của các quan viên Thái Nguyên trong ngày đầu tiên khai trương Cung điện Thái Bắc. 

Cung điện Thái Bắc là cung điện đầu tiên được hoàn thành trong tổng số 8 cung điện trong quần thể cung điện Thái Nguyên dự kiến sẽ xây dựng trong 3 năm với tổng giá trị lên đến 7 triệu £.

Cung điện Thái Bắc chính là cung điện với chức năng là nơi làm việc chính của toàn bộ các quan viên trung ương cũng như Vương gia chính vì thế nó được ưu tiên nhân lực và vật lực cao nhất để hoàn thành trong 4 tháng. 

Quần thể cung điện Thái Nguyên được chỉ định là thành Phủ Thái Nguyên mà không phải là Thành Tỉnh Đồng Hỷ. Nói đến cái tỉnh Thái Nguyên thì rất lạ, rõ ràng tên tỉnh là Thái Nguyên nhưng Thành Tỉnh lại đặt tại Đồng Hỷ. Còn Thái Nguyên Huyện chỉ là thành Huyện mà thôi, nhưng Đồng Hỷ đã bị quy hoạch thành biệt khu công nghiệp chiến lược, nơi này có cả 2 nhà máy điều chế heroin. Vậy nên Vương Cung Thái Nguyên được chỉ định về huyện Thái nguyên và toàn bộ dân cư thành đất Thái Nguyên bị di chuyển về Đồng Hỷ. Một khu vực đến 500 hec được giải phóng để dự trù cho công trình thập kỷ Thái Nguyên Vương Cung với 9 cung điện chính và gần trăm công trình nhỏ các loại. Bàn về quy mô thì đến Huế thành cũng khó có thể sánh lại được. 

Nhưng Tổng thể Vương Cung là chuyện của vài năm sau, chuyện nói đến là tòa Cung Điện Thái Bắc với diện tích tầm 6 ngàn mét vuông với một đại khán phòng dành cho các cuộc hội họp lớn của quan viên Thái Nguyên và vương gia. Phòng làm việc của Thủ tướng và Vương gia cũng như các bộ trưởng cũng được bố trí hết sức công phu tráng lệ. Bên cạnh đó còn có một dãy các phòng cho các cơ quan bộ, ngành Thái nguyên công tác. 

Tất nhiên tất cả chen chúc trong một cung điện có vẻ hơi chật chội, nhưng cách bố trí khoa họ của người Đức lại khiến cho việc làm việc chung trong một khu cung điện 6000 m2 không có vẻ miễn cưỡng gì. Tất nhiên đây là tình thế tạm thời vì đến khi khu làm việc của viên chức chính phủ được hoàn thành thì chuyện chen chúc sẽ giảm di trông thấy, chỉ có các nhân vật quan trọng được ở lại trong cung điện Thái Bắc làm việc mà thôi. 

Bàn về cung điện Thái Bắc thì có một điểm khác lạ. Đó là cung điện to lớn 6000 m2 này vậy mà được xây cao đến 3 tầng với tổng chiều cao là gần 37m. Chính vì thế không gian cực kì thoáng đãng và có đầy đủ phòng làm việc cho một Thái Nguyên nhân viên chính phủ. Phòng họp chung cũng được bố trí khác lạ với các dãy bàn ghế theo kiểu phòng họp quốc hội hiện đại. Chính vì bố trí này nên Thái Nguyên đã hoàn toàn loại bỏ các lễ nghi phiền phức thời Phong kiến. Các quan viên bước vào phòng họp là không phải đứng cả buổi đến tê chân, họ có chỗ ngồi, có bàn làm việc có thể ghi chép tài liệu vân vân. Trong những cuộc họp dài đôi khi còn có phục vụ thức ăn nhẹ, nước uống hoạc giả có thể xin phép ra ngoài đi vệ sinh. Chỉ riêng cách bố trí này sẽ làm cho hiệu quả của các cuộc họp tại Thái Nguyên tăng mạnh với sự thoải mái và tiện nghi trong công tác. 

Ngày hôm nay từ sáng sớm các quan viên Thái Nguyên người thì đi bộ, kẻ thì đi xe ngựa kéo, người thì cưỡi ngựa tất cả đều tụ tập rất sớm tại Cung Thái Bắc. Giờ mở cửa làm việc tại Thái Bắc là rất sớm, tầm 7 giờ 30 phút là các phòng làm việc của các nhân viên sẽ mở cửa. Nhưng cuộc họp hội nghị lớn nhất tại đại khán phòng dự kiến là bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng. Nhưng chẳng ai bảo ai tất cả quan viên Thái Nguyên đều dòng rắn mà kéo nhau đến từ lúc 7 giờ kém rồi cùng nhau tụ năm tụ ba bàn tán chờ lính canh mở cung điện. 

Các quan Viên Thái Nguyên lúc này nếu không mặc quan phục thì có lẽ mọi người lại tưởng nhầm là sĩ tử đi thi vậy. Trên người các vị quan này không ngờ bọc lớn bọc nhỏ giấy tờ, tài liệu. Cũng phải thôi, hôm nay là ngày đầu tiên họ nhận tân phòng làm việc, chính vì vậy việc chuyển tài liệu gần giống như là chuyển nhà vậy kiến cho hiện tượng dở khó dở cười này xuất hiện. 

- Này ngài được phân ở khu nào vậy?

- Tôi thuộc Bộ quốc phòng phân ở Đông khu phòng số D 210.. vậy còn ngài ở khu nào. 

- Đông khu à, thật là may mắn nhé, mùa hè tới Đông khu là mát nhất, tôi thuộc Bộ tài chính phân Tây khu phòng T 101. 

- Vậy là tầng 1 rồi, ngài chẳng phải lo, không phải chính phủ đã đầu tư cái tên là “ quạt điện” sao? Tôi bên quốc phòng nên có thử qua rồi thứ này tạo ra gió liên tục rất mát, kể cả khu Tây chỉ cần che nắng tốt vẫn rất mát mẻ. 

- Ồ vậy sao? Tôi cũng có nghe qua về dự án quạt điện, nhưng ban của tôi không trực tiếp xử lý vấn đề đầu tư dự án này nên không biết rõ ràng lắm. Có thể tạo gió liên tục thì quá tốt rồi. 

…………………………..

Các quan viên đang rì rầm bàn tán thì tiếng chuông reng reng vang lên, lính cận vệ Cung Thái Bắc ầm ầm mở cửa chính, các quan viên trật tự lũ lượt tiến vào trong. Tất nhiên các cận vệ hôm nay phá lệ làm việc vất vả hơn vì họ cần phải hướng dẫn những quan viên này để họ có thể nhanh nhất tìm được phòng làm việc của mình. Cũng may Thái Nguyên là mới thành lập nên số lượng quan vẫn là đang thiếu, với 143 người chia ra làm nhiều bộ thì dĩ nhiên không thể làm khó được các cận vệ đã rất quen với kết cấu của tòa cung điện. 

Nhưng ngày hôm nay không chỉ có nhóm quan viên trẻ xuất thân từ lò đào tại Vạn Ninh, Thái Nguyên mà còn có một nhóm người mặc thường phục già cả rất khác biệt. Nhưng nếu ai mà là người hiểu biết nhìn vào team già cả này chắc phải giật mình thảng thốt. Vì nhánh già cả mặc thường phục này không ngờ lại là những nhân vật cực kì phong vân một thời. 

Dẫn đầu nóm già cả thường phục là Phạm Phú Thứ lão gia tử, tiếp theo là Nguyễn Đăng Hành, Võ Văn Giải, Võ Trọng Bình, Tôn Thất Đính, Hoàng Kế Viêm… và rất nhiều lão thần khác của Huế triều. 

Tại sao lại có một đám quan viên Huế mặc thường phục như vậy xuất hiện tại cung Thái Bắc thì phải nói đến sự việc Cán Ca xưng vương. Cán ca xưng vương khiến cho lột loạt các học sinh du học tại Thái Nguyên được phong chức, trong đó có đến 1/3 số quan viên mới phong tại Thái Nguyên không phải là hàn môm mà là con em cháu cha. Chính vì lý do này mà phụ thân của bọn họ buộc lòng phải từ chức tại Huế triều, vì tương lai của con cái mà những người này chấp nhận hi sinh lợi ích của bản thân mà vun đắp cho thế hệ tương lai. 

Nhưng sự việc là Cán Vương cùng bộ sậu ăn quả đắng với Tự Đức trong lần đấu chính trị đầu tiên này nên chính quyền Thái Nguyên nhận ra chỗ mình thiếu sót chính là kinh nghiệm Chính trường. Điều này không làm khó được vị Vương gia dã tâm đang bừng bừng trỗi dậy là Trần Quang Cán, ngã ở đâu hắn quyết đứng dạy ở đấy. Cán ca thông qua lần này đi sứ kinh đô Huế cũng cử người liên hệ các phụ huynh bị buộc từ chức ngồi nhà ngậm kẹo đường kia. Tất nhiên hầu như đa sỗ bọn họ chấp nhận cống hiến cho Thái Nguyên mà có mặt trong ngày hôm nay. Những bộ não lừng lẫy như Phạm Phú Thứ, Võ Văn Giải chính là vật liệu quý báu nhất để bổ xung khuyết điểm cho sự thiếu kinh nghiệm của bộ máy chính trị Thái Nguyên. 

Tất nhiên lý niệm phát triển xã hội của các cựu thần này không phù hợp lắm với Thái Nguyên nên tất cả nhóm này đều được nhét vào một tổ chức gọi là cố vấn chính phủ cấp cao. Đây là một nhóm cố vấn riêng dành cho Vương gia, thủ tướng cùng hội đồng bộ trưởng. Tất nhiêu nếu thời gian dài tiếp xúc cùng cơ cấu Thái Nguyên mà các vị Cố vấn này có thể thay đổi được tư duy phát triển xã hội thì họ có thể hoàn toàn tham gia các hoạt động mang tính chất thực quyền. Nhưng nói gì thì nói lúc này với kinh nghiệm chính trường dạn dày của mình thì nhóm cố vấn chính phủ cao cấp này rõ ràng sẽ không để Thái Nguyên dính vào những sai lầm tương tự như việc bị Huế nắm quyền chủ động vừa rồi.
Bình Luận (0)
Comment