Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 67

Quân Pháp hành quân đi tới, đến khi còn cách ngọn đồi đất trọc nơi quân Đại Nam xây công sự hơn 1km thì họ dừng lại và chính đốn đội hình. Pháo của người Đại Nam tầm xa không quá 400m thế nên khoảng cách này là quá an toàn. Vậy nhưng quân Pháp vẫn không dám vọng động bởi lẽ quân Đại Nam đã chiếm được 4 chiến hạm của Pháp. Biết đâu họ gỡ đại bác xuống để biến thành đại bác bộ binh thì quá nguy hiểm. Xuất phát từ tâm lý này nên tên tên đại úy chỉ huy nhánh quân Pháp này rất cẩn thận mà cho bày trận địa Pháo binh cách mục tiêu là quân Đại Nam chừng 1 km.

Năm khẩu đại bác bọn thực dân mang đến là những mẫu đại bác bộ binh thông dụng nhất của Pháp quốc lúc này. Đây chính là đại bác M1857 12-Pound Napoleon, hay gọi một cách ngắn gọn là Napoleon III. Chúng là những khẩu đại bác nòng trơn và nạp đạn cửa nòng với trọng lượng mỗi viên đạn là 12 pound trong đó đầu đạn là 2,5 pound thuốc nổ (1,1 kg bột thuốc súng đen). Thật ra lúc này cũng đã xuất hiện các mẫu đại bác nạp đạn cửa sau cộng thêm nòng rãnh xoáy. Nhưng vì công nghệ hạn chế cũng như giá thành chi phí quá cao nên chưa mấy phổ biến. Vật nhưng những khẩu Đại Bác này là model mới nhất trong các mẫu vũ khí bây giờ rồi. Cộng cả trọng lượng nòng và giá pháo thì M1857 12-Pound Napoleon có trọng lượng 1 tấn mà thôi. Đây cũng chính là ưu điểm khiến nó rất cơ động trên chiến trường.

Tất nhiên lúc này trong biên chế của quân Pháp còn có những khẩu đại bác The French canon-obusier là những mẫu thiết kế năm 1853 nhưng hẳn là chúng sẽ sớm bị đào thải và nấu lại. The French canon-obusier chính là những khẩu đại bác trứ danh đã tấn công Đà Nẵng cũng như đánh chiếm Mỹ Tho, Chợ lớn vào những năm 1858. Nhưng trong trận chiến liên quân Anh Pháp tấn công Bắc Kinh thì Napoleon đã tăng viện một loạt các mẫu đại bác đời mới cũng như các chiến hạm hiện đại hơn. Và lúc này phần lớn trong số đó lại quay về tham chiến tại Nam kỳ của Đại Nam quốc.

Đại tá Daniel quân đội hoàng gia Pháp đang chăm chú quan sát trận địa đối phương thông qua kính viễn vọng. Ông rất bất ngờ trước cách bố trí phòng thủ của quân Đại Nam trước mặt này. Nó khác hoàn toàn với những gì ông đã chứng kiến trước đây. Cách chiến đấu của nhánh quân trước mặt hoàn toàn không giống với quân đội Đông Á chút nào. Đây dường như là kiểu đánh của người Châu Âu thì đúng hơn.

Trước mắt quân Pháp lúc này là một điểm cao đồi đất đã được đào chiến hào, và quân Đai Nam đã nấp kĩ trong các công sự phía dưới đó. Các chiến hào khá sâu và rộng. Mặt trước của chúng có đào các hầm cá nhân và được gia cố bằng các thanh gỗ. Đây là kiểu chiến hào chống pháo binh chủ yếu. Chỉ khi nào pháo bắn chính xác vào hầm cá nhân mới có thể gây tổn thương cho minh sĩ. Cứ điểm này có 500 quân Đại Nam. Họ đã được mệnh lệnh tử thủ cầm chân quân Pháp trong 4 canh giờ.

Không hề quan sát thấy có pháo binh của quân Đại Nam nên Đại tá Daniel yên tâm hơn hẳn. Hắn lập tức ra lệnh cho pháo binh bắt đầu xạ kích. Yêu cầu của Đại tá Daniel là dùng đạn Shrapnel đây là loại đạn chống chống bộ binh hình cầu thép, khoang bên trong chứa đầy những quả bóng tròn bằng chì hoặc sắt lượng thuốc nổ đen đủ lực viên đạn sắt có thành mỏng. Dây dẫn nổ được bọc trong ống sắt mỏng dẫn đến cầu chì thời gian và được lắp vào giá đỡ ở rìa ngoài hoặc đạn. Cầu chì được thiết kế để đánh lửa bằng ngọn lửa từ điện tích của thuốc súng khi phóng đầu đạn đẩy. Lý tưởng nhất là cầu chì bắn trường hợp sẽ kích nổ điện tích trung tâm khi đạn cao hơn sáu đến mười feet so với đầu của bộ binh địch, do đó những quả bóng sắt và mảnh vỡ của vỏ đạn sẽ gây sát thương trên diện rộng. Loại đạn này được phát triển năm 1784 bởi Trung úy Henry Shrapnel, Pháo binh hoàng gia Anh quốc.

Cái loại đạn này đúng là chuyên dành để chống lại binh sĩ trốn trong công sự hoặc hầm hào như thế này. Quyết định của Daniel trên lý thuyết là không hề sai lầm chút nào. Pháo binh quân Pháp vào vị trí sẵn sàng chiến đấu và nạp đạn thì cũng là lúc binh sĩ Đại Nam theo lệnh của chỉ huy mà trốn vào trong hầm cá nhân.

Pháo trận quân Pháp nổ vang, đạn pháo rời nòng rít gào ma bay vèo vèo trong không trung. Sau đó lại càng kinh khủng với hàng loạt tiếng đầu đạn nổ chói tai. Mảnh đạn, bi thép đỏ rực bay tứ tán trong không gian đẹp mê hồn vũ điệu chết chóc đêm pháo hoa. Quân đồng Đại Nam vang lên từng tiếng rên rỉ bất tận.

Daniel không hài lòng lắm mà yêu cầu các pháo binh chỉnh lại góc độ để tấn công lượt tiếp theo. Lượt bắn vừa qua thì cũng có một vài viên đạn vượt qua khỏi trận địa bên Đại Nam nên không gây được sát thương mong muốn.

Thật ra cũng làm khó cho Pháo binh Pháp, mặc dù nói tầm xa của M1857 12-Pound Napoleon lên tới 1,6 km nhưng đấy là khoảng cách tối đa, độ chính xác gần như không có. Mặc dù đã có được đạn Hazz có với kiểu lót đầu đạn để tạo nên độ chính xác và tầm bắn xa hơn, nhưng tựu chung lại M1857 12-Pound Napoleon vẫn là đại bác nòng trơn nên vẫn có hạn chế nhiều. Tầm chính xác nhất của Pháo là rơi vào khoảng 300m, còn lại thường là phải bắn dò đường, căn và điều chỉnh thước ngắm.

Lĩnh trọn năm quả đại bác vào doanh địa thì không thể không nói quân Đại Nam không có tổn thất, nhưng tổn thất đó hoàn toàn không quá lý tưởng như quân Pháp tưởng tượng. Hầm cá nhân trong chiến hào là một loại hầm đào lõm vào một bên thành của chiến hào được gia cố bàng gỗ phía trong để tránh xập hầm. Thường thì các hầm cá nhân sẽ được đào vào mặt tấn công của quân định để tránh sát thương từ đạn pháo. Đây là chiến thuật phòng thủ chiến phát triển vào WWI nhưng lúc này khi đạn đại bác nổ mới thịnh hành không lâu nên chiến thuật này Châu Âu vẫn chưa dùng đến. Có lẽ sau nội chiến Hoa Kỳ với sự tham gia của hàng loạt các siêu pháo cũng như sự phát triển của pháo trận sẽ khiến cho phương pháp này lan rộng. Nhưng rõ ràng là Quân Pháp chưa biết đến điều này, và cũng không ngờ tới, vậy nên họ vẫn đang vui vẻ hứng thú tưởng tượng ra cảnh quân Đại Nam đang khốn đốn trong chiến hào với mảnh đạn và bị thép bay tứ tung.

Lượt bắn đầu tiên chỉ có 3 binh sĩ Đại Nam xui xẻo bị đạn rơi ngay trước cửa hầm mà thương vong, nhưng theo lệnh chỉ huy đã ban bố nên các binh sĩ ai cũng oai oái kêu lên một vài tiếng khiến cho quân Pháp hiểu nhầm.

Từng loạt Đạn đại bác vẫn ầm ầm nổ vang, Pháp quân đã pháo kích hơn nửa giờ đồng hồ. Tính ra thì họ đã bắn đến 15 quả đạn mỗi pháo. Quân Đại Nam chỉ co rút trong chiến hào mà không có bất kì hành động nào cho thấy họ có thể phản công.

Daniel cau mày mà chắm chú quan sát đối phương qua kính viễn vọng. Không ngờ quân A Nam lạc hậu này vẫn chưa có hiện tượng rút lui, Daniel thầm nghĩ trong lòng. Daniel là một người cầm binh khá thận trọng nên hắn không hề có suy nghĩ muốn nhào lên tấn công.

- Thay đạn Carcass bắn vào trận địa địch.

Danie đại úy quân Pháp ra lệnh, Carcass là một loại đạn cháy, nó được thiết kế để cháy dữ dội, bên trong viên đạn này chứa đầy amoni, lưu huỳnh, muối tiêu, mỡ động vật và nhựa thông venetian. Nó bị đốt cháy bởi điện tích của súng đại bác, nổ tung khi va chạm với mục tiêu và giải phóng khói độc hại trong khi đốt lửa xung quanh nó. Nó thực sự là một vũ khí hóa học ban đầu cũng như vũ khí gây cháy nổ khu vực. Tất nhiên trên thế giới lúc này có rất nhiều phiên bản Carcass với tỷ lệ thành phần bên trong của các chất là khác nhau để tạo nên sự đa dạng về chiến thuật. Quân Pháp sửa dụng đạn Carcass với thành phần Lưu huỳnh khá lớp gây cháy mạnh và mùi độc hại rất khó chịu.

Chỉ huy của quân Đại Nam nơi này là Nguyễn Duy Liêu, là một ái tướng dưới tay Hoàng Diệu đã từng chỉ huy thành công một trận tập kích chiếm được chiến hạm Pháp trước đó. Mệnh lệnh cũng như cách đánh đã được ban chỉ huy họp bàn kĩ càng mà đưa ra sách lược. Duy Liêu cùng Trương Định sẽ là hai người làm mồi nhử cố thủ tại các quả đồi điểm cao chặn đứng các con đường tiến công của quân Pháp vào trấn biên. Hai vị tướng này được mệnh lệnh bắt buộc phải tử thủ trong 2 canh giờ để Hoàng Diệu cũng như các cánh quân khác bố trí hậu chiêu.

Nhưng lúc này đây hoàn cảnh của quân Đại nam rất thảm hại, lửa cháy tràn ngập trận địa, khói độc bốc lên khắp nơi, quân Đại nam hoàn toàn không có kế hoạch cho trường hợp này nên lúng túng vô cùng. Miệng mũi của các binh sĩ đã khô rát lắm rồi, hit thở cũng khó khăm muôn phần. Thêm vào đó mắt họ cay xè, nước mắt dang dụa, không thể nhìn rõ đường mà tấn công hay phòng thủ. Không còn cách nào khác Duy Liêu phải cho hạ lệnh rút quân khỏi trận địa ngay lập tức, nếu còn chần trừ mà ở lại thì quân Đại nam có nguy cơ bị tận diệt hoàn toàn nếu Pháp tiến hành tiến công bộ binh.

Quân Đại nam lần lượt ủ rũ cuốn cờ kéo súng mà theo các thông đạo chiến hào đã đào sẵn và rút lui. Nhiệm vụ hai canh giờ cố thủ của họ đã hoàn toàn thất bại, cuối cùng thì quân của Duy Liêu cũng chỉ có thể nằm im trong chiến hào ăn pháo kích trong nửa canh giờ và rút. Họ hoàn toàn không thể gây nên bất kì thương tổn nào cho quân Pháp được cả, bên cạnh đó Đại Nam còn có thới hơn năm mươi người thương vong vì đạn pháo. Thật là một trận chiền khuất nhục và không cân sức về mặt khí tài quân sự. Công nghệ đạn pháo của người Pháp quả là quá cao đi.

Hoàng Diệu nhận được tin báo từ tiền tuyến thì ngay lập tức ông cho hủy đi kế hoạch bao vây quân địch, đánh bằng du kích. Vì lúc này quân Pháp chắc hẳn đã vượt qua trận địa của Đại Nam mà tiến về Trấn Biên. Địa thế lúc đó lại quá trống trải để thực hiện đánh du kích rồi.

Vốn gĩ kế hoạnh của Hoàng Diệu là lập căn cứ làm mồi nhử cầm chân quân pháp tại vị trí thuận lợi đánh du kích, sau đó sẽ tiến hành bủa vây và tấn công chớp nhoáng nhiều đợt tiêu hao sinh lực địch. Nhưng quân Hoàng Diệu chưa kịp hành động thì quân Pháp đã đục thủng phòng tuyến tai Bưu Tân và công thẳng về Trấn Biên, điều này khiến cho Hoàng Diệu không thể không rút về mà thực hiện kế hoạch dự phòng.

Lại có một câu hỏi đặt ra đó là tại sao Hoàng Diệu không đặ mai phục trên dường đi và đánh du kích dọc đường đi. Đơn giản vì ông muốn bố trí để cắt đường lui của nhánh quân Pháp này rồi tiến hành tiêu diệt bằng du kích chiến. Còn lí do tại sao ông không lấy Trấn Biên làm mồi nhử thay cho các đồn chiến hào trên điểm cao. Đây là Hoàng Diệu muốn dùng Trấn Biên làm kế dự phòng, và cũng muốn thử nghiệm tác chiến chính diện với quân Pháp. Nói trắng ra là ông muốn luyện binh và thử nghiệm mọi phương án có thể. Lần này là ông muốn thử nghiệm sức phòng thủ theo cách đào hào, hầm cá nhân, kết hợp bao cát. Đây là một chiến thuật hoàn toàn mới với quân Đại Nam nên cần thực chiến kiểm chứng. Cách làm này quả thật sẽ gây lên tổn thất về mặt sinh mạng. Nhưng thân là tướng quân nghĩ đến đại cục của tổ quốc Hoàng Diệu buộc phải chấp nhận hi sinh này nếu ông muốn có được một đội quân tinh nhuệ thiện chiến thực sự.

Chú thích:

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=825642281105776&set=a.136880929981918&type=3&theater
Bình Luận (0)
Comment