Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 76

Hoàng Đế Tự Đức thánh thể bất an nằm liệt trên giường, lúc này truyện triều chính lại thông qua Nội Các để tiến hành một cách tạm thời. Nôi các chia ra hai phe tranh chấp kịch liệt, Trương Đăng Quế, Nguyễn Tri Phương thuộc phe chủ hòa. Lâm Duy Tiếp, Võ Văn Giải phe chủ chiến. Hai bên tranh cãi không thôi mà không thể đưa ra ý kiên nào thống nhất. Cuối cùng hai bên đều nhược bộ một bước mà tiến hành điều giải. Nói cho cùng Trương Đăng Quế và Nguyễn Tri Phương với tư tưởng chủ hòa không phải vì các ông có mưu đồ bán nước hại dan gì. Các ông này cũng là lo lắng việc nước nhưng nhãn quan của những vị này đặt ở lăng kính khác hoàn toàn so vơi phe chủ chiến.

Các vị chủ hòa thì coi Pháp là ghẻ ngoài da, là bệnh nhẹ. Lê Duy Phụng là nội thương, là bệnh cần trữa trị ngay lập tức. Chính vì tư tưởng này họ mới bất chấp mà tìm mọi cách hòa ước cùng quân Pháp tại Nam Kỳ mà tập trung đánh họ Tạ tại Bắc Kỳ. Phe chủ chiến thì nghĩ rằng cả hai đầu Pháp cùng Lê Duy Phụng đều là ác tật cần phải dao sắc mà chặt đứt nên quyết tâm dốc hết vốn liếng cá một trận. Các làm này khá mạo hiểm khiến cho phe chủ hòa phản đối liên miên.

Cuối cùng phương án triết chung của hai phe được thống nhất và truyền lên Tự Đức. Triều đình Hạ lệnh cho Hoàng Diệu thôi tấn công mạnh quân Pháp, đồng thời cử Phan Thanh Giản đại thần tiếp xúc quân Pháp đề xuất điều kiện chuộc lại hai tỉnh Nam Kỳ là Sài Gòn Gia Định và Mỹ Tho. Kế tiếp nếu cuộc đàm phán thành công thì sẽ kéo Một phần quân bị của Hoàng Diệu ra Bắc, kết hợp với một phần quân Trung Ương tại Huế tạo nên một đạo quân hùng mạnh tiến đánh Lê Duy Phụng. Quân của Diêu thiếu và Quang Cán bị coi nhẹ trong tình huống này mà yêu cầu án binh bất động giữ vững Quảng Yên không để mất.

Tự Đức vốn dĩ bệnh rất trầm kha mà không thể suy nghĩ nhiều. Ông chỉ có thể lờ mờ mà gật đầu đồng ý phương án trên. Thật ra ông cungc chẳng nghe rõ lăm nội các nói cái gì, Tự Đực quá sức mệt mỏi vì bệnh tật rồi.

Nhận được mệnh lệnh từ triều đình thông qua Phan Thanh Giản truyền đạt nghe nói Hoàng Diệu đã tức đến ói máu mà hôn mê. Nhưng lệnh vua khó cãi ông đành rút quân đang đánh du kích tại Sài Gòn Gia định về Trấn Biên. Trong cuộc họp hội nghị bí mật các tướng lãnh thì Trương Định nói thẳng kế sách đó là Uy tính của Hoàng soái tại Nam Kỳ cao ngất, thiếu ông thì quân tại Nam Kỳ không có bất kỳ hi vọng chiến thắng nào. Vậy nên Hoàng Diệu giả bệnh mà không về kinh, vẫn ở lại Nam Kỳ lãnh đạo quân dân chống Pháp. Trương Định nguyện thay Hoàng Diệu dẫn một ngàn tay xạ thủ cộng thêm năm ngàn tân kinh quân không trang bị súng ra Bắc chiến đấu. Hoàng Diệu nghĩ phải mà nhận lời. Dù ồn biết rằng nếu làm như vậy sẽ bị nghi ngờ là ủng binh tự trọng, tay nắm trọng binh mà không muốn buông quyền, có ý đồ riêng. Nhưng lúc này Hoàng Diệu vì nghĩa mà không từ nan, quyết tâm đi trên con đường tử lộ. Ông thà đánh tan quân Pháp rồi đeo gồn vào cổ đi về Kinh chịu tội còn hơn là thấy lũ ngoại xâm nhởn nhơ dày xéo bờ cõi.

Nhưng đấy là chuyện của Nam Kỳ và triều đình chuyện, lúc này Diêu thiếu đang rơi vào thế tiến thối lưỡng nan. Cả Bắc Ninh và Hải Dương thành đều gửi thư cầu viện hắn. Lúc này Diêu thiếu thực sự rất khó quyết. Hắn không phải khó khăn vì cứu ai bỏ ai, mà thực sự hắn bỏ không được Vạn Ninh cơ nghiệp. Lúc này Vạn Ninh không còn một khẩu súng hiện đại nào. Muốn chia quân ra một nửa xạ thủ bảo vệ Vạn Ninh, một nửa đi giải cứu quân bạn thì lại càng mạo hiểm. Vì với năm trăm súng thủ không chắc sẽ thủ nổi Vạn Ninh nếu quân giặc quyết định công phá nơi này. Nên nhớ lúc này Vạn Ninh giàu nhất Bắc Kỳ ai ai cũng biết cả. Xưởng dệt, xưởng luyện thép, xưởng thuốc nổ, xưởng ma túy chế tạo đều nơi đây. Chỉ cần hơi bất trắc thì mọi công sức của Diêu thiếu đều là dã tràng xe cát cả mà thôi.

Diêu thiếu án binh bất động quyết không xuất kích mà đóng quân áng ngữ cửa ngõ Quảng Yên.

Ngày 15 tháng 10, Bắc Ninh thành bị đánh hạ, các huyện thành xung quanh quan Binh hoặc chạy trốn hoặc chủ động đầu hàng phản nghich quân. Ngày 20 tháng 10, Vũ Van Nhỡn đã công phá Huyện Phúc thọ mũi súng chỉ thẳng Quốc Oai. Nếu Quốc Oai bị thất thủ thì Hà Nội Thăng Long sẽ bại lộ trước mũi tấn công của quân thù.

25 tháng 10, Hải Dương thành nguy cấp vạn phần, Tổng đốc Hải Dương Nguyễn Đình Tân dâng tấu về triều nếu không có được viện binh thì hắn sẽ tự vẫn để đền tội non sông. Hắn không thể giữ được Hải Dương Thành rồi. Nếu Hải Dương mất thì Thăng Long sẽ rơi vào thế bị bao vây tứ bề mất thôi ( đây la câu nói ẩn dụ, hải dương mất thì Hà Nội sẽ bị bao vây ba mặt).

Ngày 26 tháng 10, Tổng Đốc Hải Dương nhận được mật thư từ một người quen cũ.

“ Tổng đốc đại nhân cố cầm cự thêm hai ngày, Diêu tôi sẽ đem quân cứu viện kịp thời”

Cầm lấy lá thư đọc đi đọc lại xem có trá hay không, sau đó Tổng đốc Nguyễn Đình Tân quỳ hai gối xuống đất mà bái lạy thiên địa.

“ Trời cứu ta rồi”

Ngày 28 tháng 10 năm 1861, Hai vạn quân do Lê Duy Phụng chỉ huy đang bao vây thành Hải Dương và đánh mạnh bỗng nhiên ngưng lại. Thám báo của phản quân đã thông báo lại có một đội quân của triều đình đang tiến về phía Hải Dương thành từ phía Đông Bắc.

Nghe tin báo của thám tử thì Lê Duy Phụng bỗng cười lớn ha ha:

“ Cuối cùng con hồ ly cũng rời hang cáo, Bản Vương đã chờ ngươi rất là lâu rồi… Khoái mã thông báo cho Đông Hải Vương cùng Trấn Nam Vương cùng nhau hành động. Cha con họ Trần lần này bản Vương sẽ cho các ngươi có đi mà không có về”.

Lúc này quân của Lê Duy Phụng như một Thái Bình Thiên quốc phiên bản Đại Nam mà bố trí. Chỉ trong vòng một tháng khởi sự mà chúng đã chiếm được một phần rộng lớn của Bắc Kỳ bao gồm. Thái Nguyên Tỉnh. Cao Bằng tỉnh, một phần không nhỏ của Hưng Hóa tỉnh. Phủ Tuyên Quang của Tỉnh Tuyên Quang cũng rơi vào tay phản quân. Đấy là chưa kể đến các vùng lẻ nhỏ như một số huyện thuộc Sơn Tây như Yên Sơn, Đồng Dương hay Thạch Bích. Bắc Kỳ có 10 phần diện tích thì Phản quân chiếm đến hơn ba phần rồi. Lúc này Lê Duy Phụng nhanh chóng tuyên bố lập Tân quốc Đại Việt, đóng đô tại Thái Nguyên thành phủ Tỉnh Thái Nguyên. Hắn tự xung mình là Thiên Vương, phong cho Trường Đạo sĩ đang dẫn đám hải tặc tại Cát Bà là Hải Đông Vương. Vũ Văn Nhỡn là Tây Bình Vương. Cai Vàng Nguyễn Văn Thịnh thì được phong làm Trấn Nam Vương. Con mẹ nó đúng là một tuồng chèo thực sự. Nhà Nguyễn phục nhà Thanh mà coppy y nguyên nhiều thứ vể quân, chính… coppy giỏi đến độ sao chép ra luôn một đám tặc giống hệt như Thái Bình Thiên Quốc bên nhà Thanh.

Chuyện các “Vương Gia” của Tân Đại Nam quốc lên mưu mô kết hoạch gì khoan vội hãy nói. Trở lại thòi gian cách đấy một tháng lúc mà Quang Diêu mới xuất quân từ Vạn Ninh đi Bắc Kan và nghỉ chân tại Biên giới Quảng Yên cùng Bắc Ninh. Tin dữ bỗng nhiên dồn dập kéo đến khiến cho Diêu thiếu rối trí không thôi. Một người nghĩ ngắn, hai người nghĩ dài, Diêu thiếu quyết định một cuộc họp quân sự mở rộng với thành phần là cả sĩ quan lẫn các “trí thức trẻ mới được cải tạo xong nhân cách. Trong cuộc họp này Diêu thiếu trình bày tất cả những thông tin, nguy cơ mà mật vụ thu thập được để cho mọi người cùng bàn bạc.

Các sĩ quan xuất thân từ tầng lớp binh sĩ Vạn Ninh quả thật không thể đưa ra được nhiều ý kiến gì. Họ thuần túy là sĩ quan cấp trung và thấp, thừa hành mệnh lệnh chiến đấu thì được. Nhưng bắt họ bàn vè kế sách dạn vĩ mô này thì hơi khó. Còn về đám con ông cháu cha cộng sĩ tử nghèo thì lại trái ngược hoàn toàn. Họ hưng phấn loạn cào cào mà phát biểu, nói chung là ý kiến thiên kì bách quái. Có những ý kiến vĩ mô tầm xây cung điện trên mặt trăng, có những ý kiến tầm chết tạo phi thuyền thám hiểm sao hỏa. Lũ này ý kiến rất là thiếu tính thực tiễn.

Nhưng không phải hoàn toàn các ý kiến đều vô nghĩa, có một ý kiến khiến Diêu thiếu rất là lưu tâm.

- Diêu thiếu, thật ra ý kiến nơi này chung quy lại cũng là tiến lên cứu viện các nơi hay lui về thủ vững Vạn Ninh. Nếu tiến công cứu viện khắp nơi thì ba ngàn quân của chúng ta cứu chỗ này hổng chỗ khác, hiệu quả thực tế không cao. Còn nếu lui về cố thủ thì Vạn Ninh quy cánh nhỏ bé. Khi tặc quân phát triển đến một trình độ nhất định mà cô lập Vạn Ninh thì chúng ta lại thành cá nằm trên thớt. Nhưng có một điểm học sinh đang đắn đo, chính là toàn bộ Đông Bắc các tỉnh đều bị tấn công, riêng Quảng Yên lại không có một bóng phỉ tặc. Điều này rất là đáng suy nghĩ, chỉ cần nghĩ ra điểm này chúng ta sẽ có thể tháo gỡ.

Tên thư sinh này là Hoàng Bật Đạt vì công danh không mấy như ý mà hắn đầu nhập vào Vạn Ninh quân theo như lời kêu gọi của Phạm Phú Thứ đại nhân. Thật ra trong lịch sử thì Hoàng Bật Đạt cố gắng thi cử thêm hai lần nữa và đỗ Cử nhân vào năm Tự Đức thứ 21 rồi ra làm quan. Hắn là người làng Bộ Đầu, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Khi thi đỗ Cử nhân, tên này được bổ làm Giáo thụ huyện Phong Doanh (nay là huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Sau, ông được cử làm Tri huyện Lang Tài (nay là huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).

Tháng 4 năm 1882, quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Bật Đạt đề nghị Tổng đốc Bắc Ninh tổ chức kháng chiến nhưng bị khước từ. Bất mãn, ông tự chiêu binh ngăn quân xâm lược. Bị quan trên ra lệnh giải tán, ông bèn bỏ nhiệm sở trở về quê.

Hoàng Bật Đạt là người can đảm, chịu khó và có ý trí, điều đó được thể hiện trong lịch sử. Trong thời điểm này vì thi cử không thông mà có hơi bất đắc trí ra nhập Vạn Ninh. Nhưng câu phát biểu mang tính tổng kết khá có giá trị của hắn được Diêu Thiếu tán thưởng. Mặc dù ý kiến này của Hoàng Bật Đạt không có nhiều ý nghĩa vè giải quyết tình hình. Nhưng nó lại là linh cảm cho Diêu thiếu có sách lược hòa hảo hơn.

Vậy là cuối buổi hội nghị Diêu thiếu tuyên bố án binh bất động, đồng thời cử người liên hệ Patrick Lý tại Hongkong tim mua vũ khí. Nhưng đêm đó Diêu thiếu có gọi Hoàng Bật Đạt vào trướng lều của mình và tiến hành mật đàm kế sách rất lâu.
Bình Luận (0)
Comment