Ám Vệ Công Lược

Chương 57

Tư Đồ Phong cảm thấy mình ngu quá rồi. Chỉ ngu mới ở lại tranh cướp bình Cửu Long với tên chó săn của triều đình. Nhưng việc này đối với y lại là bước ngoặt trọng đại, sao có thể bỏ qua. Từ nhỏ y đã cho rằng mình không tầm thường, được trời Phật thần linh bảo hộ, chẳng biết sợ là gì. Chỉ có người khác buông tha chứ y không bao giờ bỏ cuộc, người khác lùi bước nhưng y không thể lùi bước. Tư Đồ Phong y phải giống phụ thân Tư Đồ Khánh, vào sinh ra tử diệt trừ Ma Giáo, lập công vang dội, sống một đời oanh liệt hào hùng. Những kẻ dám khinh thường y, cuối cùng sẽ bị y đạp thành thịt nát.

Cổng sắt ầm ầm nện xuống, Diệp Trác bị sóng nhiệt tạt vào không mở nổi mắt, dưới chân là dầu hỏa sôi trào, lưu huỳnh sắp nổ tung, mà tên điên trước mặt hắn lại cầm thanh kiếm gãy tung hết chiêu này tới chiêu khác, vẫn muốn tranh cướp bình Cửu Long đã sớm không còn bóng dáng. Hắn ở lại vì lưỡi dao của hắn được đúc từ thép ròng Tây Phiên, phỏng theo bội đao của anh hùng Saladin xứ Ba Tư, chém sắt như chém bùn, đủ để xuyên tường phá vách, trốn ra bên ngoài.

Nếu không bị Tư Đồ Phong quấy rối, Diệp Trác đã có thể chém đứt lưu huỳnh Côn Luân, vớt bình Cửu Long đã chìm nghỉm ra.

Chuyện đến nước này, Diệp Trác nộ tòng tâm đầu khởi, ác hướng đảm biên sinh (phẫn nộ tới cực điểm thì chuyện gì cũng dám làm), bất chấp thanh kiếm gãy đâm xuyên ngực, nhanh như chớp túm lấy vai Tư Đồ Phong, năm ngón tay cắm vào tận xương, lưỡi dao trong ống áo phóng thẳng tới cổ họng y bằng khí thế không gì cản nổi. Tư Đồ Phong chỉ thấy cả người tê rần, tử huyệt Kiên Tỉnh đã rơi vào tay địch. Tử huyệt này chính là nơi tụ hội của Dương mạch tứ chi, bị đánh trúng sẽ không thể động đậy. Y chợt mở to mắt, trơ mắt nhìn lưỡi dao mạng đổi mạng bắn ra từ dưới bàn tay Diệp Trác, lạnh lẽo đâm về phía cổ họng mình.

Tư Đồ Phong không tin. Y không tin mình sẽ chết. Y không tin trên đời này thật sự không có ai quan tâm đến sống chết của y. Đồng thời y cũng thấy buồn cười, y sắp chết, cần ai quan tâm nữa? Trong chớp mắt đó, y chợt cảm nhận được nỗi cô đơn xưa nay chưa từng có, máu mủ ruột thịt cái gì, giang hồ bằng hữu cái gì, cuối cùng vẫn chẳng liên quan gì tới y hết. Cái chết của y, là chuyện của một mình y.

Ánh lửa thình lình biến thành cỏ lau nóng rực. Tư Đồ Phong hoa mắt, dường như trông thấy trăm ngàn sợi tơ đỏ xuyên qua khuôn mặt và lòng bàn tay Diệp Trác. Y thấp thoáng ngửi thấy mùi mỡ trâu hôi hám, ngay sau đó, hô hấp ngừng lại, rơi vào bóng tối vô tận — Là đầm mỡ trâu, y nhớ lại Ngũ Hành tương khắc, Hỏa khắc Kim, Thủy khắc Hỏa… Đầm mỡ trâu trông như sôi trào ùng ục, thực chất chỉ có mặt trên là mỡ trâu, phía dưới là nước hồ Bạch Long sâu không thấy đáy. Y phải nhận ra sớm hơn mới đúng, đây chỉ là mánh khoé bịp bợm rất đơn giản của lũ giang hồ…

Y cố gắng mở mắt, phía trên là ánh lửa rực rỡ và sóng nước, đá vụn thỉnh thoảng rớt xuống. Trong bóng đêm, những lọn tóc mềm mại lướt qua gò má y. Y phun ra một ngụm máu, tiện thể với tay sờ, chạm vào làn da trắng muốt mịn màng. Vật thể nọ nhanh thoăn thoắt, lóe lên rồi biến mất. Đồng thời vài tiếng động vang lên, từ xa nhìn lại, y thấy hai viên dạ minh châu như Long Vương trợn mắt.

Tư Đồ Phong rối rắm nghĩ — là giao nhân ở Long Cung? Chẳng mấy chốc, làn da trắng muốt, mịn màng mát lạnh, những lọn tóc dài óng ả như tơ lại từ phía sau bao bọc lấy y. Kỳ lạ là y không hề cảm thấy ghê tởm, trái lại còn rất ngạc nhiên, rất muốn quay lại nhìn, theo mô tả trong ‘Sưu Thần Ký’, giao nhân có thể sống ngàn năm, nước mắt hóa thành ngọc, mỡ dùng thay nến, nhưng chẳng biết ngoại hình như thế nào, có ăn thịt người không, còn chưa nghĩ xong thì sau gáy đau nhói, bất tỉnh nhân sự.

Mấy giáo chúng tiếp nhận Tư Đồ Phong trong lòng Tư Đồ Nhã. Cứ Dưỡng Hoa cắp bình Cửu Long bơi tới bên cạnh Tư Đồ Nhã, nhờ ánh sáng dạ minh châu yếu ớt, hai người vội vã lật xem các dòng chữ khắc dưới đáy bình Cửu Long.

Bình Cửu Long có thể khiến núi sông chuyển sắc, dư đồ đổi cảo (vẽ lại bản đồ, non sông chuyển dời), thì ra chỉ là chiếu thư thú tội của Hoàng đế —

Đại ý là, Hoàng đế trẻ người non dạ, tin lời gièm pha của gian thần Lăng Bảo Nguyên, phế Hoàng hậu để lập con gái Lăng Bảo Nguyên làm Hậu. Hai cha con này lộng quyền đoạt thế, thành lập Ô Y Vệ diệt trừ phe đối lập, cấu kết với tham quan ô lại vơ vét của cải, không từ thủ đoạn, khiến quốc khố trống rỗng, dân chúng lầm than.

Lúc đó Nội Các Đại học sĩ kiêm Hộ bộ Thượng thư Thường Duệ cố gắng chỉnh đốn lại trị (tác phong và uy tín của quan lại thời xưa), nào ngờ không như mong muốn. Quốc sách ngân khố Thường Duệ thu về càng nhiều, lại càng khiến lũ tham quan táo tợn cướp đoạt của dân. Quốc gia lâm vào bước đường cùng, ngày càng sa sút.

Một hôm, tử sĩ dưới quyền Hoàng đế tham báo, Lăng Bảo Nguyên xúi giục quần thần, gán cho ngài tội danh ngu ngốc bất lực, chờ Thái tử đủ sáu tuổi sẽ ép ngài thoái vị, truyền ngôi cho Thái tử. Thái tử chính là con trai của Lăng hoàng hậu, tên gọi Hàn Tuyền, lúc đó hãy còn nằm trong nôi. Ngài bị ép tới đường cùng, đành phải nhẫn tâm, nhân lúc Lăng hậu chưa chuẩn bị, lén lút đánh tráo Hàn Tuyền và con trai của Thường Duệ. Ngoại hình con trai của Thường Duệ khá giống Hàn Tuyền, nhưng đầu gối trái của con trai Thường Duệ có một nốt ruồi nhỏ, Hàn Tuyền thì không.

Ngài hi vọng con trai của Thường Duệ ngồi vững trên ngai vàng, sau khi lớn lên sẽ báo đáp ân tình, kế thừa ý chí của Thường Duệ, thay ngài diệt trừ lũ tay sai, thanh lọc triều cương, trả lại ngai vàng cho Thái Thượng Hoàng ngài. Một năm sau, Lăng hậu lại sinh con trai, đặt tên là Hàn Mị, Hàn Mị ngỗ ngược bẩm sinh, suýt thì hại chết Lăng hậu. Lăng hậu không yêu quý, chỉ một mực cưng chiều ‘Hàn Tuyền’ đã bị đánh tráo. Còn ngài lại cực kỳ sủng ái Hàn Mị, dùng lý lẽ, mượn cơ hội phong thiện (thời xưa chỉ vua chúa lên núi Thái Sơn cúng tế trời đất) Thái Sơn, để Hàn Mị bái chưởng môn Trương Hạc Tâm phái Võ Đang làm sư phụ, dốc lòng học võ. Thường Duệ bàn bạc với ngài, nên đúc một chiếc bình Cửu Long phân biệt dòng máu, để sau này hai huynh đệ Hàn Mị và Hàn Tuyền gặp nhau, dĩ sách vạn toàn (chuẩn bị tốt cho mọi phương diện).

Tư Đồ Nhã đọc xong, trong lòng như sấm sét giáng xuống, không ngờ đương kim Hoàng đế ‘Hàn Tuyền’ là con trai của Thường Duệ, mà Hàn Tuyền thực sự, lại là ám vệ Cửu.

Cứ Dưỡng Hoa sùng bái nhìn Tư Đồ Nhã, Giáo chủ nhà hắn đúng là có mắt, không ngờ còn sai phái chân long Thiên tử như ám vệ tầm thường!

Giáo chúng đỡ Tư Đồ Phong bơi vào bờ. Tư Đồ Phong mơ màng nằm mộng. Cảnh vật trong mộng cực kỳ hùng vĩ, lạnh lẽo tới vô cùng. Cánh cửa rất cao, cao như Thiên Cung, mà chỉ bậc cửa trước mặt cũng đủ cho y nấp kỹ.

Bên trong cánh cửa đen ngòm truyền ra giọng nói điềm đạm của một nữ nhân, “Nghĩ kỹ chưa?”

Một giọng nói khác sợ hãi hỏi, “Có đau không ạ?”

Nữ nhân lạnh lùng đáp, “Chỉ cần con chịu được đau khổ da thịt, con sẽ trở thành độc nhất vô nhị, vô địch thiên hạ.”

Tư Đồ Phong cười nhạt, nếu thật sự có thể vô địch thiên hạ, làm gì có ai không chịu được đau khổ da thịt, thế mà đứa nhỏ trong kia lại sợ đau.

Âm thanh non nớt kia lại hỏi, “Nó có cắn con không?”

Nữ nhân chậm rãi đáp, “Con không nghe lời, nó sẽ cắn con.”

Đứa nhỏ ngập ngừng nói, “Mẹ ơi, biến thành như vậy, còn ai thích con nữa không?”

Nữ nhân thở dài, “Chớ nói thích, mà ai cũng muốn giết con. Nếu con không muốn, mẹ sẽ đi tìm Phong nhi.”

Đứa nhỏ lấy hết can đảm, “Không được, đệ ấy là đệ đệ của con.”

Nữ nhân giả bộ, “Vậy mẹ sẽ đi tìm Tung nhi.”

“Không được, huynh ấy là ca ca của con.” Lần này giọng nói của đứa nhỏ rất bình tĩnh, “Con sẽ nghe lời.”

“Ngoan lắm. Con quan tâm đến Tung nhi thật.” Tư Đồ Phong lờ mờ nhận ra, nữ nhân mặc đồ trắng nọ nửa vô tình, nửa cố ý liếc ra ngoài nhìn y một cái, y vội vàng cúi gằm mặt, giọng điệu nữ nhân nọ chợt hòa nhã dễ gần, “Nói cho mẹ nghe, con thích ai nhất trong nhà này?”

Đứa nhỏ im lặng thật lâu, “… Ai cũng thích.”

Nữ nhân bỡn cợt, “Nhóc dối trá. Tuy mẹ và cha con đều thích con nhất, nhưng con lại thích đại ca nhất, phải không?”

Đứa nhỏ lí nhí đáp, “Nhã nhi thích Đại ca nhất, cũng thích cha mẹ nữa.”

Tư Đồ Phong thấy câu này thật ghê tởm. Nhưng kỳ lạ là ngoài ghê tớm, y còn thấy phẫn nộ và ấm ức. Tựa như tâm trí này không phải của y, mà là của một đứa con nít ba tuổi.

Thấp thoáng trông thấy một đứa trẻ chạy từ chỗ ẩn nấp ra ngoài, y đành phải đứng dậy đuổi theo, đứa trẻ này chạy đi tìm một thiếu niên đang múa kiếm tập võ. Thiếu niên mặt mày điềm đạm, chăm chú nghe đứa trẻ hả hê mách lại.

“Nó nói thế thật sao?” Thiếu niên ngờ vực hỏi, “Nó ghét ta nhất?”

Thiếu niên dắt đứa trẻ đi. Hai người mai phục phía sau cánh cửa gian phòng vừa nãy, thích thú chờ đợi.

Tư Đồ Phong không rõ chúng đang chờ thứ gì, nhưng thình lình trước mắt y lóe sáng, một đứa nhỏ chật vật chạy qua bậc cửa. Tóc còn chưa buộc lên, khuôn mặt phúng phính, tóc đen mềm mại, bọc trong áo nhung trắng như tuyết, cổ lật đắp lông dê xinh xắn. Thoạt nhìn đáng yêu như chú thỏ con.

Thiếu niên đóng sập cửa. Đứa nhỏ quay lại, sợ hãi nhìn Tư Đồ Phong.

Chẳng rõ tại sao Tư Đồ Phong rất căm giận, vung cây kiếm trúc đâm vào trán đứa nhỏ. Đứa nhỏ ngã bệt xuống đất, bịt mắt, nghẹn ngào nấc lên.

Thiếu niên quát, “Cấm khóc!”

Đứa nhỏ nín khóc, chỉ lặng lẽ ngồi dụi mắt. Tư Đồ Phong căng thẳng trong lòng, nước mắt trong lòng bàn tay đứa nhỏ lẫn cả máu tươi. Trên khuôn mặt bụ bẫm xinh đẹp, từ mí mắt phải đến má phải đã có một vết thương dài.

Tư Đồ Phong không cầm nổi lòng, vụng về xé cuốn sách ‘Thiên Tự Văn’ đứa nhỏ ôm chặt trong lòng, lúng túng lau máu cho nó.

Y ngẫm lại, đúng là chuyện này y đã trải qua khi còn bé, nhưng không nhớ được khi ấy mình đánh ai.

Lúc này nhìn lại, đường kiếm nọ của y hoàn toàn không được gọi là chiêu thức, nhưng đánh rất nhanh, đủ để chọc mù mắt đứa nhỏ đáng yêu này, cũng may là trong tích tắc ấy, đứa nhỏ nhắm mắt lùi về phía sau theo bản năng, ngã ngồi trên đất, nên chỉ xước da và chảy ít máu. May mắn may mắn.

Cuối cùng, đứa nhỏ vẫn bật khóc, “Trả Thiên Tự Văn đây…”

Tư Đồ Phong bụng dạ rối bời nhìn trò cười này, khi thì đặt mình trong đó, lúc lại như sự vật bên ngoài.

Thiếu niên đẩy Tư Đồ Phong ra, bịt miệng đứa nhỏ, ôm đứa nhỏ vào lòng.

Tư Đồ Phong cũng định vỗ về, nhưng thiếu niên đã giành trước nên lại không biết làm sao. Y sốt ruột nhìn hai người ôm ôm ấp ấp. Y không hiểu tại sao đứa nhỏ kia yếu ớt như thế, mới bị đánh một cái đã khóc, chẳng khác gì con gái. Là con gái mít ướt sao?

Y ngớ ra, y chỉ biết là, nam nhi không được rơi lệ, nữ nhi mới thích khóc.

Y nhịn không được mắng, “Khóc gì mà khóc, đồ con gái!”

Thiếu niên phì cười, “Nó là con trai.” Dứt lời thì cởi áo nhung trắng muốt, cho Tư Đồ Phong xem giữa hai chân đứa nhỏ.

Đứa nhỏ tái mặt, cả người run rẩy, “Đau…” Thiếu niên không để ý, búng búng vật xinh xinh giữa hai chân đứa nhỏ, hành động như đã quen tay, hơn nữa còn rất thích thú. Thiếu niên hỏi Tư Đồ Phong có chơi cùng không, Tư Đồ Phong không hứng thú, “Cũng như đệ thôi mà.”

Đứa nhỏ lí nhí xin tha. Thiếu niên nói, “Đệ ghét ta, sao ta phải đối xử tốt với đệ?”

Đứa nhỏ thốt ra từng chữ như tập đọc, “Nhã nhi thích Đại ca nhất.”

Tư Đồ Phong cảm giác câu này là nói dối, “Ngươi nói láo.”

Đứa nhỏ thông minh đáp, “Thích cả Tam đệ mà…”

Tư Đồ Phong nhớ lại câu phụ thân thường nói, “Chẳng có khí phách! Ai cần ngươi thích!”

Thiếu niên lại có vẻ rất mãn nguyện vì câu nọ, “Thích Đại ca thì phải làm gì?”

Đứa nhỏ mắt ngân ngấn nước, lo lắng đề phòng nhìn thiếu niên. Thiếu niên chỉ chỉ hai má. Cuối cùng đứa nhỏ mới hiểu, nghiêm túc hôn thiếu niên một cái.

Thiếu niên nói, “Đại ca cũng thích đệ. Bọn ta chỉ đùa thôi. Đệ đừng nói với cha.”

Đứa nhỏ bưng vết thương trên mặt, gật đầu, lại ngập ngừng nói, “Nhưng mà… Cha muốn đưa đệ đi xem hội đèn lồng.”

Tư Đồ Phong nghe mà khó chịu… Y cũng rất muốn đi xem hội đèn lồng tết Nguyên Tiêu. Người một nhà tay trong tay, vui tươi náo nhiệt.

Thiếu niên ghen tỵ nói, “Nói bừa, cha có bảo gì với hai bọn ta đâu. Rõ ràng đệ muốn đi mách lẻo, đúng không?”

Đứa nhỏ lắc đầu. Thiếu niên sợ phiền phức, cởi áo và mũ của đứa nhỏ ném cho Tư Đồ Phong.

Tư Đồ Phong đội mũ lên, không ngờ lại rất hợp. Y mặc áo lông dê trắng muốt, khiêu khích nhìn đứa nhỏ.

Đứa nhỏ bị thương ở má, chỉ mặc áo lót, hai chân trần trụi, không nói được lời nào, im lặng nhìn.

Tư Đồ Phong bật cười, đồ ngốc yếu ớt nhát chết này sao có thể là người một nhà với y? Y mở cửa ra ngoài, ánh tuyết ngăn cách màn đêm u ám. Con đường phía trước không một bóng người, sương phòng kia cũng biến mất chẳng còn.
Bình Luận (0)
Comment