Thời điểm tháng chín, Đào Kỳ cùng Chu Dư Đông bay tới Trường Đảo thăm các vị trưởng bối của nhà họ Chu, họ đã sớm nghe Chu Dư Đông kể lại câu chuyện tình yêu khắc cốt ghi tâm. Bọn họ cho rằng Đào Kỳ giống như mẹ cô nhất định cũng là một người phụ nữ chung tình.
Tháng mười –Thượng Hải, Đào Kỳ rốt cuộc cũng được gả cho thầy của cô là Chu Dư Đông.
Ông nội kêu mẹ cô mang tới cho cô một cái túi gấm, bên trong có một chiếc nhẫn quý giá.
Chiếc nhẫn là của tổ tông nhà họ Đào truyền lại, phía trên có khắc hoa văn hình rồng, ở giữa đính một viên ngọc phỉ thúy.
Viên phỉ thúy này là tâm niệm của Bác cả gái, cũng không phải trị giá nhiều tiền, mà là tình trạng kinh tế hiện tại của nhà Bác cả không tốt, nhưng người nhà họ Đào lại truyền lại đồ vật này cho con cháu, ở nhà họ Đào tất nhiên chỉ là tượng trưng, nhưng không ngờ ông nội lại cho Đào Kỳ.
Cỏ thơm ở vườn hoa của biệt thự, kết hợp với những đóa hoa tươi làm thành hiện trường chính của hôn lễ.
Quan khách chỉ có vài người bạn thân, thêm ban nhạc đệm các ca khúc lãng mạn, trên bàn bày nhiều rượu sâm banh, còn có bánh kem kết hôn ba tầng.
Chu Dư Đông mặc lễ phục màu trắng, anh tuấn như hoàng tử còn Đào Kỳ khoác trên người bộ váy cưới màu trắng, đầu đội vương miện.
Mọi người trầm trồ khen ngợi cô dâu xinh đẹp.
Chu Dư Đông hôn Đào Kỳ, người chủ hôn tuyên bố: “Kết thúc hôn lễ!”