Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 10


“Ca, chúng ta bắt con chó màu vàng kia đi, nó đặc biệt thông minh, còn biết đi bằng hai chân đó.” Tam Bảo lải nhải.
“Làm gì có chó đi bằng hai chân?” Đại Bảo nào chịu tin.
“Thật đó, sáng nay đệ và Tứ Bảo vừa mới dạy nó xong.” Tam Bảo hơi chột dạ.
“Hế, khẳng định là đệ và Tứ Bảo cầm chân trước của nó đúng không?” Nhị Bảo không khách khí vạch trần, “Chó mẹ không cắn hai đứa hả? Chó đẻ là hung hăng nhất đó.”
“Nó có ra, Đại Hoàng suýt thì nhào tới, may mà đệ và Tứ Bảo chạy nhanh.” Tam Bảo nhớ tới Đại Hoàng là đã sợ dựng cả lông.
“Nói với đệ bao nhiêu lần rồi, không được trêu chó đẻ, đệ cứ phải bị cắn thủng đùi thì mới vui hả?” Đại Bảo nhéo tai Tam Bảo mắng.
Mấy đứa khác thấy Tam Bảo bị nhéo lỗ tai thì đều vui sướng khi người gặp họa mà cười.

Tam Bảo vội vàng nhận sai thế là Đại Bảo mới buông tha cho hắn.

Lúc này Tam Bảo thấy thực mất mặt nên cúi đầu không nói gì nữa.
Chung quanh nhà của Đào Trường Võ có mấy cây ăn quả, gậy trúc thật dài gác ở giữa cành lá dùng để phơi quần áo.

Buổi sáng Đào Hoa giặt quần áo xong đều phơi ở đây, gió nhẹ lướt qua khiến quần áo cũng đong đưa theo.
Triệu thị và Đào Hoa đang bận rộn với đống đất trồng rau trước nhà.

Mảnh đất được chia làm luống đều nhau, đất màu nâu được xới tơi, và san bằng.

Chỉ có một miếng đất là đã gieo hạt và lấp bằng rơm rạ thật dày, còn mấy khối khác vẫn để trống.
Đám Đại Bảo đứng ở ngoài rào tre lễ phép gọi: “Trường Võ thẩm, Đào Hoa tỷ.”
“À, mấy tên quỷ sứ tới tìm Nhị Trụ chơi hả? Mấy đứa tới sân trước chờ một lát nhé! Nhị Trụ mang theo Tiểu Trụ tới phía đông cắt cỏ, sắp về rồi.” Triệu thị nói.
“Thẩm, nghe nói nhà thẩm có chó con được một tháng, bọn cháu định bắt mấy con chó về nuôi.” Kim Tỏa chờ mong mà nhìn Triệu thị.

“À, hóa ra là tới bắt chó, mấy đứa chờ đi, để Đào Hoa vào bắt chứ nếu không Đại Hoàng sẽ cắn đó.” Triệu thị nói.
Đào Hoa đứng dậy đi về phía ổ chó ở trong sân, một lát sau nàng ấy đã bắt được mấy con chó con mang ra.

Con nào cũng tròn vo, xúm lại với nhau kêu gâu gâu.

Có con chưa tỉnh ngủ nửa híp mắt, có con thì hăng hái vẫy đuôi nhỏ.
Kim Tỏa và Ngân Tỏa đều chú ý tới một con chó bốn mắt.

Kỳ thật chính là con chó có hai đốm trắng phía trên mắt, thoạt nhìn như bốn mắt.
“Chó bốn mắt là hung nhất, ta thích.” Kim Tỏa vừa lòng ôm con chó nhẹ nhàng đặt vào sọt rau ngổ, con chó con không thích thế là sủa hăng hái.
Xuyên Tử thì chọn một con chó vện, Cẩu Đản chọn một con chó đen, Đại Bảo thì thương Tam Bảo nên chọn con chó vàng em hắn thích.
“Hoàng Hoàng, chúng ta lại gặp nhau.” Tam Bảo thân mật ôm con chó nhỏ nhưng Hoàng Hoàng căn bản không nhớ rõ hắn.

Nó xoắn cái bụng tròn tròn kêu gâu gâu không ngừng.
“Tam Bảo, bỏ nó vào sọt đi, còn phải dùng cỏ che lên nếu không nó sẽ nhớ rõ đường về nhà và tự chạy về.” Đại Bảo sửa cái sọt rau ngổ thành một cái ổ và nói.
“Đệ giấu nó trong áo.” Tam Bảo xốc áo ngoài lên bao Hoàng Hoàng ở trong đó.

Con chó nhỏ càng không thoái mái, cẳng chân đạp loạn xạ hăng say.
“Đệ làm thế nó sẽ nghẹn chết mất.” Nhị Bảo tiến lên giải cứu Hoàng Hoàng, bỏ vào sọt cỏ rồi lấp ít cỏ lên trên.
Mấy đứa nhỏ cảm ơn Triệu thị và Đào Hoa sau đó vui vẻ cõng chó con về nhà.
Chân trước vừa tiễn đám Đại Bảo đi thì Nhị Trụ mang theo Tiểu Trụ về nhà.


Vừa buông hai sọt rau ngổ hai anh em đã chui vào ổ chó.
“Ngứa da có phải không? Buổi sáng hai đứa bây mới thay quần áo, tỷ tỷ hai đứa giặt mệt hết cả người kia kìa!” Triệu thị làm bộ muốn lấy gậy gộc đánh người thế là Nhị Trụ và Tiểu Trụ mới dừng lại.
Triệu thị gả chồng sớm sau đó sinh được đứa con đầu tiên là Đại Trụ.

Đáng tiếc đứa nhỏ thân thể không tốt, không được một tuổi đã chết non.

Sau đó nàng ta sinh Đào Hoa, mấy năm sau vẫn không có động tĩnh.

Không có con trai nên Triệu thị cũng từng rơi nước mắt mãi cho tới khi sinh Nhị Trụ và Tiểu Trụ thì nàng ta mới coi như viên mãn.
Lúc này Đại Hoàng chui ra từ ổ chó, chỉ có hai con chó con đi theo phía sau.

Tiểu Trụ thấy thế thì định chui vào ổ chó tìm bốn con còn lại.
“Đừng tìm nữa, mới vừa rồi có người mang bốn con đi rồi.” Triệu thị nói.
“Ô ~ oa oa! Trả chó cho con!” Tiểu Trụ vừa nghe nói chó bị người ta mang đi thế là ngã lăn ra đất khóc lóc, cả người giãy đành đạch.
Triệu thị lập tức cáu tiết lấy gậy xông tới, Tiểu Trụ sợ tới mức lập tức bò dậy.
“Ăn còn không đủ no thì nuôi nhiều chó như thế làm gì? Hai con này mà nhà ai cần thì cũng cho nốt.”
Nhị Trụ đứng ở một bên không lên tiếng, hắn đã bảy tuổi, đã hiểu nhiều chuyện thế nên dù cũng luyến tiếc chó con nhưng lời mẹ hắn nói là thật.

Nuôi mình Đại Hoàng là đủ, nếu nuôi thêm 6 con chó con thì làm gì có nhiều đồ ăn như thế.

Hơn nữa về sau Đại Hoàng còn đẻ nữa, không thể giữ hết chó con được.
Đào Hoa kéo Tiểu Trụ qua vỗ vỗ bụi trên người hắn rồi an ủi trong chốc lát.


Tiểu Trụ cũng không khóc nữa mà chỉ ôm hai con chó con còn lại yên lặng ngồi một bên giận dỗi.
Triệu thị và Đào Hoa tiếp tục sửa sang lại đất trồng rau, Nhị Trụ cũng ra hỗ trợ.
Mùa xuân là mùa gieo trồng, mẹ chồng nàng dâu các nhà đều vội vàng sửa sang đất đai chuẩn bị trồng rau.
Lý thị và hai cô con dâu cũng thế.

Bà ta lấy từ kho lúa một cái bình, bên trong là hạt giống các loại rau được gói trong giấy.

Bà ta và hai con dâu của mình chậm rãi mở từng bọc giấy ra, phân xem là hạt giống rau gì sau đó lại chọn hạt chắc mẩy.

Trước sân nhà Đào Tam gia có hai miếng đất trồng rau, phía sau có một miếng.

Đào Tam gia đã xới đất, mỗi cái cuốc bổ xuống là một khối đất bị đào lên sau đó ông ta lại dùng cuốc gõ cho nó vỡ ra.

Không đến một canh giờ Đào Tam gia đã thuận lợi xới đất cho ba miếng đất trồng rau.

Lúc này ông ta cũng chẳng nghỉ ngơi đã nói với vợ một tiếng rồi đi tìm tộc trưởng thương lượng chuyện chống hạn.
Đối diện nhà Đào Tam gia là nhà Đào Ngũ gia, lúc này vợ ông ta là Đại Tần thị mang theo con dâu là Tiểu Tần thị cũng đang vội vàng sửa sang lại đất trồng rau ở trước nhà.

Đào Ngũ gia là anh nông dân thành thật, Đại Tần thị có hai con trai, ba con gái.

Ba đứa con gái đã gả chồng, còn con út là Đào Trường Chính vừa tới tuổi làm mai.

Con trai cả của bà ta là Đào Trường Phương cưới con dâu là Tiểu Tần thị đã ba năm vẫn chưa có con.

Vì con dâu là cháu gái nhà mẹ đẻ nên Đại Tần thị tuy có ý kiến với con dâu nhưng vẫn nể mặt nhà mẹ đẻ.


Đến giờ thì người một nhà họ cũng coi như hòa thuận.
Lý thị và hai đứa con dâu vừa cười vừa nói chuyện vui vẻ, Đại Tần thị thấy thế cũng hô: “Tam tẩu tử mang theo con dâu trồng rau à? Năm nay tẩu trồng cái gì?”
“Cũng thế thôi, củ cải, cà tím, dưa chuột, đậu que, mỗi thứ trồng một ít.” Lý thị đáp, “Năm nay trời hạn, cũng không biết đống cây này có sống được không?”
“Đúng vậy, gặp phải trời hạn mà muốn ăn chút rau dưa mới mẻ là phải ngày ngày gánh nước, phí nhiều sức lắm!” Đại Tần thị cảm khái nói.
“Ngũ thẩm, năm nay nhà ngài phải trồng nhiều một chút, Trường Chính huynh đệ năm nay muốn cưới vợ đúng không?” Trương thị cười hỏi.
“Đúng là ngươi tin tức nhanh, trên trời dưới đất cái gì cũng biết.” Đại Tần thị cười mắng.
“Ngũ thẩm đã định ngày lành chưa? Nếu muốn hỗ trợ thì cứ nói với chúng ta một tiếng.” Trương thị nói.
“Được, tới lúc ấy không thể không nhờ mọi người sang giúp đỡ một phen.” Nhắc tới việc cưới hỏi của con trai út thế là Đại Tần thị rất vui, ngược lại Tiểu Tần thị ở bên cạnh lại luôn cúi đầu bận việc.

Mười lăm tuổi Tiểu Tần thị đã gả cho Đào Trường Phương nhưng ba năm vẫn chưa có con vì thế nàng ta vẫn luôn cẩn thận.

Tuy mẹ chồng là cô ruột của nàng ta nhưng việc không có con vẫn là vấn đề lớn, chuyện bị trả về nhà mẹ đẻ cũng là việc sớm hay muộn.

Đào Trường Phương tuổi trẻ khí thịnh, ban ngày làm việc vất vả nhưng ban đêm vẫn chăm chỉ gieo giống.

Chẳng qua cái bụng không biết cố gắng của nàng ta cứ chậm chạp mãi không có động tĩnh.
Đại Tần thị xoay người nhìn con dâu đang lặng yên rơi nước mắt thế là thở dài một hơi và cũng không nói nữa.
Lý thị thấy Đại Tần thị không nói chuyện nữa thì cũng biết chuyện không thú vị vì thế bà im lặng mang theo con dâu vội rời đi.
Hai miếng đất trồng rau ở sân trước lấy ánh sáng tốt vì thế Lý thị chọn một miếng rồi rắc hạt giống lên.

Lưu thị và Trương thị nâng một xô nước từ hậu viện tới tưới ướt đống đất vừa rải hạt giống sau đó rải rơm rạ lên trên.

Như vậy có thể giữ ấm mà sau khi chồi non nảy mầm cũng được bảo vệ..

Bình Luận (0)
Comment