Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 9


Đối với người đi ị thì phải nói là rất thoải mái, với người phải ngửi cái mùi ấy thì phải nói là cực kỳ thống khổ.

Đương nhiên, làm một người mẹ thì việc ở bên cạnh con mình khi tụi nó ị là chuyện bình thường.

Nhưng nếu người đứng bên cạnh quan sát là bốn kẻ ăn no đến độ muốn phun nhưng vẫn giữ đúng lễ phép và hoàn toàn ngó lơ cái mùi thối kia thì quả là khiến người ta bội phục.
“Nhà xí thối muốn chết mà mấy đứa còn chen vào đây làm gì? Đi đi đi! Nữu Nữu đi ị mà mấy đứa không chê thối à?!” Lưu thị đuổi mấy tên nhóc ra khỏi nhà xí.
Nhà xí không lớn, được xây bằng đá tảng và thông với ao phân.

Nông dân cực coi trọng phân bón vì thế rác rưởi ngày thường cũng được đổ tới ao phân để lên men sau đó được dùng bón ruộng, cực kỳ tốt.
Lưu thị cho Nữu Nữu đi ị xong thì lau khô mông cho đứa nhỏ, cuối cùng lại che kín mít cho nàng rồi ôm về phòng.

Bốn con sâu theo đuôi kia cũng không rời một bước.
“Đại Bảo mang đệ đệ và muội muội chơi nhé, nương đi thu dọn nồi chén.” Lưu thị bưng mấy cái bát không đi ra khỏi phòng.
“Nữu Nữu, muội đi ị không thối tí nào.” Tứ Bảo nịnh nọt nói.
“Tứ ca ca gạt người, Nữu Nữu đều ngửi được thối.” Nữu Nữu mới không tin đâu.
Tứ Bảo bị ba thằng anh cười thế là ngượng ngùng vò đầu.
“Nữu Nữu, ông nội đặt tên mới cho muội đó, mau đoán xem là gì?” Đại Bảo hỏi.
“Không biết!” Nữu Nữu lắc đầu.
Tam Bảo vội vàng nhắc nhở: “Thứ muội thích ăn nhất ấy!”
“Cái gì Nữu Nữu cũng thích ăn.”

“Nó là trái cây lớn như này.” Tam Bảo khoa tay múa chân làm bộ dạng quả đào, “Hồng hồng nhòn nhọn, cắn một miếng nhiều nước lại ngọt.”
“Quả đào ư?” Nữu Nữu chớp chớp mắt.

Kỳ thật nàng cũng không được ăn nhiều trái cây, to như thế thì chỉ có quả đào với quả lê, còn quả mận và quả hạnh, rồi quả quýt đều bé hơn nên hoàn toàn không cần nghĩ.
“Nữu Nữu thật thông minh, tên muội chính là Đào Tử.” Nhị Bảo khích lệ khen.
Cạc cạc cạc cạc! Nữu Nữu lại bắt đầu cười như con gà mái nhỏ và nhắc mãi: “Đào Tử, Đào Tử, Nữu Nữu ăn quả đào là biến thành Đào Tử”.
“Đệ đã nói là buồn cười rồi mà bà nội lại không cho đệ cười.” Tứ Bảo cũng cười phá lên.
“Muội thích tên Đào Tử.” Nữu Nữu cười nói.
“Đại ca, huynh nói xem về sau chúng ta sẽ gọi muội muội là Đào Tử hay Nữu Nữu đây?” Tam Bảo hỏi Đại Bảo.
“Muốn gọi thế nào thì gọi! Dù sao ta vẫn sẽ gọi là Nữu Nữu.” Đại Bảo nói xong thế là mấy đứa còn lại cũng sôi nổi tỏ vẻ mình thích cái tên Nữu Nữu này hơn, giống như bọn họ thích gọi Đại Hoa là Meo Meo hơn.
“Nữu Nữu, buổi chiều đại ca và nhị ca phải ra ngoài cắt cỏ, để Tam Bảo và Tứ Bảo chơi với muội nhé.

Ca ca cắt cỏ xong sẽ tết cho muội một con châu chấu cỏ.”
Ngày nào Đại Bảo và Nhị Bảo cũng phải ra ngoài cắt cỏ, chân núi xung quanh Đào gia thôn có rất nhiều rau ngổ nên mỗi ngày bọn họ sẽ đi cắt hai sọt về cho gà và heo ăn.
“Vâng.” Nữu Nữu gật đầu.
“Đại ca, để Tứ Bảo chơi với Nữu Nữu đi, đệ muốn giúp hai người cắt cỏ.” Tam Bảo nói.
“Đến cái liềm đệ còn không biết dùng thì làm sao cắt, nếu để đứt tay thì thảm đó.” Tuy Nhị Bảo chỉ lớn hơn Tam Bảo một tuổi nhưng đã thuần thục trong việc cắt cỏ.
“Đệ không cắt, đợi các huynh cắt xong đệ mang bỏ vào sọt.” Tam Bảo tích cực đẩy mạnh tiêu thụ bản thân.
“Được rồi, nhưng đệ phải nghe lời chúng ta, không được chạy loạn.” Đại Bảo nghĩ em trai cũng không còn nhỏ, có thể mang theo hắn chậm rãi học việc giúp trong nhà.
Tam Bảo cười híp cả mắt, Tứ Bảo thì vẫn còn nhỏ nên đương nhiên ham chơi và cũng không léo nhéo đòi đi theo cắt cỏ.


Lúc này hắn cởi áo ngoài và giày tất ra rồi bò lên giường chơi ú òa với Nữu Nữu trong ổ chăn.

Đại Hoa lặng lẽ chui vào nhảy lên cửa sổ thích ý nằm xuống liếm móng vuốt, liếm lông và híp mắt phơi nắng.
Đại Bảo và Nhị Bảo cõng cái sọt tre nhỏ ông nội cố ý đan cho hai đứa rồi cùng Tam Bảo đi ra ngoài.

Vừa ra tới con đường nhỏ bên ngoài Đại Bảo đã vòng tay làm loa gọi về phía thôn đông: “Có đi cắt cỏ không?”
Lục tục có Thiết Đản, Kim Tỏa, Ngân Tỏa cũng cõng giỏ chạy tới.
“Cẩu Đản và Xuyên Tử đâu?” Đại Bảo hỏi.
“Hai cái tên nhát chết này ngày nào cũng bắt tụi mình chờ.” Thiết Đản oán giận.
“Không sao, chờ cả bọn đông đủ rồi cùng đi.” Đại Bảo nói.
Mấy đứa nhỏ ăn ý đứng dưới cây du lớn ở cửa thôn chờ.

Dưới cây du có rất nhiều kiến, đám Đại Bảo cầm nhánh cây chọc vào tổ kiến, chỉ cần thấy kiến bò ra bò vào là tụi nó lại chọc.

Thậm chí Kim Tỏa còn dùng nước tiểu tưới vào tổ của tụi nó, cả một vũng toàn là nước tiểu, mấy đứa khác đành phải sang tổ khác để chọc.

Đương nhiên tên đầu sỏ gây tội là Kim Tỏa cũng thực thảm, chim nhỏ còn chưa kịp cất vào trong quần đã bị đuổi đánh khắp nơi.
Cẩu Đản và Xuyên Tử mãi mới tới, thế là đám nhỏ lập tức có mục tiêu mới.


Tụi nó bỏ qua Kim Tỏa chuyển sang hai tên kia.

Hai tên nhát chết nhanh chóng ngồi xổm xuống xin khoan dung, mặc cho đám Đại Bảo hành hình.

Chờ cả đám bớt cáu mới bắt đầu cùng nhau đi về phía Tây Sơn.
Bốn phía của Đào gia thôn đều có núi cao, trên núi là cây cối xum xuê, trong núi sâu thẳm lại ẩm ướt.

Có con thỏ hoang chạy khắp các bụi cỏ, cũng có cả gà rừng bay qua những tán cây.

Nghe nói thật lâu trước kia trong núi còn có sói.

Người sợ sói nhưng kỳ thực sói càng sợ người, bởi vì người ngày càng nhiều nên sói cũng đi sâu hơn vào trong rừng rậm và mai danh ẩn tích.
Tây Sơn là ngọn núi phía thôn tây, trên núi có nước suối thấm xuống nên cây cối và rau ngổ ở chân núi mọc lên xanh um tươi tốt.

Tuy từ lập xuân tới giờ chưa có cơn mưa nào nhưng điều đó cũng chẳng ảnh hưởng tới đám cỏ dại và rau ngổ ở đây.

Rau ngổ là một loại cỏ dại, trên lá cây có một tầng lông tơ, lớn lên vừa cao lại nhiều nước, không chỉ gà vịt và ngỗng có thể ăn mà heo cũng rất thích ăn.
Đám Đại Bảo hoan hô tiến lên, mỗi người chiếm một mảnh bụi cỏ và nhanh chóng múa may cái liềm.
Tam Bảo mới lên núi lần đầu nên rất nghiêm túc gom rau ngổ anh mình cắt được bỏ vào sọt.

Kẻ đi phía trước cắt rau thì cực kỳ hăng hái, người phía sau khuân vác được một hồi đã cảm thấy chán.

Miệng Tam Bảo ngậm một cây cỏ, chán đến chết mà nằm trên cánh đồng thật dày cỏ dại đợi anh hắn gọi.
Hắn híp mắt nhìn trời xanh mấy trắng, có cảm giác choáng váng.


Bầu trời to lớn như thế, vô biên vô hạn.

Mây trắng như thế, bay tới bay lui, một đàn chim bay qua để lại mấy cục phân chim.
“Tam Bảo, mau tới dọn đi!” Nhị Bảo đứng thẳng lưng gọi.
“Tới ngay.” Tam Bảo chạy tới bó rau lại rồi ôm bỏ vào sọt.
“Hế! Đại Bảo, đệ đệ ngươi cũng chăm quá nhỉ?!” Kim Tỏa khen.
“Đương nhiên!” Đại Bảo hơi đắc ý nói, “Ngươi không xem đó là đệ đệ ai.”
“Này này! Chẳng lẽ ta là đứa em chẳng ra gì à?” Ngân Tỏa kháng nghị.
“Thế Nhị Bảo đại gia ta đây thì sao?” Nhị Bảo cũng không chịu thua.
“Các ngươi đều là đại gia, đều chăm chỉ giỏi giang được chưa!” Kim Tỏa nói, “Còn không cắt nhanh lên, cắt sớm rồi ra bờ sông chơi.”
Vừa nghe tới đi bờ sông thế là chưa đợi những người khác nói gì Tam Bảo đã nhảy ra gào: “Ta không đi, ta không đi.” Mông còn đau đây này.
“Kim Tỏa, thôi đừng đi bờ sông chơi, chúng ta đều không biết bơi, nương ta cũng không cho chúng ta ra bờ sông chơi đâu.” Đại Bảo nghiêm túc nói.
“Đúng thế, lần trước đi bờ sông chơi về ông nội với bà nội cùng với nương ta đánh hội đồng khiến mông ta sưng cao như này này.” Chuyện này Cẩu Đản cả đời khó quên, đánh chết cũng không dám tới bờ sông chơi nữa.
“Mè! Đồ nhát gan, mùa hè năm nay ta nhất định phải học bơi cho bằng được.” Kim Tỏa nói.
“Kim Tỏa, ngươi không sợ thủy quỷ tìm người thế thân và kéo ngươi xuống à?” Xuyên Tử hỏi.
“Giỏi lắm Xuyên Tử, dám trù ẻo Kim Tỏa đại gia à? Nếu ta biến thành thủy quỷ nhất định sẽ tìm ngươi!” Kim Tỏa ném cái liềm, tay nhào về phía Xuyên Tử thế là hai người xoắn thành một cục.
“Thôi, chúng ta cắt xong rồi, hai ngươi cứ chậm rãi đánh nhau đi.” Nhị Bảo cắt xong rồi thế là vừa bỏ rau ngổ vào sọt vừa hỏi Đại Bảo: “Ca, Đại Hoàng sinh một ổ chó con nay đã được một tháng, ngày hôm qua Đào Hoa tỷ tỷ còn hỏi nhà chúng ta có muốn bắt một con về nuôi hay không kìa?”
Tam Bảo kích động nhảy lên, không ngừng la hét muốn đi.

Đại Bảo cũng muốn nuôi một con chó nên nói: “Hiện tại chúng ta đi luôn, vừa lúc bỏ chó con vào sọt mang về.”
Chó của nhà Kim Tỏa lần trước cũng mới chết, nhà Xuyên Tử và Cẩu Đản không có chó, nhà Thiết Đản có chó nhưng hắn vẫn muốn đi xem, vì thế mấy đứa nhỏ cắt cỏ xong lại rồng rắn lên mây tới nhà Đào Hoa..

Bình Luận (0)
Comment