Tần Mục công đã làm bá chủ các nước ở Tây phương. Chu Tương vương sai
Doãn Vũ công đem một cái trống đồng ban thưởng cho Tần Mục công. Tần
Mục công viện lẽ tuổi già, không vào triều được, sai công tông Chỉ sang
nhà Chu để tạ ơn. Năm ấy Do Dư ốm chết, Mục công thương tiếc vô cùng,
liền cho Mạnh Minh thay Do Dư làm chức hữu thứ trưởng. Công tôn Chỉ khi ở nhà Chu về, biết ý Mục công có một người con gái bé;lúc mới sinh, gặp có kẻ đem dâng viên ngọc phác, Tần Mục công sai thợ đẽo dũa đi, thành
một viên ngọc sắc biếc mà đẹp lắm. Ðến lúc con gái Mục công đầy tuổi
tôi, trong cung bày đồ toái bàn, người con gái nhặt ngay viên ngọc, rồi
ngắm nghía mãi, bởi vậy Mục công đặt tên cho con là Lộng Ngọc.
Lộng Ngọc lớn lên, nhan sắc tuyệt trần, lại thêm tính trời
thông minh, tài thổi ống sinh lắm, không học ai cả, mà thành âm điệu.
Mục công sai thợ làm một cái ống sinh bằng ngọc để cho nàng thổi. Nàng
thổi ống sinh ấy, tiếng trong như tiếng chim phượng. Mục công yêu lắm,
lại lập một cái lầu cho nàng ở, đặt tên là Phượng lâu, trước lầu có xây một cái đài. Năm Lộng Ngọc đã mười lăm tuổi, Tần Mục công muốn kéo rễ
cho nàng, Lộng Ngọc tự thề với mình rằng:
- Người nào có tài thổi sinh, có thể họa với ta được, ta mới chịu lầy làm chồng, còn ai thì ta cũng chẳng thiết.
Mục công sai người đi tìm, chẳng được một người nào vứa ý.
Một hôm Lộng Ngọc ở trên lầu cuốn rèm lên ngắm cảnh, thấy trời tạnh mây
trong, trăng sáng như gương, gọi thị nữ đốt lên một nén hương, rồi đi
cái ống sinh bằng ngọc bích, đến bên cửa sổ mà thổi. Tiếng sinh véo
von vọng lên vòm trời gió hây hây thổi, bỗng nghe như có người họa lại,
khi gần khi xa. Lộng Ngọc không hkỏi băng khoăn, bèn ngừng lại không
thổi nữa, có ý để nghe xem sao. Tiếng họa bỗng im đi, nhưng dư âm còn
lẽo đẽo không dứt. Lộng Ngọc bâng khuâng trước gió, như một ngưới vừa
đánh mất vật gì. Chốc đã nữa đêm, trăng xế hương tàn, nàng đem ống sinh để trên đầu giường, gắng gượng đi nằm. Nàng đang thiêm thiếp, bỗng
thấy về phía tây nam trên trời, cửa mỡ rộng ra, hào quang ngũ sắc, rực
rỡ như ban ngày, có một chàng trẻ tuổi, mũ lông áo hạc, cưỡi con chim
phượng ở trên trời xuống, đứng trước Phượng đài bảo nàng rằng:
- Ta đây làm chủ ở núi Họa Sơn, Ngọc Hoàng thượng đế cho ta
kết duyên với nàng, đến ngày trung thu này thì đôi ta gặp nhau, ấy là
duyên số định sẵn như vậy !
Chàng trẻ tuổi ấy nói xong, thò tay vác bên mình, cởi ống
ngọc tiêu, rồi đứng dựa lan can mà thổi. Con chim phượng đứng bên, cũng vươn cánh ra, vừa kêu vừa múa.
Tiếng phượng cùng với tiếng ngọc tiêu xướng họa, cùng nhịp
với nhau như một, theo điệu cung thương, nghe rất êm ái. Lộng Ngọc mê
mẩn tâm thần, hỏi rằng:
- Khúc này là khúc ở đâu?
Chàng trẻ tuổi ấy nói:
- Ấy là khúc “Họa Sơn Ngâm” đó!
Lộng Ngọc lại hỏi:
- Khúc này có học đưọc không?
Chàng trẻ tuổi ấy nói:
- Khi ra đã kết duyên với nàng rồi thì khó gì mà ta không dạy nàng được.
Chàng trẻ tuổi ấy đến gần trước mặt , cầm lấy tay của LỘng
Ngọc;Nàng giật mình tỉng dậy, thì ra một giấc chiêm bao. Sáng hôm sau,
Lộng Ngọc thuật lại chuyện chiêm bao cho Mục công nghe. Mục công sai
Mạnh Minh cứ theo như hình tượng người trong mộng mà đến dò tìm ở núi
Họa Sơn. Kẻ nông phu ở đấy trỏ lên núi mà bảo Mạnh Minh rằng:
- Hôm rầm tháng bảy mới rồi, có một người lạ mặt, đến làm nhà ở trên núi nầy, ngày nào cũng xuống mua rượu uống, đến buổi chiều lại
thổi chơi khúc ngọc tiêu, ai nghe cũng lấy làm thích lắm, không biết là
người ở đâu. Mạnh Minh lên núi, quả nhiên thấy có một người mũ lông áo
bạc, trông như một vị thần tiên. Mạnh Minh biết là không phải người
thướng , mới đến trước mặt vái chào, mà hỏi họ tên người ấy. Người ấy
nói:
- Tôi họ Tiêu, tên Sử, chẳng hay ngài là ai? Ðến đây có việc gì?
Mạnh Minh nói:
- Tôi là chức hữu thứ trưởng nước này, tên gọi Mạnh Minh. Chúa công tôi có một người con gái yêu, còn đang kén chồng. Người con gái
chúa công tôi, tài thổi ống sinh, muốn tìm một người như thế nữa mà kết
duyên, nay nghe ngài am hiểu âm nhạc, vậy chúa công tôi sai đến đón!
Tiêu Sử nói:
- Tôi không có tài cán gì, chỉ gọi là có biết âm nhạc đôi chút mà thôi, có đâu tôi dám vâng mệnh.
Mạnh Minh nói:
- Xin ngài cứ đi cùng tôi xuống yết kiến chúa công.
Khi về đến kinh thành, Mạnh Minh vào tâu Mục công trước, rồi
sau đưa Tiêu Sử vào. Mục công ngồi ở trên Phượng đài, Tiêu Sử sụp lạy
mà tâu rằng:
- Chùng tôi ở thão dã chưa biết lễ nghi, có điều gì sơ suất, xin chúa công miễn thứ cho.
Mục công thấy Tiêu Sử hìng dung thanh tú, không phải là ngưòi
thướng, trong lòng đã có mấy phần vui vẻ, mới cho ngồi ở bên cạnh mà nói rằng:
- Ta nghe nhà ngươi tài thổi ống tiêu, tất cũng tài thổi cả ống sinh nữa !
Tiêu Sử nói:
- Tôi chỉ biết thổi tiêu, không biết thổi ống sinh.
Mục công nói:
- Ta định tìm một người tài thổi ống sinh, nếu chỉ biết thổi ống tiêu thì không sánh đôi với con ta được !
Tần Mục công nói xong, bảo Mạnh Minh đưa Tiêu Sử ra. Lộng Ngọc sai nội thị tâu với Mục công rằng:
- Tiêu với sinh cũng là một loài, người ta đã atéi thổi ống
tiêu thì sao chúa công không bảo dạo chơi một khúc để cho người ta được
phô tài.
Mục công lấy làm phải, lại bảo Tiêu Sử thổi ống tiêu. Tiêu Sử mới thổ một khúcthì thấy có gió mát hây hây;thổi đến khúc thứ hai thì
mây che bốn mặt, đến khúc thứ ba thì có đôi hạc trắng múa lượn trên
không, lại có mấy đôi khổn gtước bay về, và các giống chim kêu ríu
rít;một lúc lâu rồi mới tan đi. Mục công rất bằng lòng. Bấy giờ Lộng
Ngọc đứng ở trong rèm trông thấy, cũng bằng lòng mà nói rằng:
- Người ấy thật đánh làm chồng ta !
Mục công lại hỏi Tiêu Sử rằng:
- Nhà ngươi biết ống sinh và ống tiêu làm ra từ đời nào không?
Mục công nói:
- Nhà ngươi hãy thử kể rõ nguyên ủy cho ta nghe.
Tiêu Sử nói:
- Nghề tôi ở ống tiêu, vậy tôi xin kể nguyên ủy ống tiêu:Ngày
xưa vua Phục Hi ghép trúc làm ống tiêu, chế theo hình chim phượng, tiếng thổi cũng giống tiếng chim phượng. Thứ lớn gọi là nhã tiêu, ghép liền
hai mươi ba ống, dài một thước bốn tấc, thứ nhỏ gọi là tụng tiêu, ghép
liền mười sáu ống, dài hai thước một tấc. Cả hai thứ gọi chung một
tiếng là tiêu quản, còn thứ không có đáy thì là đồng tiêu. Về sau vua
Hoàng Ðế sai Linh Luân lấy trúc ở Côn Khê, chế làm ống địch, ống địch
có bảy lỗ, cầm ngang mà thổi, cũng giống tiếng chim phượng, trông giản
dị lắm ! Người đời sau thấy tiêu quản nhiều ống quá, mới chỉ dùng một
ống địch rồi cầm mà thổi dọc. Thứ dài gọi là tiêu, thứ ngắn gọi là
địch, bởi vậy ống tiêu đời nay, không phải như ống tiêu đời xưa.
Mục công lại hỏi:
- Sao nhà ngươi thổi ống tiêu mà lại có giống chim bay đến?
Tiêu Sử nói:
- Ống tiêu dẫu mỗi đời một khác, nhưng tiếng thổi bao giờ cũng
vẫn giống tiếng chim phượng. Chim phượng là đầu các giống chim, bởi vậy các giống chim nghe tiếng phượng, đều kéo nhau đến cả. Ngày xưa vua
Thuấn chế ra khúc “Tiêu Thiều” mà chim phượng còn hay bay đến, huống chi là các giống chim khác !
Tiêu Sử ứng đối trôi như nước chảy, tiếng nói lại sang sảng. Mục công càng bằng lòng lắm, bảo Tiêu Sử rằng:
- Ta có một người con gái, tên gọi LỘng Ngọc, cũng có biết âm
nhạc , không muốn gã cho phường ngu ngốc, vậy xin cùng với nhà ngươi kết duyên.
Tiêu Sử nghe nói, nghiêm nét mặt lại, rồi sụp lạy hai lạy mà từ chối rằng:
- Tôi vốn là người thôn giã, có đâu dám sánh với bậc tôn quý !
Mục công nói:
- Con gái ta vốn có lời thề nguyện, có chọn được người nào tài
thổi ống sinh thì mới lấy làm chồng. Nay nhà ngươi mới thổi ống tiêu mà lại cảm động được đến trời đất và muôn vật, như vậy thì lại hơn người
thổi ống sinh nhiều lắm. Vả con gái ta khi trước đã có điềm mộng, ngày
nay lại chính là tiết trung thu rầm tháng tắm, duyên trời định sẵn, nhà
ngươi chớ nên chối từ.
Tiêu Sử lạy tạ. Mục công sai quan thái sử chọn ngày để làm lễ cưới. Quan thái sử nói:
- Hôm nay là ngày trung thu, trăng vừa tròn bóng, xin chúa công cho làm lễ cưới, để hợp cái nghĩa ân ái vẹn tròn.
T- àn Mục công truyền cho Tiêu Sử tắm gội, thay mũ áo mới, rồi
sai người đưa đến phượng lâu, để cùng với Lộng Ngọc kết duyên. Ngày
hôm sau, Tần Mục công phong cho Tiêu Sử làm trung đại phu. Tiêu Sử dẫu
làm trung đại phu, nhưng không dự gì đến quyền chínhcả, ngày nào cũng
vui chơi ở chốn Phượng lâu, lại không ăn cơm, chỉ thỉnh thoảng uống mấy
chén rượu mà thôi. Lộng Ngọc học được phép tiên của Tiêu Sử, cũng không ăn cơm. Tiêu Sử lại dạy nàng thổi ống tiêu. Vợ chồng ở với nhau ước
được nữa năm thì một đêm, bóng trăng vằng vặc, hai vợ chồng đem ống tiêu ra thổi, bỗng thấy một con phượng xuống đậu ở bên tả, và một con rồng
xuống phục ở bên hữu.
Tiêu Sử bảo Lộng Ngọc rằng:
- Ta vốn là người tiên trên trời, Ngọc Hoàng thượng đế thấy sử
sách ở trần gian, nhiều chỗ tán loạn, vậy nên giáng sinh ta xuống họ
Tiêu nhà Chu để sửa sang lại. Người nhà Chu thấy ta có công về sử sách, mới gọi là Tiêu Sử, đến nay đã hơn trăm năm rồi. Ngọc Hoàng thượng đế cho ta làm chủ ở núi Họa Sơn. Vì ta cùng nàng có tiền duyên với nhau,
nhưng không nên ở mãi chốn trần gian này Nay rồng cùng phượng đã đến đón ở đây, chúng ta nên cùng đi.
Lộng Ngọc toan vào từ biệt với cha. Tiêu Sử can rằng:
- Không nên ! Ðã là thần tiên thì chớ nên quyến luyến chút tình riêng !
Bấy giờ Tiêu Sử cưỡi con rồng, Lộng NGọc cỡi con Phượng cùng
bay lên trời. Ngày hôm sau, nội thị vào báo với Mục công. Mục công thở dài mà than rằng:
- Giả sử bây giờ rồng phượng đến đón ta thì ta cũng chẳng thiết gì ngôi vua nữa !
Mục công liền sai người đến núi Họa Sơn để tìm, nhưng chẳng
thấy Tiêu Sử đâu cả, mới truyền lập đền thờ, gọi là đền Tiêu Nữ. Mục
công bấy giờ chán việc chiến tranh, giao hết quốc chính cho Mạnh Minh,
rồi ngày nào cũng ham mê đường tu luyện. Chẳng bao lâu, côn gtôn chỉ
cũng mất, Mạnh Minh tiến dẫn ba con Tử Xa Thị là Yêm Tức, Trọng Hàng và
Kiểm Hồ, Mục công đều cho làm quan đại phu. Một hôm Mục công ngồi ở
trên Phượng đài, ngắm cảnh trăng sáng, lại nhớ đến Lộng Ngọc, bỗng chợp
mắt ngủ đi, trông thấy Tiêu Sử và Lộng Ngọc đem một con phượng đến đón,
Mục công cưỡi phượng lên chơi cung trăng, khí lạnh buốt vào tận xương. Ðến lúc tỉnh dậy, liền bị bệnh cãm hàn, sau mấy ngày thì tạ thế. Ai
cũng cho là Tần Mục công đắc đạo thành tiên.
Nguyên trước Mục công lấy con gái Tấn HIếu công sinh thế tử
Oánh, đến bấy giờ thế tử Oánh lên nối ngôi, tức là Tần Khang công. Tần Khang công an táng Mục công theo tục nước Tần, dùng một trăm bảy mươi
bảy người đem chôn sống. Trong số người bị chôn theo ấy có cả ba con Tử Xa Thị, người trong nước ai cũng thương tiếc.
Lại nói chuyệnTấn Tướng công lập con là Di Cao làm thế tử, cho thứ đệ là công tử Lạc sang làm quan ở nước Trần. Bấy giờ Triệu Thôi,
Loan Chi, Tiêu Thả Cư và Tư Thần đều dần dần chết cả. Năm sau Tấn Tướng công ra duyệt binh ở đất Di (đất nước Tấn), rồi muốn bổ dụng Si Cốc và
Lương Ích Nhĩ làm tướng ở đạo trung quân, Cơ Trịnh Phủ và Tiên Ðô (con
Tiên Chẩn) làm tướng ở đạo thuợng quân. Con Tiên Thả Cư là Tiên Khắc
nói với Tướng công rằng:
- Họ Hồ và họ Triệu có công to với nước Tấn, chúa công chớ nên
bỏ con cháu của hai họ ấy mà không dùng. Nay Sĩ Cốc và Lương Ích Nhĩ
đều chưa có chiến công, đã cho làm ngay đại tướng, sao cho người ta
phục?
Tướng công theo lời mới cho Hồ Xạ Cô làm trung quân nguyên
soái, mà lấy Triệu Thuẫn làm phó tướng, cho Cơ Trịnh Phủ làm thượng quân nguyên soái;mà lấy Tuân Lâm Phủ làm phó tướng, cho Tiên Miệt làm hạ
quân nguyên soái, mà lấy tiên đô làm phó tướng. Hồ Xạ Cô trèo lên tướng đài, tuyên bố hiệu lệnh cho các tướng sĩ, có ý kiêu ngạo, không coi ai
ra gì cả. Quan tư mã là Du Biền can rằng:
- Tôi nghe trong quân phải có nhân hoà, nay các tướng đều là
những bậc lão luyện thế thầ, nguyên soái chớ nên coi khinh. Ngày xưa
Thành Ðắc Thần chỉ vì kiêu ngạo mà phải thua nước Tấn, nguyên soái nên
lấy làm răn.
Hồ Xạ Cô nổi giận, quát to lên ràng:
- Nay ta đang tuyên bố hiệu lệnh cho các tướng sĩ, kẻ thất phu kia sao dám nói càn !
Nói xong, truyền nọc Du Biền đánh một trăm roi. Các tướng sĩ
trông thấy, đều có ý không phục. Sĩ Cốc và Lương Ích Nhĩ nghe nói Tiên Khắc nói với Tấn Tương công không nên dúng mình nên đem lòng oán giận. Tiên Ðô không đưọc giữ chức thượng quân nguyên soái, cũng có ý oán giận Tiên Khắc. Bấy giờ Dương Xử Phủ đang sang sứ nước Vệ, không dự biết
việc ấy, đến lúc về nước, nghe tin HỒ Xạ Cô được làm nguyên soái, liền
mật tâu với Tấn Tương crằng:
- Hồ Xạ Cô là người cương cường mà hiếu thắng, không được lòng
dân, không thể làm đại tướng, chỉ có con Triệu Thôi là Triệu Thuẫn, rất
có đức độ, mà lại có tài, chúa công muốn chọn nguyên soái thì nên dùng
Triệu Thuẫn.
Tấn Tướng công theo lời, liền ra duyệt binh ở đất Ðồng. Hồ Xạ Cô chưa biết ý Tấn Tướng công muốn dùng người khác, vẫn nghiễm nhiên tự nhận làm trung quân nguyên soái. Tấn Tướng công gọi Hồ Xạ Cô mà bảo
rằng:
- Ngày trước ta cho nhà ngươi làm nguyên soái, nay ta muốn để
cho Triệu Thuẫn chức ấy, mà cho nhà ngươi làm phó tướng giúp Triệu
Thuẫn.
Hồ Xạ Cô không dám nói gì, vâng dạ mà lui xuống. Tấn Tướng
công liền cho Triệu Thuẫn làm trung quân nguyên soái, mà lấy Hồ Xạ Cô
làm tướng, còn thượng quân và hạ quân vẫn dể yên như cũ?Triệu Thuẫn từ
khi cầm quyền chính trong nước, chỉnh đốn pháp lệnh, người trong nước ai cũng kính phục. Có người bảo Dương Xử Phủ rằng:
- Ngài dám nói thẳng mà không kiêng nể ai, thật là một lòng vì nước, nhưng ngài không sợ người ta thù oán hay sao?
Dương Xử Phủ nói:
- Nếu có lợi cho nước thì ta chẳng sợ gì thù oán !
Ngày hôm sau, Hồ Xạ Cô vào yết kiến Tấn Tướng công, nhân lúc vắng vẻ mới hỏi Tấn Tướng công rằng:
- Chúa công nghĩ dến công lao của tiên nhân tôi ngày xưa mà cho tôi làm nguyên soái, nay lại đổi cho ngưòi khác, chẳng hay tôi có tội
gì, xin chúa công chỉ bảo cho biết. Hay là vì cái công lao của tiên
nhân tôi là Hồ Yến không bằng cái công lao của Triệu Thôi chăng?
Tấn Tướng công nói:
- Không phải có gì khác đâu ! Chỉ vì Dương Xử Phủ nói với ta
rằng nhà ngươi không mấy người phục, khó làm được đại tướng , nên ta mới dùng người khác.
Hồ Xạ Cô nín lặng lui ra. Ðến tháng ba năm sau, Tấn Tướng
công ốm nạng, khi sắp chết, triệu quan thái phó là Dương Xử Phủvà quan
thượng khanh là Triệu Thuẫn với nhiều vị triều thần đến cạnh giường nằm
mà dặn rằng:
- Ta đây nối theo nghiệp cha, , đánh đông dẹp bắc, chưa hề
chịu kém ai, ngày nay chẳng may cùng với các người từ biệt, thế tử Di
Cao tuổi hãy còn nhỏ, các khanh nên hết lòng giúp thế tử mà giao hiếu
với các nước láng giềng, để giữ lấy sự nghiệp bá chủ.
Các quan đều sụp lạy xin vâng mệnh. Tấn Tướng công mất. Ngày hôm sau, triều thần định tôn thế tử Di Cao lên nối ngôi. Triệu Thuẫn
nói:
- Nước ta ngày nay gặp lúc lắm việc, phải đối địch với nước Tần và nước Ðịch, không nên lập vua nhỏ, nay có công tử Ung, hiện đang làm
quan ở nước Tần, ta nên đ&on về làm vua.
Các quan không ai dám nói gì. Hồ Xạ Cô nói:
- Chi bằng ta lập công tử Lạc ! Côn tử Lạc nay đang làm quan ở
nước Trần, mà nước Trần lại thân với nước ta, không như nước Tần là một
nước cừu địch, từ nước ta sang nước trần, chỉ sáng đi thì chiều đến nơi
mà thôi.
Triệu Thuẫn nói:
- Không được ! Trần là một nước nhỏ mà ở xa, Tần là nước lớn mà ở gần. Ta sang nước Trần đón vua, cũng khônh thêm được tình thân ái,
mà sang nước Tần đón vuathì lại bỏ được cái điều thù oán năm xưa và còn
thêm vây cánh cho ta nữa. Như thế thì tất phải đón công tử Ung mới
được!
Các quan đều nín lặng cả;Triệu Thuẫn liền sai Tiên Miệt làm
chánh sứ, Sĩ Hội làm phó sứ;sang nước Tần báo tang, và đón công tử Ung
về làm vua. Lúc Tiên Miệt sắp đi, Tuân Lâm Phủ ngăn lại mà bảo rằng:
- Phu nhân và thế tử đều ở đây cả, mà lại sang nước khác để đón vua, tôi e rằng nếu việc không thành thì tất có biến, sao nhà ngươi
không cáo ốm mà từ chối đi?
Tiên Miệt nói:
- Quyền chính ở tay Triệu Thuẫn, sao lại có biến được !
Tuân Lâm Phủ nói riêng với người khác rằng:
- Ta cùng với Tiên Miệt là bạn đồng liêu với nhau, nên ta mới
thực lòng mà bảo, nhưng hắn không nghe, ta e hắn khó lòng đã về được !
Hồ Xạ Cô thấy Triệu Thuẫn không theo ý mình, trong lòng tức giận mà nói rằng:
- Họ Hồ và họ Triệu, có kém gì nhau ! Ta quyết phen nầy có họ Triệu thì không họ Hồ!
Hồ Xạ Cô bèn mật người sang nước Tần đón công tử Lạc về, để
tranh lấy ngôi vua. Có người báo tin với Triệu Thuẫn. Triệu Thuẫn sai
công tôn Chử Cữu đem hơn một trăm người phục sẳn ở dọc đường, đón công
tử Lạc mà giết đi. Hồ Xạ Cô thấy thế càng tức giận mà nói rằng:
- Làm cho Triệu Thuẫn được cầm quyền chính là bởi Dương Xử Phủ, nay có các nước đến hộ tang, Dương Xử Phủ ra ngủ ở ngoài thành để tiếp
đón, nếu ta sai người ra đâm chết hắn thật dễ như chơi ! Và Triệu Thuẫn
đã giết chết công tử Lạc thì ta giết Dương Xử Phủ chứ sao !
Hồ Xạ Cô bèn bàn mưu với em ruột là HỒ Cúc Cư. Hồ Cúc Cư nói:
- Việc ấy tôi có thể làm được !
Hồ Cúc Cư liền cùng với người nhà giả hìng làm kẻ trộm, nửađêm trèo tường vào chỗ Dương Xử Phủ ở. Dương Xử Phủ đang ngồi xxem sách ở
bên cây nến, Hồ cúc Cư xông đến mà đánh, trúng vào vai Dương Xử Phủ.
Dương Xử Phủ giật mình bỏ chạy. Hồ Cúc Cư đuổi theo giết chết, rồi cắt
đầu đem về. Người nhà Dương Xử Phủ có kẻ nhận được mặt Hồ Cúc Cư, chạy
vào báo với Triệu Thuẫn. Triệu Thuẫngiả cách không tin mà mắng rằng:
- Dương thái phó bị kẻ trộm giết chết, sao nhà ngươi dám vu oan cho Hồ Cúc Cư?
Triệu Thuẫn bèn sai người khâm liệm cho Dương Xử Phủ. Ðến
tháng mười năm ấy, làm lễ an táng Tấn Tướng công ở đất Khúc Ốc. Tương
phu nhân là Mục Doanh và thế tử Di Cao cũng đi đưa đám. Mục Doanh bảo
Triệu Thuẫn rằng:
- Tiên quân có tội gì, thế tử có tội gì, mà ngài nỡ bỏ thế tử, để đi đón vua ở nước khác?
Triệu Thuẫn nói:
- Ðó là việc quan trọng của nước nhà, không phải ý riêng của một mình tôi !
Khi đã làm xong lễ an táng Tương công rồi, lúc rước thần chủ
vào nhà miếu, Triệu Thuẫn đứng ở trong miếu, bảo các quan đại phu rằng:
- Tiên quân ngày xưa, chỉ vì biết dùng pháp luật mà làm bá chủ
được chư hầu, nay linh cữu hãy còn để đấy, mà Hồ Cúc Cư dám tự tiện giết chết quan thái phó;khiến cho triều thần ai cũng lo sợ, tội ấy không thể tha được !
Triệu Thuẫn bèn cho bắt Hồ Cúc Cư giao cho quan tư khấu kết án mà chém đi. Triệu Thuẫn lại sai người đến khám nhà Hồ Cúc Cư, tìm thấy đầu Dương Xử Phủ, rồi đem chấp vào thi thể Dương Xử Phủ để an táng. HỒ Xạ Cô sợ Triệu Thuẫn biết cái mưu ấy tự mình bày ra, nhân lúc đêm hôm
trốn sang nước Ðịch, vào đầu với vua nước Ðịch là Bạch Ðôn. Bấy giờ
nước Ðịch có người tên gọi Kiều Như, mình dài một trượng năm thước, bởi
vậy mới gọi là Trường Ðịch. Trường Ðịch có sức khỏe, mang nổi nghìn
cân, đầu rắn như đồng trán cứng như sắt, cầm gạch ngói mà đập vào, cũng không thể xây xát được. Bạch Ðôn dùng làm tướng, sai đi đánh nước
Lỗ?Lỗ Văn công sai Thúc Tôn Ðắc Thần đem quân ra đối địch. Bấy giờ
đang tiết mùa đông, sương mù nhiều lắm, quan đại phu là Phú Phủ Chung
Sanh biết rằng trời sắp mưa tuyết, mới bảo Thúc Tôn Ðắc Thần rằng:
- Kiều Như là người vũ dũng lạ thường, không lấy sức khỏe mà địch nổi, phải dùng mưu kế mới đánh được.
Nói xong, liền sai người đào hố ở các nơi hiểm yếu, rồi đem
đất và cỏ phủ kín trên mặt. Ðêm hôm ấy quả nhiên trời mưa tuyết to
lắm, mặt đất phủ đầy những tuyết, không biết chỗ nhận là hầm hố cả. Phú Phủ Chung Sanh đem một toán quân đến cướp phá đồn trại của Kiều Như.
Kiều Như đem quân ra đánh. Phú Phủ Chung Sanh giả cách thua chạy. Kiều Như vội vàng đuổi theo. Phú Phủ Chung Sanhdã có ý đi tránh những nơi
có đào hầm có hố còn Kiều Như vô tình ngã lăn xuống hố. Thúc Tôn Ðắc
Thần đem quân ra đuổi đánh;Phú Phủ Chung Sanh cầm giáo đâm suốt qua cổ
họng Kiều Như, Kiều Như chết, Phú Phủ Chung Sanh đem xác để lên một cái
xe lớn rồi kéo đi, ai trông thấy cũng phải kinh sợ. Năm ấy Thúc Tôn Ðắc Thần nhân sinh được đứa con trai trưởng, mới đặt tên là Thúc Tôn Kiều
Như, để kỷ niệm trận tháng ấy. Từ bấy giờ nước Lỗ, nước Tề và nước Vệ
cùng hợp nhau dể đánh nước Ðịch. Hồ Xạ Cô lại chạy sang Xích Ðịch nương tựa vào quan đại phu nước Xích Ðịch là Phong Thư.
Triệu Thuẫn nói:
- Hồ Xạ Cô có công với tiên quân ta nhiều lắm, ta giết Hồ Cúc
Cư là muốn cho Hồ Xạ Cô yên lòng, ai ngờ hắn lại sợ tội bỏ trốn, nay ta
nỡ lòng nào mà khiến cho hắn phải bơ vơ một mình ở nơi đất khách !
Nói xong, liền sai Du Biền đưa vợ con Hồ Xạ Cô sang nước Xích
Ðịch giao trả cho Hồ Xạ Cô. Khi Du Biền vừa sắp sửa khởi hành, thì
người nhà Du Biền nói vói Du Biền rằng:
- Ngày trước ngài đã bị Hồ Xạ Cô làm sĩ nhục một lần, cái thù
ấy cũng nên báo lại, nay quan nguyên soái sai người đưa vợ con Hồ Xạ Cô
sang nước Xích Ðịch, đó là trời cho ta cái dịp để báo thù ! Ta nên giết cả đi.
Du Biền gạt đi mà bảo rằng:
- Không nên ! Không nên ! Nguyên soái đem việc ấy giao cho ta
là có lòng tin cậy ta. Nguyên soái muốn giao trả người ta, mà ta lại
giết đi thì tất nguyên soái giận ta lắm. Nếu ta nhân lúc người ta nguy
cấp mà làm hại thì không phải là nhân, làm một việc mà để cho người ta
giận thì không phải là trí.
Du Biền liền mời vợ con HỒ Xạ Cô lên xe đưa đi, còn bao nhiêu
gia tài của Hồ Xạ Cô, đều biên vào trong một quyển sổ, mà đem sang trả
tận nơi, không để mất tí gì cả. HỒ Xạ Cô thấy vậy, thở dài mà than
rằng:
- Du Biền là người có hiền đức mà ta không biết ! nay ta phải chạy trốn thế nầy, cũng là đáng lắm !
Triệu Thuẫn từ bấy giờ kính trọng Du Biền, có ý muốn trọng
dụng. Tiên Miệt và Sĩ Hội sang đến nước Tần, xin đón côngtử Ung về làm
vua. Tần Khang công mừng mà nói rằng:
- Tiên quân ta ngày xưa hai lần lập vua cho nước Tấn nay ta
lại lập côn gtử Ung, như vậy thì các vua nước Tấn đều tự tay nước Tần ta lập cả.
Tần Khang công sai Kiển Bính đem quân đưa công tử Ung về nước
Tấn. Phu nhân Mục Doanh từ khi đưa đám Tấn Tướng công xong rồi, ngày
nào cũng cứ mờ mờ sáng đã ẵm thế tử Di Cao vào chốn triều đường ngồi
khóc và bảo các quan đại phu rằng:
- Con trưởng của tiên quân đây, sao các ngài lại bỏ đi?
Lúc đã tan buổi triều, lại đi xe đến nhà Triệu Thuẫn, nói với Triệu Thuẫn rằng:
- Khi quân sắp mất, có đem đứa bé này ủy thác cho ngài, nay
tiên quân dẫu khuất mặt đi rồi, nhưng lời nói ấy bên tai ta hãy còn văng vẳng, nếu ngài lập ngưòi khác thì định để đứa bé này vào chỗ nào? Thôi
thì mẹ con tôi cũng liều một thác cho rồi !
Nói xong, lại vật mình lăn khóc. Người trong nước nghe nói,
ai cũng có lòng thương xót mà đổ lỗi cho Triệu Thuẫn. Các quan đại phu
cũng lấy việc đi đón công tử Ung làm thất sách. Triệu Thuẫn lo lắm, bàn mưu với Khước Khuyết rằng:
- Tiên Miệt đã sang nước Tần đón công tử Ung rồi, có lẽ nàota lại lập thế tử Di Cao được.
Khước Khuyết nói:
- Ngày nay bỏ thế tử Di Cao mà lập công tử Ung, ngày khắc thế
tử Di Cao lớn lên, tất lại sinh biến, chi bằng ta kiếp sai người sang
nước Tấn để gọi Tiên Miệt về.
Triệu Thuẫn nói:
- Ta lập vua đã rồi sẽ sai sứ đi !
Triệu Thuẫn bèn hợp các quan triều thần, lập thế tử Di Cao lên nối ngôi, tức là Tấn Linh công. Bấy giờ Tấn Linh công còn bé, mới lên
bảy tuổi. Các quan triều thần vừa lạy mừng xong thì bỗng nghe có báo
đại binh nước Tần hiện đã đưa công tử Ung về đến sôngHoàng Hà rồi. Các
quan đại phu nói:
- Nay ta thất tính với nước Tần, biết nói lại làm sao cho được !
Triệu Thuẫn nói :
- Nếu ta lập công tử Ung thì Tần là nước thân tình với ta, nay
ta không chịu lập thì Tần lại thành ra một nước cừu địch, chi bằng ta cứ đem quân ra đánh.
Triệu Thuẫn sai quan thượng quân nguyên soái là Cơ Trịnh Phủ ở nhà để phù tá Tấn Linh công, còn mình thì đem quân đi đối địch với quân Tần. Quân Tần đến đất Linh Hồi, nghe báo phía trước có quân Tấn, vẫn
tưởng là đến đón công tử Ung, vậy nên không phòng bị gì cả. Tiên Miệt
đi trước đến chỗ quân Tấn đóng, vào yết kiến Triệu Thuẫn. Triệu Thuẫn
nói cho biết là đã lập thế tử Di Cao rồi. Tiên Miệt trừng mắt lên mà
bảo rằng:
- Tự ai bàn mưu đi đón công tử Ung, mà nay lại lập thế tử Di Cao?
Nói xong, liền đứn ngay dậy, quay mình đi ra, lại gặp Tuân Lâm Phủ, Tiên Miệt bảo Tuân Lâm Phủ rằng :
- Tiếc thay, ta hkông nghe lời nhà ngươi trước, để đến nỗi thế này !
Tuân Lâm Phủ can rằng:
- Ngài là bề tôi nước Tấn, bỏ nước Tấn sao được !
Tiên Miệt nói:
- Ta đã phụng mệnh sang nước Tần để đón công tử Ung thì công tử Ung tức là vua ta, mà nước Tần tức là một nước phù tá cho vua ta, nay
ta chịu trái lời nói trước mà cu lấy sự phú quý ở chốn cố hương hay sao !
Tiên Miệt nói xong, đi thẳng sang trại quân Tần?Triệu Thuẫn nói:
- Tiên Miệt đã không chịu theo Tấn thì ngày mai quân Tấn tất
tiến sang đánh ta, chi bằng đêm hôm nay nhân lúc quân Tần bất ngờ, ta
sang đánh ngay thì có thể thang được.
Nói xong, truyền cho quân sĩ sữa soạn binh mã để đêm hôm ấy
sang đánh quân Tần, thì vừa canh ba, quân Tần đang ngủ, hoảng hốt vùng
dậy, bỏ chạy tán loạn cả. Quân Tấn đuổi mãi tận đất Hoa Thủ (giáp giới
Tấn và Tần ), Kiển Bính liều chết mới chạy thoát được, còn công tử Ung
thì chết ở trong đám loạn quân, Tiên Miệt than rằng :
- Triệu Thuẫn bội ước với ta, nhưng ta không nên bội ước với Tần !
Nói xong, liền chạy sang nước Tần. Sĩ Hội cũng than rằng:
- Ta cùng với Tiên Miệt cùng đi sứ, nay Tiên Miệt đã trốn sang nước Tần, ta cũng không nên trở về nước Tấn một mình nữa !
Nói xong, cũng theo Tiên Miệt trốn sang nước Tần, Tần Khang
công đều cho làm quan đại phu. Tuân Lâm Phủ nói với Triệu Thuẫn rằng:
- Ngày xưa Hồ Xạ Cô chạy sang nước Ðịch, ngài nghĩ tình đồng
liêu, sai người đưa vợ con đi theo, nay Tiên Miệt và Sĩ Hội cùng tôi,
cũng là đồng liêu với nhau, tôi xin bắt chước lối cũ.
Triệu Thuẫn nói:
- Nhà ngươi trọng nghĩa như vậy, chính hợp với ta.
Triệu Thuẫn bèn sai người gia quyến và tài sản của Tiên Miệt cùng Sĩ Hội đưa sang nước Tần.
Việc đánh nhau mới rồi, các tướng nước Tần đều có công thắng
trận cả;chỉ có Khoái Ðắc, bộ tướng của Tiên khắc (trung quân phó nguyên
soái )cứ thẳng đường đuổi theo mãi, bị quân Tần đánh thua . Tiên Khắc
đã toan theo quân luật đem Khoái Khắc ra chém. Các tướng đều xin hộ
Khoái Khắc. Tiên Khắc nói với Triệu Thuẫn, rồi truất bỏ lộc điền của
Khoái Khắc. Khoái Khắc đem lòng căm tức.
Cơ Trịnh Phủ, Sĩ Cốc và Lương Ích Nhĩ vốn chơi thân với nhau,
từ khi Triệu Thuẫn lên làm trung quân nguyên soái, Sĩ Cốc và Lương Ích
Nhĩ đều mất hết quyền thế, mới cùng với Cơ Trịnh Phủ cùng oán giận Triệu Thuẫn. Bấy giờ Triệu Thuẫn đem quân đi đánh quân Tần, Cơ Trịnh Phủ
cùng Sĩ Cốc và Lương Ích Nhĩ hợp nhau mà thương nghị rằng:
- Triệu Thuẫn chuyên quyền, tự ý bỏ người nọ lập người kia, nay đại binh nước Tần đưa công tử Ung về, Triệu Thuẫn đang đem quân ra
đánh, chi bằng nhằm lúc hai bên còn giữ nhau, chúng ta nổi dậy đánh
Triệu Thuẫn, bỏ Di Cao đi mà đón công tử Ung về, như vậy thì quyền chính nước Tấn sẽ ở trong tay chúng ta cả.