Cơ Trịnh Phủ cùng với Sĩ Cốc và Lôi Ích Nhĩ, ba người bàn nhau, chỉ đợi quân Tần thắng trận thì thừa cơ nổi loạn, mà tranh
lấy quyền chính của Triệu Thuẫn, chẳng ngờ Triệu Thuẫn phá tan được quân Tần, thì ba người lại càng căm tức.Bấy giờ Tiên Đô làm tướng ở đạo hạ
quân, thấy chủ tướng mình là Tiên Miệt bị Triệu Thuẫn đánh lừa mà phải
trốn sang nước Tấn, cũng có ý căm tức Triệu Thuẫn.Khoái Đắc bị Tiên Khắc truất mất lộc điền, đem lòng oán giận, mới bàn mưu với Sĩ Cốc, Sĩ Cốc:
- Tiên Khắc cậy thế Triệu Thuẫn, làm nhiều điều ngang ngược,
nếu được một người can đảm, giết chết Tiên Khắc đi thì Triệu Thuẫn thế
cô không làm gì được nữa, nhưng việc này trừ phi Tiên Đô ra thì không ai dám làm nổi.
Khoái Đắc nói với Sĩ Cố rằng:
- Tiên Đô thấy chủ tướng là Tiên Miệt bị Triệu Thuẫn đánh lừa, phải trốn qua Tần, cũng có ý căm tức Triệu Thuẫn đấy.
Sĩ Cốc nói:
- Nếu vậy thì khó gì mà không giết được Tiên Khắc.
Nói xong, liền ghé vào tai Khoái Đắc mà bảo thầm mưu kế giết Tiên Khắc.Khoái Đắc mừng lắm, nói:
- Để ta sẽ nói với Tiên Đô!
Nói xong, tức khắc đến yết kiến Tiên ĐộTiên Đô nói với Khoái Khắc rằng:
- Triệu Thuẫn bội ước với Tiên Miệt, lại lén đánh quân Tần,
chẳng có tín nghĩa chút nào cả, ta cũng khó lòng mà ở với hắn được !
Khoái đắc đem lời Sĩ Cốc nói với Tiên ĐộTiên Đô nói :
- Nếu vậy thì là phúc cho nước Tần lắm !
Bấy giờ hết mùa đông, sang mùa xuân, Tiên Khắc đi ra Cơ Thành
để bái yết miếu tổ là Tiên Chẩn.Tiên Đô sai người phục ở ngoài Cơ Thành, khi Tiên Khắc đi đến nơi thì đổ ra giết chết.Những người theo hầu Tiên
Khắc thấy vậy, đều bỏ chạy tán loạn cả.Triệu Thuẫn nghe tin Tiên Khắc
bị giết, tức thì nổi giận, truyền cho quân tư khấu phải lùng để bắt quân gian, hạn trong nam ngày phải bắt cho bằng được.Bọn Tiên Đô luống
cuống, cùng với Khoái Đắc bàn mưu với nhau, rồi xui giục Sĩ Cốc và Lương Ích Nhĩ khởi sự gấp.Lương Ích Nhĩ lúc rượu say, nói lộ chuyện cho Lương Hoàng biết.Lương Hoàng kinh sợ mà nói rằng:
- Nếu vậy thì chết cả họ, chứ chẳng chơi đâu !
Lương Hoàng tức thì mật báo cho Du Biền.Du Biền bèn vào
n&oi với Triệu Thuẫn.Triệu Thuẫn tức khắc truyền cho quân sĩ phải
sẳn sàng đợi lệnh.
Tiên Đô thấy vậy, vội vàng sang nhà Sĩ Cốc, giục kíp khởi sự.Cơ Trịnh Phủ muốn đợi đến ngày thượng nguyên, nhân khi Tấn Linh công mở
tiệc tứ bố thì thừa cơ nổi loạn, bởi vậy cứ phân vân, chưa quyết
định.Triệu Thuẫn sai Du Biền đến vây nhà Tiên Đô, bắt Tiên Đô đem bỏ
ngục.Lương Ích Nhĩ và Khoái Đắc trong khi bối rối, toan cùng Cơ Trịnh
Phủ nổi loạn.Triệu Phuẫn bèn sai đem việc Tiên Đô muốn nổi loạn đến báo
với Cơ Trịnh Phủ và mời Cơ Trịnh Phủ vào Triều để bàn việc.Cơ Trịnh Phủ
nói:
- Triệu Thuẫn sai người mời ta đến bàn việc, thế là vẫn không có ý nghi ta !
Cơ Trịnh Phủ thản nhiên đến ngaỵNguyên Triệu Thuẫn thấy Cơ
Trịnh Phủ đang làm thượng quân nguyên soái, sợ hắn hợp quân nổi loạn,
nên mới giả cách đem người đến triệu.Cơ Trịnh Phủ không biết kế, vội
vàng đi thẳng vào triều.Triệu Thuẫn giữ ở trong triều để bàn việc Tiên
Đô, rồi mật sai Tuân Lâm Phủ, Khước Khuyết và Long Thuẫn đem quân bắt Sĩ Cốc, Lương Ích Nhĩ và Khoái Đắc cùng bỏ ngục cả.Bọn Tuân Lâm Phủ về đến trong triều, trông thấy Cơ Trịnh Phủ liền quát to lên rằng:
- Cơ Trịnh Phủ cùng là một người trong đám khởi loạn, mà làm sao không bắt bỏ ngục,
Cơ Trịnh Phủ nói:
- Lúc trước các ông đem quân đi vắng cả, tôi còn không noẩi
loạn, huống cho ngày nay các ngài đã thắng quân Tần rồi, tôi lại sinh sự để muốn cầu lấy cái chết hay sao!
Triệu Thuẫn nói:
- Nhà ngươi còn dùng dằng mà chưa nổi loạn, là có ý đợi Tiên Đô và Khoái Khắc đó thôi.Ta đã dò biết hết sự tình, còn cãi gì được nữa !
Cơ Trịnh Phủ cúi đầu chịu vào ngục.triệu Thuẫn tâu với Tấn Linh công, xin đem bọn Cơ Trịnh Phủ ra chém, cả thảy năm người (Cơ Trịnh
Phủ, Sĩ Cốc, Lương Ích Nhĩ, Khoái Đắc và Tiên Đô ).Linh công hãy còn ít
tuổi, chỉ vâng dạ mà thôi.Khi Linh công đã vào cung, Tương phu nhân nghe tin bọn Cơ Trịnh Phủ bị bắt, mới hỏi Linh công rằng:
- Tướng xử trí việc ấy thế nào ?
Linh công nói:
- Tưog quốc xin trị tội mà đem chém tất cả.
Phu nhân nói:
- Bọn Cơ Trịnh Phủ nổi loạn, là vì tranh quyền lẫn nhau, chứ
không can dự gì đến thoán nghịch.Và việc mưu giết Tiên Khắc, chẳng qua
chỉ một vài người chủ mưu mà thôi, xử tội phải có thủ phạm tùng phạm, lẽ nào lại tru lục như nhau.Gần đây các bậc lão thành kế tiếp mà chết,
thành ra nhân tài rất hiếm.Nay một lúc giết năm đại thần thì triều đình
trống trải, không đáng lo lắm sao?
Ngày hôm sau, Linh công đem lời nói của Tương phu nhân, , thuật lại cho Triệu Thuẫn nghẹTriệu Thuẫn nói:
- Bọn hắn nổi loạn, nếu không giết đi thì lấy gì làm gương cho kẻ khác !
Nói xong, truyền đem bọn Cơ Trịnh Phủ ra chém, lại cho con Tiên Khắc là Tiên Cốc làm quan đại phụNgười nước Tấn thấy Triệu Thuẫn nghiêm khắc như vậy ai cũng sợ hãi, Hồ Xạ Cô ở nước Xích Địch nghe thấy việc
ấy, cũng giật mình mà nói rằng:
- May thay cho ta được khỏi chết !
Một hôm quan đại phu Xích Địch là Phong Thư hỏi Hồ Xạ Cô rằng:
- Triệu Thuẫn với Triệu Thôi, hai người ấy ai hơn?
Hồ Xạ Cô nói:
- Triệu Thôi khác nào như mặt trời mùa đônh, Triệu Thuẫn khác
nào như mặt trời mùa hạ.Mặt trời mùa đông ấm áp thì ai cũng yêu, mặt
trời mùa hạ nóng dữ thi ai cũng sợ !
Phong Thư cười mà bảo rằng:
- Nhà ngươi làm tướng đã lâu năm, có nhiều công trạng mà cũng sợ Triệu Thuẫn à !
Lại nói chuyện Sở Mục vương từ khi cướp ngôi lên làm vua, cũng
có chí lớn muốn làm bá chủ trung nguyên, nghe Tấn Linh công mới lập,
Triệu Thuẫn chuyên quyền, các quan đại phu giết lẫn nhau, thì muốn đem
quân sang đánh Trịnh, liền hơp( triều thần lại để thương nghị.Quan đại
phu là Phan Sơn nói:
- Vua Tấn tuổi hãy còn nhỏ, các bề tôi chỉ tranh quyền lẫn
nhau, còn nghĩ gì đến chư hầu, nay ta thừa cơ đem quân sang đánh lấy các nước ở phía bắc thì còn ai đương nổi !
Sở Mục công bằng lòng, liền sai Đấu Việt Tiêu làm chánh tướng,
Vĩ Giả làm phó tướng, đem quân đi đánh Trịnh, còn mình thì đóng đại
binh ở đất Lang Uyên để tiếp ứng, lại sai công tử Tiên làm chánh tướng,
công tử Phiệt làm phó tướng, đem quân đi đánh Trần.Trịnh Mục công nghe
tin quân Sở đến đánh, vội vàng sai công tử Kiên, công tử Mang và Lạc
Nhĩ, ba người đem quân ra ngoài cõi để chống cự với quân Sở, lại dặn
phải giữ thế thủ, chớ nên giao chiến, rồi cho người sang cáo cấp với
nước Tấn. Đấu Việt Tiêu ngày nào cũng đem quân đến khiêu chiến.Quân
Trịnh nhất định không rạVĩ Giả mật nói với Đấu Việt Tiêu rằng:
- Từ trận Thành Bộc đến giờ, quân Sở ta đã lâu không kéo sang
nước Trịnh, người nước Trịnh chắc đợi có quân nước Tấn đến cứu, vậy mới
cố giữ thế thủ mà không giao chiến với tạNay ta nên nhân lúc quân Tấn
chưa đến, dụ ra mà đánh thì có thể báo được cái thù năm xưa, nếu để lâu
ngày, các nước đem quân đến cứu thì e rằng lại giống như việc Thành Đắc
Thần ngày trước, biết làm thế nào !
Đấu Việt Tiêu nói:
- Nay muốn dụ quân Trịnh ra thì làm thế nào?
Vĩ Giả ghé tai mà bảo mưu kế. Đấu Vuệt Tiêu nghe lời, liền giả
cách nói lương thực sắp hết, truyền cho các quân sĩ đi ăn cướp ở các
thôn xóm, còn mình thì ngày nào cũng ngồi ở trong màn uống rượu nghe hát đến nữa đêm mới thôi.Có người đến đất Lang Uyên báo tin cho Sở Mục
vương biết.Sở Mục vương nghi lé Đấu Việt Tiêu có lòng khinh giặc, đã
toan đem quân đến đễ đốc chiến.Phạm Sơn nói với Sở Mục vương rằng:
- Vĩ Giả là người có trí, tất là mưu kế chi đây.Tôi chắc chỉ trong mấy ngày nữa, phải có tin thắng trận đưa về.
Bọn công tử Kiên(tướng nước Trịnh )thấy quân Sở không đến khiêu chiến nữa, trong lòng nghi hoặc, mới sai người đi dọ thám xem tình hình quân Sở ra sao.Quân thám tử về báo rằng:
- Quân Sở ngày nào cũng kéo nhau đi cướp phá các thôn xóm, còn
Đấu Việt thì chỉ suốt ngày nghe hát và uống rượu, khi rượu say, lại xỉ
mắng người nước Trịnh ta là hèn mạt không làm gì được!
Công tử Kiên mừng mà nói rằng:
- Quân Sở đi cướp phà thôn xóm thì trong đồn trại tất bỏ không, mà nguyên soái nước Sở ngày nào cũng nghe hát uống rượu thì trông gì
đến việc quan nữa ! Đêm hôm nay ta đem quân sang cướp phá đồn trại quân
Sở, có thể toàn thắng được.
Công tử Mang và Lạc Nhĩ đều lấy làm phải. Đêm hôm ấy, ba người
cùng đem quân lẻn đến dinh quân Sở, đứng xa trông thấy đèn đuốc sáng
rực, lại nghe có tiếng hát véo von.Công tử Kiên nói:
- Đấu Việt Tiêu sắp đến ngày tận số !
Rồi tức thì vẫy quân xông vào.Quân Sở không chống cự gì cả.Công tử Kiên tiến vào tận trong trại, mấy người nhạc công bỏ chạy tán loạn,
chỉ có Đấu Việt Tiêu vẫn thấy ngồi trơ, không động đậy chút nào.Công tử
Kiên đến gần nhìn kỹ xem sao thì hóa ra một người bằng cỏ kết lại, chứ
không phải Đấu Việt Tiêu thật, bấy giờ mới biết là trúng kế, giật mình
kinh sợ, toan quay trở rạBỗng thấy ở phía sau trại pháo vang rầm, một
viên đại tướng kéo quân ra đuồi đánh, quát to:
- Ta là Đấu Việt Tiêu đây !
Công tử Kiên vội vàng cùng với công tử Mang và Lạc Nhĩ tìm
đường trốn chạy.Chạy chưa được một dặm, lại nghe có tiếng súng nổ.Vĩ Giả đem một toán quân chấn ngang giữa đường .Phía trước có Vĩ Giả, phía sau có Đấu Việt Tiêu, hai phía cùng đánh ập lại.Quân Trịnh thua tọCông tử
Mang và Lạc Nhĩ bắt.Công tử Kiên chạy lại để cứu, cũng bị quân Sở bắt
nốt.Trịnh Mục công kinh sợ, báo các bề tôi rằng:
- Ba tướng nước ta đều bị bắt cả, mà vẫn chưa thấy quân Tấn đến cứu, biết làm thế nào?
Các quan triều thần nói:
- Thế quân Sở mạnh lắm ! nếu ta không xin hàng thì chẳng bao
lâu quân ta sẽ bị quân Sở phá vỡ, dẫu nước Tấn cũng không thể phá nổi.
Trịnh Mục công liền sai công tử Phong (con Trịnh Mục công ) đem các đồ lễ vật đến dinh quân Sở để xin giảng hòa. Đấu Việt Tiêu sai
người tâu với Sở Mục vương.Sở Mục vương thuận cho, truyền tha công tử
Kiên, công tử Mang và Lạc Nhĩ, rồi lại thu quân trở về nước Sở.Bấy giờ
công tử Tiên (tướng nước Sở ) đem quân đi đánh Trần bị thua, quan phó
tướng là công tử Phiệt bị quân nước Trần bắt.Côn tử Tiên mới đón đường
tâu với Sở Mục công xxin thêm quân để đi đánh báo thù.Sở Mục công giận
lắm, toan kéo quân sang nước Trần.Bỗng thấy nước Trần sai sứ đem công tử Phiệt sang xin giảng hoà.Sở Mục vương mở thư ra xem, đại lược nói
rằng:
- Nước tôi nhỏ mọn, chưa từng được giao tiếp với thượng quốc,
nay thượng quốc hành quân sang nước tôi, bọn ở biên giới không biết gì,
có thất lễ với công tử Phiệt, tôi lấy làm lo sợ lắm, vậy phải sai sứ đem ngựa sang tạ tội.Từ nay trở đi, nước tôi một lòng thần phục, vậy xin
thượng quốc dung thứ cho.
Mục vương cười rằng:
- Nước Trần sợ ta hỏi tội mà xin qui phục, cũng là kiến cơ đó !
Nói xong, thuận cho nước Trần được giảng hoà.Mục vương lại
truyền hịch cho vua Trịnh, vua Trần, và vua Sái hẹn đến tháng mười năm
ấy thì hội nhau ở đất Quyết Lạc (đất nước Tống ).
Lại nói chuyện Triệu Thuẫn nước Tấn thấy người nước Trịnh đến
cáo cấp liền hợp quân bốn nước, Tống , lỗ, Vệ và Hứa để cùng sang cứu
nước Trịnh.Chưa sang đến nơi, đã nghe tin nước Trần cũng theo Sở.Quan
đại phu nước Tống là Hoa Ngẫu cùng quan đại phu nước Lỗ là công tử Toại
đến nói với Triệu Thuẫn xin đem quân sang đánh Trần và Trịnh.Triệu Thuẫn nói:
- Chỉ vì ta không đến cứu nhanh, để đến nổi hai nước phải theo Sở, chớ hai nước ấy có tội lỗi gì ! Chi bằng ta rút quân về mà sửa sang chính sự trong nước còn hơn !
Nói xong liền rút quân về.Cuối mùa thu năm ấy, vua Trần (Sóc )
và vua Trịnh ( Lan) đều đến cả ở Tức Địa để đón Sở Mục vương.Mục vương
hỏi:
- Khi trước tôi có hẹn đến hội ở Quyết Lạc, sao hai vua lại còn ở đây?
Vua Trần và vua Trịnh đồng thanh đáp:
- Chúng tôi sợ đến chậm thì có lỗi, vậy phải hợp ở đây để đón đại vương, rồi cùng đi một thể.
Sở Mục vương bằng lòng.Bỗng nghe báo vua Sái (Giáp Ngọ) đã đến ở đất Quyết Lạc rồi.Sở Mục vương liền cùng với vua Trần và vua Trịnh đi
gấp đến đất Quyết Lạc.Khi Sở Mục vương đến, vua Sái ra đón, dùng lễ thần hạ, sụp lạy hai lạy.Vua Trần và vua Trịnh giật mình, nói riêng với nhau rằng:
- Vua Sái chịu nhún mình quá như vậy, thì vua Sở tất cho chúng ta là quá vô lễ !
Vua Trần và vua Trịnh mới cùng nhau nói với Sở Mục vương rằng:
- Đại vương thân hành đến đây mà vua Tống không đến nghênh tiếp, xin đại vương cho đem quân đi đánh.
Mục vương cười mà rằng:
- Tôi đem quân tới đây, chính là muốn đánh nước Tống đó.Bấy gìờ Tống thành công đã mất rồi, con là Chủ Cữu (tức là Tống Chiêu Công )lên nối ngôi mới được ba năm, hay tin dùng bọn tiểu nhân, mà ruồng bỏ người trông công tộc, bởi vậy người trong công tộc nổi loạn, giết quan tư mã
là công tử Ngang.Quan tư thành là Đãng Y Chư bỏ chạy sang nước Lỗ, nhờ
có quan tư khấu là Hoa Ngự Sự hết sức điều đình để triệu Đãng Y Chư về,
nước Tống mới được yên ổn.Hoa Ngự Sự nghe tin Sở Mục công hội chư hầu ở
đất Quyết Lạc có ý muốn dòm ngó nước Tống, mới nói với Tống Chiêu công
ràng:
- Nước nhỏ mà không chịu thần phục nước lớn thì sao giữ được,
nay nước Trần và nước Trịnh đều theo Sở cả, chúa công cũng nên thân hành đến mà nghênh tiếp vua Sở, nếu chờ khi vua Sở đem quân đến đánh, rồi
mới xin giảng hoà thì sao cho kịp !
Tống Chiêu công lấy làm phải, mới thân hành đến đất Quyết Lạc
để nghenh tiếp Sở Mục vương, và mời Sở Mục vương đi sắn bắn ở rừng Mạnh
ChựSở Mục vương bằng lòng.Tống Chiêu công cùng với các chư hầu theo Sở
Mục vương đi săn.Sở Mục vương truyền lệnh cho các chư hầu đi săn, trong
xe đều phải đem theo một cái mồi lửa, phòng khi lấy lửa. Đến lúc đi săn, Sở Mục vương ngảnh lại hỏi Tống Chiêu công lấy cái mồi lửa toan hun đốt đàn cáo.Tống Chiêu công không đem mồi lửa đi theo.Quan tư mã nước Sở là Thân Vô Úy nói với Sở Mục vương rằng:
- Vua Tống trái lệnh như vậy, nếu đại vương không trị tội thì cũng nên đánh người theo hầu vua Tống để giữ phép.
Nói xong, liền thét nọc người dong xe của Tống Chiêu công đánh
ba trăm roi, dể làm gương cho chư hầu.Tống Chiêu công hổ thẹn khôn
xiết.Bấy giờ nước Sở cường thịnh, sai Đấu Việt Tiêu sang sứ nước Tề và
nước Lỗ, nghiễm nhiên tự coi là bá chủ Trung nguyên.Nước Tấn biết vậy mà cũng không kiềm chế nổi.
Năm thứ tư đời Chu Khoảnh vương, Tần Khang công hợp các quan triều thần lại thương nghị rằng:
- Ta nghĩ đến việc Linh Hồ mà căm tức nước Tấn, đến nay đã năm năm trời, bây giờ Triệu Thuẫn nước Tấn chuyên quyền, giết hại các quan
đại thần, không biết sửa sang chánh sự.Trần, Sái, Trịnh, Tống đều bỏ
Tống theo Sở cả, mà Tấn cũng không làm gì nổi, xem thế đủ biết Tấn đã
suy nhược lắm rồi, nay ta không đánh Tấn , còn đọi đến bao giờ !
Các quan đại phu đều nói:
- Chúa công muốn đánh Tấn, chúng tôi xin hết sức.
Tần Khang công liền giao quốc chính cho Mạnh Minh, rồi sai Tây
Khất Thuật làm chánh tướng, Kiển Binh làm phó tướng, Sĩ Hội làm tham
mưu, đem quân sang nước Tấn đánh lấy đất Cơ Mã.Triệu Thuẫn nghe báo,
tức khắc muốn đem quân ra đối địch.Bấy giờ Triệu Thuẫn làm trung quân
nguyên soái, cho Tuân Lâm Phủ làm trung quân phó nguyên soái, thay chân
Tiên Khắc, dùng Đế Di Minh làm chức xa hữu, lại cho Khước Khuyết làm
thượng quân nguyên soái, thay chân Cơ Trịnh Phủ.Triệu Thuẫn có người em
họ têngọi Triệu Xuyên, là con rễ Tấn Tướng công, xin làm thượng quân phó nguyên soái, Triệu Thuẫn bảo Triệu Xuyên rằng:
- Nhà ngươi tuổi trẻ, chưa có lịch duyệt, không nên làm vội.
Nói xong liền cho Du Biền làm thượng quân phó nguyên soái, lại
dùng Loan Thuẫn làm hạ quân phó nguyên soái, thay chân Tiên miệt, dùng
con Tư Thân là Tư Giáp làm hạ quân phó nguyên soái, thay chân Tiên
ĐộTriệu Xuyên lại xin đem thân thuộc của mình phụ theo với đạo thương
quân để lập công trạng.Triệu Thuẫn thuận chọCon Hàn Tử Dư tên gọi Hàn
Quyết, có hiến đức mà lại có tài năng, từ lúc bé vẫn ở nhà Triệu
Thuẫn.Bấy giờ khuyết chức tư mã, Triệu Thuẫn liền tiến cử lên Tấn Linh
công, mà dùng tư mã. Đại binh từ Giáng Đô kéo ra, rất là chỉnh tề, uy
nghiêm ! Đi chưa được mười dặm, bỗng thấy có một người rẽ hàng quân mà
quay xe trở lại.Quan tư mã là Hàn Quyết hỏi.Người dong xe ấy nói:
- Triệu Tướng quốc bỏ quên các đồ uống rượu, vậy có sai tôi trở lại lấy.
Hàn Quyết nổi giận nói :
- Đại binh đang đi ma sao nhà ngươi dám rẽ hàng quân trở lại, tất phải đem chém mới được !
Người dong xe ấy khóc mà kêu rằng:
- Việc này là do lệnh quan Tướng quốc.
Hàn Quyết nói:
- Ta làm chức tư mã, chỉ biết quân pháp, chứ không biết quan tướng quốc nào cả!
Nói xong, truyền chém người dong xe của ngài, thật là một kẻ phụ Ơn, xin chớ nên dùng làm gì !
Triệu Thuẫn cười, rồi sai người đi triệu Hàn Quyết.Hàn Quyết đến, Triệu Thuẫn đang ngồi đúng dậy, tỏ ý kính trọng mà bảo rằng:
- Nhà ngươi biết giữ phép như vậy, thật không uổng công ta tiến dẫn ! Nhà ngươi nên gắng thêm nữa !
Hàn Quyết lạy tạ rồi lui rạTriệu Thuẫn lại bảo các tướng rằng:
- Sau ngày Hàn Quyết tất được cầm quyền chính nước Tấn ! Họ Hàn đã sắp đến ngày hưng thịnh !
Quân Tấn đóng đồn ở đất Hà Khúc.Du Biền hiến kế rằng :
- Quân Tấn dương uy sức nhuệ trong mấy năm trời, mới sang đánh
ta thì không địch nổi, ta nên cố thủ mà không nên ra đánh, lâu ngày tự
khắc quân Tấn phải lui.Khi quân Tần đã lui, bấy giờ ta sẽ đuổi thì tất
được toàn thắng.
Triệu Thuẫn theo lời.Tần Khang công thấy quân Tấn không đánh, mới hổi kế Si Hội.Sĩ Hội nói :
- Triệu Thuẫn mới dùng một người tên gọi Du Biền.Người ấy nhiều mưu trí lắm ! Nay quân Tấn không ra đánh là theo mưu của Du Biền, muốn
lém cho quân ta lâu ngày mỏi mệt.Tôi nghe Triệu Xuyên là con rễ Tấn
Tương công thuở trước, có nói với Triệu Thuẫn không cho, lại dùng Du
Biền, Triệu Xuyên không bằng lòng, bởi vậy xin đem thân thuộc đi theo
đạo thượng quân, thì tất Triệu Xuyên cậy sức mạnh, vội vàng ra nghênh
chiến.Chỉ dùng kế ấy mới đánh nổi được quân Tấn.
Tần Khang công theo lời, liền sai Kiển Binh đến đánh đạo thượng quân.Khước Khuyết và Du Biền đều cố thủ không rạTriệu Xuyên nghe tin
quân Tần đến, tức khắc đem thân thuộc của mình ra nghênh chiến.Kiển Binh quay xe bỏ chạy.Xe chạy rất nhanh.Triệu Xuyên đuổi theo đến hơn mười
dặm mà không kịp, phải trở về.Triệu Xuyên thấy bọn Du Biền không đem
quân tiếp ứng, mới gọi các tướng sĩ mà mắng rằng:
- Ta đem quân đi tới đây là cốt để đánh giặc, nay giặc đến mà ra đánh, vậy thì đạo thượng quân này đều là đàn bà cả hay sao !
Các tướng sĩ nói:
- Nguyên soái đã định sẳn mưu kế để phá quân giặc, chúng tôi không dám trái lệnh.
Triệu Xuyên lại mắng rằng:
- Lũ chuột ấy lại còn có mưu kế gì ! Chẳng qua là sợ chết mà
thôi, Ai sợ quân Tần, chứ ta đây quyết không sợ.Ta quyết đem quân ra
đánh một trận để khỏi thẹn với quân Tần.
Triệu Xuyên lại tiến quân ra đánh, vừa đi vừa reo to lên rằng:
- Ai có can đảm thì đi theo ta !
Các tướng sĩ không ai theo cả.Chỉ có quan hạ quân phó nguyên soái là tư giáp khen rằng:
- Người ấy thật là anh hùng, ta nên giúp mới phải !
Thượng quân nguyên soái là Khước Khuyết vội vàng sai người đem
việc ấy báo cho Triệu Thuẫn biết.Triệu Thuẫn giật mình kinh sợ mà nói
rằng:
- Thằng điên ấy đem quân đi một mình, tất bị quân Tần bắt, ta phải cứu mới được !
Nói xong, liền truyền cho các quân cùng ra, đế giao chiến với quân Tần.
Lại nói chuyện Triệu Xuyên tiến sang quân Tần, cùng với Kiển
Binh giao chiến. Đánh được hơn ba mươi hợp, hai bên đang xung đột, thì
Tây Khất Thuật vừa toan xông đến để đánh giúp Kiển Binh, bỗng thấy đại
binh Tấn kéo ra, nên không dám đánh nữa, lại nổi hiệu thu quân trở
về..Triệu Thuẫn thấy vậy cũng thu quân về.
Triệu Xuyên về đến dinh quân Tấn, hỏi Triệu Thuẫn rằng:
- Tôi định dốc lực ra phá vỡ quân Tần, để rửa thẹn cho các tướng, sao ngài lại nổi hiệu thu quân?
Triệu Thuẫn nói:
- Tần là một nước lớn, không nên khinh địch, phải dùng kế mới được.
Triệu Xuyên nói:
Đùng kế ! Dùng kế ! Nghĩ mà chán quá !
Nói chưa dứt lời thì có người vào báo có sứ nước Tần đưa chiến
thư đến.Triệu Thuẫn sai Du Biền ra tiếp kiến.Sứ nước Tần đưa bức thư cho Du Biền.Du Biền đệ trình Triệu Thuẫn.Triệu Thuẫn mở ra xem, thư rằng:
“Các chiến sĩ của hai nước chúng ta, đều chưa thiếu ai cả, xin đến ngày mai quyết một trận được thua”.
Triệu Thuẫn nhận lời, sứ nước Tần về rồi, Du Biền bảo Triệu Thuẫn rằng:
- Tôi thấy sứ nước Tần ngoài miệng dẫu nói xin khai chiến,
nhưng trông mắt ngơ ngác nhìn quanh có ý sợ hãi ta lắm.Tôi chắc đêm hôm
nay quân Tần tất bỏ trốn , xin nguyên soái sai một toán quân ra phục sẳn ở bên Hoàng Hà, chờ khi quân Tần qua sông sẽ đổ ra đánh, tôi chắc là
quân ta tất được toàn thắng.
Triệu Thuẫn khen phải, toan sai quân đi mai phục.Tư Giáp nghe
thấy mưu ấy, liền nói với Triệu Xuyên.Triệu Xuyên liền với Tư Giáp kéo
nhau đến cửa dinh quân Tấn mà reo ầm lên rằng:
- Các quân sĩ, hãy nghe ta nói một câu:nước Tấn ta dùng binh
hùng tướng dũng, có kém gì nước Tần , nay nước Tần đưa chiến thư, ta đã
nhận lời rồi, mà lại còn đem quân mai phục, để làm kế đánh trộm thì sao gọi là trượng phu được !
Triệu Thuẫn nghe nói, liền gọi Triệu Xuyên và Tư Giáp đến mà bảo rằng:
- Ta có ý đâu ! Các người chớ làm cho quân sĩ náo động !
Thám tử của nước Tần đem chuyện ấy về báo với Tần Khang công.
Đêm hôm ấy, quân Tần bỏ trốn, rút về mạt Hà Ấp, qua ải Đào Lâm mà về
nước Tần.Triệu Thuẫn cũng thu quân trở về, rồi trị tội những kẻ làm tiết lộ quân tình.Triệu Xuyên là con rễ Tấn Tương công, lại là em họ Triệu
Thuẫn, được tha tội, còn Tư Giáp thì phải cách bỏ quan tước, đuổi sang ở nước Vệ.Triệu Thuẫn nói :
- Ta không nên quên công của Tư Thần ngày xưa !
Nói xong, lại cho con Tư Giáp là Tư Khắc làm hạ quân phó nguyên soái.
Triệu Thuẫn sợ quân Tần lại đến, mới sai quan đại phu là Thiêm
Gia ra ở Hà Ấp để trấn thủ Ải Đào Lâm.Du Biền nói với Triệu Thuẫn rằng:
- Trận vừa rồi, bày mưu kế cho nước Tần là bởi Sĩ Hội, nếu người ấy còn ở nước Tần thì chúng ta cũng khó lòng mà ngồi yên được.
Triệu Thuẫn lấy làm phải, hợp các quan đại phu lại để thương nghị.Triệu Thuẫn hỏi rằng:
- Nay Hồ Xạ Cô ở nước Xích Địch, Sĩ Hội ở nước Tần, hai người đều lập mưu để hại nước Tấn ta, các quan nghĩ thế nào?
Tuân Lâm Phủ nói:
- Công lao của họ Hồ ngày xưa, ta cũng nên nhớ, nay xin triệu Hồ Xạ Cô về mà phục chức cho y.
Khước Khuyết nói:
- Hồ Xạ Cô nhiều công lao, nhưng có cái tội giết quan đại thần, nếu ta phục chức cho thì lấy gì làm gương cho kẻ khác, chi bằng ta
triệu Sĩ Hội.Sĩ Hội là người nhu thuận mà nhiều mưu trí, dẫu có trốn
sang nước Tần, nhưng không phải là có tội.Xích Địch xa mà nước Tần gần,
ta muốn trừ cái hại nước Tần thì nên triệu Sĩ Hội về.
Triệu Thuẫn nói:
- Nước Tần đang trọng dụng Sĩ Hội, ta triệu thì tất nước Tần không cho về, biết làm thế nào?
Du Biền nói:
- Tôi có nghe một người tên gọi Thọ Dư, tức là cháu Ngụy Thù,
hiện nay ăn lộc ở Ngụy Ấp.Người ấy khéo bày mưu kế, muốn triệu Sĩ Hội
về, chi giao cho người ấy là được việc !
Nói xong, lại ghé vào tai Triệu Thuẫn mà bảo mưu kế.Triệu Thuẫn mừng lắm nói:
- Nhà ngươi đến gọi người ấy cho ta.
Chiều hôm ấy Du Biền đến nhà Thọ Dư, Thọ Dư mời vào.Du Biền xin vào phòng kín để nói chuyện, rồi đem mưu kế định triệu Sĩ Hội bảo với
Thọ DựThọ Dư nhận lời.Du Biền về nói với Triệu Thuẫn.Ngày hôm sau, Triệu Thuẫn vào tâu với Tấn Linh công rằng:
- Người nước Tần thường hay xâm nhiễu nước Tấn ta, ta nên bắt
các quan ấp tể ở Hà Đông phải mộ quân ra trấn thủ bến sông Hoàng Hà, lại bắt cả những người có ăn lộc, cũng phải đi đốc biện về việc ấy , nếu
sai suyển thì tức khắc trị tội.
Nói xong, truyền gọi Thọ Dư, bắt phải hết sức mà đốc biện việc ấy.Thọ Dư nói với Triệu Thuẫn rằng :
- Chúa công nghĩ đến tiền nhân tôi thuở xưa mà cho tôi được ăn
lộc ở Ngụy Ấp, nhưng tôi chưa hề có quen việc quân lữ bao giờ.HUống chi
sông Hoàng Hà dài hơ, một trăm dặm, chỗ nào quân giặc cũng có thể sang
đò dược, dẫu đem quân ra trấn thủ, chẳng qua cũng vô ích mà thôi.
Triệu Thuẫn nổi giận, nói:
- Sao nhà ngươi lại dám trái lệnh ta ! Hạn cho nhà ngươi trong
ba ngày, phải đem quân tịch đến trình, nếu chưa làm xong thì sẽ chiếu
quân pháp mà trị tội.
Thọ Dư than thở mà lui ra, khi về đến nhà, có vẻ buồn bả.Vợ con thấy vậy, xúm lại hỏi.Thọ Dư nói:
- Triệu Thuẫn ác nghiệt quá, bắt ta đem quân ra giữ các cửa
sông Hoàng Hà thì biết bao giờ cho xong việc ! Các người nên thu thập
gia tư, cùng ta trốn sang Tần theo Sĩ Hội là hơn cả.
Nói xong, truyền cho người nhà sắp sửa xe ngựa. Đêm hôm ấy Thọ
Dư uống một bữa rượu thật say, rồi nhân cớ món ăn làm không được sạch,
Thọ Dư lại đánh người làm bếp hơn một trăm roi, đánh xong, vẫn còn hầm
hầm tức giận đe giết người nhà bếp.
Người nhà bếp tức khắc đem việc Thọ Dư có ý định phản Tấn theo
Tần báo Triệu Thuẫn.Triệu Thuẫn sai Hàn Quyết đem quân đến bắt.Hàn Quyết để Thọ Dư chạy thoát, chỉ bắt vợ co đem bỏ ngục.Thọ Dư đi suốt mấy đêm
sang đến nước Tần, vào yết kiến Tần Khang công, kể tội Triệu Thuẫn ác
nghiệt, bắt giam vợ con mình, chỉ có một mình trốn thoát sang xin đầu
hàng nước Tần.Tần Khang công hỏi Sĩ Hội xem việc ấy thực hay giả?
Sĩ Hội nói:
- Người nước Tấn hay gian dối lắm, ta chớ nên tin.Nếu Thọ
Dưthực lòng đầu hàng, thì có đem được vật gì sang dân nước Tần ta mới
phải.Thọ Dư thò vào trong tay áo, rút ra một quyển sổ, biên những thổ
địa nhân dân tại Ngụy ấp, đem dân Tần Khang công mà nói rằng:
- Nếu chúa công thu dụng tôi thì tôi xin đem Ngụy ấp mà dân nộp cho chúa công.
Tần Khang công lại hỏi Sĩ Hội rằng:
- Có nên nghe lời Thọ Dư không?
Thọ Dư đua mắt cho Sĩ Hội và sẽ giẫm vào chân Sĩ Hội.Sĩ Hội dẫu ở nước Tần, nhưng lòng vẫn nhớ nước Tấn khi thấy Thọ Dư ra hiệu, mới
nói với Tần Khang công rằng:
- Nước Tần ta khi trước bỏ năm thành ở đất Hà Đông mà không
lấy, là vì có tình thân gia với Tấn.Bây giờ Tấn đánh nhau với ta luôn
mấy năm nay, thì ta còn vì lẽ gì mà không chiếm lấy năm thành ở đất Hà
Đông nữa.Và năm thành ở đất Hà Đông thì Ngụy ấp là lớn hơn cả, nếu ta
chiếm được Ngụy ấp rồi nhân đấy mà lấy luôn cả năm thành , còn gì hơn
nữa ! Tôi chỉ e rằng quân trấn thủ ở Ngụy ấp, sợ uy người nước Tấn,
không dám về với nước ta mà thôi.
Thọ Dư nói:
- Quan trấn thủ ở Ngụy ấp dẫu là bề tôi nước Tấn, nhưng vẫn
chịu ơn họ Ngụy tôi, nếu chúa công đem một toán quân đóng đồn ở Hà Tây
để làm thanh viện, thì tôi có thể dụ cho họ phải theo.
Tần Khang công ngảnh lại bảo Sĩ Hội rằng:
- Nhà ngươi đã am hiểu việc nước Tấn, nên cùng đi với ta.
Tần Khang công cho Tây Khuất Thuật làm chánh tướng.Sĩ Hội làm phó tướng, và thân hành sang đóng đồn ở Hà Tây.
Quân thám tử nước Tần về báo rằng:
- Phía trước có một toán quân Tấn đóng đồn, không biết là ý tứ gì.
Thọ Dư nói:
- Đó tất là người Ngụy ấp, nghe tin quân Tần kéo đến mà phòng
bị sẵn đấy ! Đó là vì chúng ta chưa biết có tôi ở bên này.Nay được một
người nào am hiểu việc nước Tấn, cho cùng sang trước với tôi, đem sự
họa phúc mà dụ bảo chúng thì chúng tất phải theo.
Tần Khang công sai Sĩ Hội đi với Thọ DựSĩ Hội sụp lạy mà nói rằng:
- Người nước Tấn tàn ác như hổ lang, không thể lường
được.Chuyến này tôi phụng mệnh sang dụ bảo mà chúng chịu theo thì một sự may cho nước Tần, vạn nhất chúng không theo mà bắt tôi ở bên ấy, tôi e
rằng chúa công lại cho tôi là người không làm nổi việc mà trị tội vợ con tôi.Như vậy có phải là không ích gì cho chúa công, mà vợ con tôi cũng
phải chịu oan khổ, hối sao cho kịp !
Tần Khang công bèn bảo Sĩ Hội rằng:
- Nhà ngươi cứ nên hết lòng vì ta mà đi, lấy được Ngụy ấp thì
ta sẽ hậu thưởng, nếu người nước T- án có bắt giữ nhà ngươi ỡ bên ấy, ta xin sai người đem vợ con sang trả, để tỏ tấm lòng yêu mến bấy lâu.
Nói xong lại trỏ sông Hoàng Hà mà thề với Sĩ Hội.
Quan đại phu nước Tần Nhiễu Triều can Tần Khang công rằng:
- Sĩ Hội là một mưu thần của nước Tấn, đi chuyến này khác nào
như con cá lớn được xuống vực sâu, khi nào còn trở lại nữa.Sao chúa công lại quá nghe lời Thọ Dư mà giúp cho địch thêm một mưu thần như thế?
Tần Khang công nói:
- Việc này ta tự gánh lấy, nhà ngươi chớ có lo ngại.
Sĩ Hội và Thọ Dư từ biệt Tần Khang công rồi địNhiễu Triều ra tiễn, đem một cái roi da tặng Sĩ Hội mà bảo rằng:
- Nhà ngươi chớ khinh nước Tần ta không có trí sĩ, chỉ tiếc
chúa công không nghe lời ta mà thôi ! Nhà ngươi cầm cái roi này đánh
ngựa mà về cho mau, nếu chậm thì chắc có tai vạ.
Sĩ Hội lạy tạ, rồi giục ngựa đi mau.