Từ hiệu thuốc
bắc Lỗ thị bên cầu Sương Lộ trở về đã là đầu giờ Hợi. Lỗ Vân Cốc mang
theo một cây đèn lồng đưa hai chủ tớ Trương Nguyên và Vũ Lăng đi qua phủ Học Cung thì thấy ở hàng rào trúc cạnh cửa nhà Trương Nguyên cũng treo
một chiếc đèn lồng. Trong đêm đông giá rét, ánh đèn lồng ấm áp lòng
người, Lỗ Vân Cốc cười nói:
-Giới Tử, ngu huynh tiễn đệ tới đây thôi. Tối nay ép đệ uống mấy chén, ta sợ mẫu thân đệ sẽ trách cứ ta đó.
Trương Nguyên nói:
-Không sao, không sao. Vân Cốc huynh cứ về đi. Đi đường cẩn thận.
Rồi hắn chắp tay cáo từ, cùng Vũ Lăng bước nhanh đến hàng rào trúc cạnh
cửa nhà mình, giơ tay tháo lồng đèn treo chỗ khe hở ở cửa kia xuống, đẩy cửa đi vào thì thấy một bóng dáng nhỏ bên cánh cửa chính, hai cái búi
tóc trên đầu run lên một cái, rồi có tiếng nói:
-Thiếu gia đã trở về.
Rồi người đó chạy ra đỡ lồng đèn trong tay Trương Nguyên. Thấy thế Trương Nguyên bèn hỏi:
-Thỏ Đình, trời lạnh như vậy sao ngươi lại ngồi ở cạnh cửa vậy?
Thỏ Đình bảo:
-Là thái thái dặn nô tỳ như vậy.
Trương Nguyên thầm nghĩ:
-Làm sao mẫu thân lại bảo nàng ngồi bên cạnh cửa như vậy. Hừ, tiểu cô nương này thật ngốc.
Đại Thạch Đầu cũng từ trong phòng chạy ra nói:
-Thiếu gia đã về.
Liền lấy một cây gậy trúc chặn ngang cửa lại, rồi đi theo Trương Nguyên vào cửa chính, lại đóng cửa lớn lại, nói:
-Thiếu gia, lúc chập tối có mấy tú tài đến tìm thiếu gia. Ta đều nói với họ là thiếu gia đi ra ngoài dự tiệc rồi.
Trương Nguyên hỏi:
-Có lưu lại danh thiếp không?
Đại Thạch Đầu nói:
-Đều là những tú tài vùng khác, cái gì mà ở Tiêu Sơn, rồi Thượng Ngu,
Hàng Châu gì đó thì phải. Có người xưng tên nhưng ta cũng không nhớ
được. Chỉ có một tú tài để lại danh thiếp thôi, để ta mang tới cho thiếu gia.
Rồi gã chạy như bay đi lấy một tấm danh thiếp dài bảy tấc, rộng ba tấc.
Trương Nguyên nhận danh thiếp rồi lấy đèn lồng soi vào xem, trên mặt
thiếp là sáu chữ Khải được viết rất rõ ràng: “Hữu sinh Nguyện Đại Thành
bái”
“Nguyễn Đại Thành!”
Trương Nguyên có chút kinh ngạc. Nguyễn Đại Thành cũng đến Thiệu Hưng
xem hội bát cổ hay sao? Nguyễn Đại Thành có lẽ không phải người Chiết
Giang, mà là người thành Lệ Đồng ở Nam Trực thì phải. Gã bây giờ chắc
vẫn chỉ là chư sinh. Vì theo như vở kịch “Đào Hoa Phiến” thì Nguyễn Đại
Thành này đã tham gia vào hoạn đảng, rồi từ đó đã để lại tiếng xấu muôn
đời. Đương nhiên, cho tới thời điểm hiện tại thì những chuyện đó vẫn còn chưa xảy ra. Lý Hương Quân, Hầu Hướng Tông còn chưa xuất hiện. Lúc này
Nguyễn Đại Thành vẫn chỉ là một tài tử phong lưu tinh thông hí khúc, là
đệ tử của Cao Phàn Long thuộc đảng Đông Lâm, vẫn là người mang tiếng
tốt.. Trương Nguyên hỏi:
-Nguyễn tú tài này có để lại lời nhắn nào không?
Đại Thạch Đầu nói:
-Nguyễn tú tài nói là ngày mai sẽ lại tới bái kiến.
Trương Nguyên “ừ” một tiếng, thầm nghĩ: “Ngày mai ta còn có việc hệ
trọng, liên quan mật thiết tới đại sự cả đời ta, , đâu thể ở nhà chờ
Nguyễn Đại Thành ngươi được.”
Rồi hắn bỏ danh thiếp vào trong tay áo, đi theo sau tiểu nha đầu cầm đèn lồng dẫn vào nội viện, lại hỏi Thỏ Đình:
-Đã cho Tuyết Tinh ăn cỏ đậu chưa?
Thỏ Đình nói:
-Đã cho ăn rồi ạ. Thiếu gia mau đến xem đi, chuồng la đã xây xong rồi. Ban đêm Tuyết Tinh sẽ không bị lạnh nữa.
Đêm đông trời rất lạnh, bạch la Tuyết Tinh không thể ở phía ngoài vườn
lạnh lẽo được. Mấy ngày trước Trương Nguyên đã bảo Thạch Song tìm một
thợ đá đến xây một cái chuồng nhỏ ở góc vườn để ban đêm bạch la có chỗ
nghỉ tạm. Thỏ Đình những lúc rảnh rỗi thường ngồi sau vườn nhìn cái
chuồng mãi không thấy chán. Trương Nguyên nói:
-Được, ta sẽ đi xem. Ta đi chào mẫu thân một tiếng trước.
Rồi hắn đứng ở dưới sân nhà hướng nam, nói vọng lên lầu :
-Mẫu thân, hài nhi đãvề rồi.
Trương mẫu La thị liền vội vã đi ra hành lang trên lầu, nói giọng trách móc:
-Muộn như vậy con mới trở về. Con đi uống rượu phải không ?
Trương Nguyên nói:
-Con đã uống hai chén với cùng Vân Cốc tiên sinh, đều là rượu nếp thôi.
Trương mẫu Lã thị nói:
-Vậy con hãy khẩn trương rửa mặt rồi nghỉ ngơi sớm đi, ngày mai còn có việc quan trọng.
Trương Nguyên vâng lời, thấy mẫu thân trở về phòng thì đi cùng Thỏ Đình, Vũ Lăng ra chỗ cái chuồng ở vườn sau. Cửa chuồng bằng gỗ thông, vẫn còn chưa hết mùi Tùng Hương. Đẩy cửa gỗ thông ra, cầm đèn lồng chiếu vào
thì thấy bạch la Tuyết Tinh đang đứng ở một góc chuồng, mũi nó thở ra
những tiếng phì phì. Thỏ Đình đưa đèn lồng cho Vũ Thăng, đi đến xem bạch la rồi quay đầu lại nói:
-Thiếu gia, ban đêm lúc Tuyết Tinh ngủ nó cũng đứng. Nó cứ đứng như vậy không mệt sao?
Trương Nguyên cười nói:
-Giống la, ngựa chính là như vậy đấy, ít khi nằm xuống bởi vì bất cứ lúc nào nó cũng chuẩn bị tư thế để chạy.
Nhìn căn chuồng này cũng nhỏ, chỉ nuôi một con gia súc chắc là đủ rộng rãi.
Hắn nhìn Tuyết Tinh một lát rồi quay về tắm rửa bởi ban nãy hắn đã uống
khá nhiều rượu. Ban nãy hắn đã nói dối mẫu thân, rượu kia không phải là
rượu nếp mà là rượu Lan Khê Kim Bàn Lộ. Uống khá nhiều nên hắn đã say
bốn năm phần, trằn trọc mãi mà vẫn không tài nào chợp mắt được. Lúc sau, khi đã chìm vào giấc ngủ rồi thì hắn lại bắt đầu nằm mơ. Hắn mơ thấy
mình đang thi hương ở Nam Kinh, còn vì sao không thi hương ở Hàng Châu
mà lại đi Nam Kinh thì trong mơ không thấy giải thích. Sau ba cuộc thi,
trong khi chờ đợi yết bảng, hắn đi uống rượu trên thuyền cùng bạn học ở
sông Tần Hoài thì vừa lúc gặp danh kỹ Lý Hương Quân. Ánh mắt Lý Hương
Quân đưa đẩy, gọi hắn là Hầu công tử. Bị sửa họ như vậy hắn cũng không
cảm thấy có gì bất ổn, có một điều lạ là dường như dung mạo của Lý Hương Quân có phần rất giống với Thương Đạm Nhiên mà hắn đang thầm thương
trộm nhớ. Khi đang mải mê thưởng thức thơ rượu xướng họa thì hắn nghe có người hô to:
- Không xong, không xong rồi, hung thần Nguyễn Đại Thành đến rồi!”
Hắn vừa đi từ dưới thuyền đi lên bờ nhìn thì bắt gặp Nguyễn Đại Thành.
Nhưng…đây chẳng phải là Diêu cò mồi hay sao? Vì sao tên Nguyễn Đại Thành này lại giống Diêu cò mồi đến vậy? Gã vừa nhìn thấy hắn thì kinh hãi
thất sắc, lập tức quay đầu bỏ chạy. Hai bờ sông Tần Hoài vang lên tiếng
hoan hô reo mừng vì Hầu công tử đã tống khứ tên hung thần Nguyễn Đại
Thành đi. Ánh mắt của Lý Hương Quân lại nhìn hắn rất đa tình, ngọt ngào
nói:
-Hầu công tử, thiếp nguyện dâng thân cho chàng, cùng chàng thưởng thức hoa cúc.
Buổi sáng tỉnh lại, Trương Nguyên vẫn còn nhớ rõ như in giấc mơ kia, cảm thấy có chút tiếc nuối, rồi lại tự cười chính mình. Hắn nằm trên
giường, bảo Vũ Lăng ở gian ngoài nhanh chóng căn dặn dưới bếp chuẩn bị
nước cho hắn tắm rửa. Vũ Lăng lẩm bẩm:
-Không phải đêm qua thiếu gia đã tắm rồi sao. Tại sao lại phải tắm nữa?
Trương Nguyên nhịn cười nói:
-Đừng có lôi thôi, khẩn trương lên đi.
Thấy Vũ Lăng đứng dậy, hắn liền quăng mình xuống giường, cười to vài
tiếng, nghĩ thầm: “Ta như vậy coi như là đã lớn rồi sao. Làm sao lại có
chuyện trùng hợp như thế, vừa đêm qua mơ thấy thì hôm nay ta đã phải tới thăm hỏi Thương thị ở Hội Kê. Đây là ý trời chăng?
Lại nghĩ: “Trong giấc mộng, Lý Hương Quân kia nói chuyện rất kỳ lạ.
“Nguyện hiến dâng cho chàng, cùng thưởng thức hoa cúc”. Câu này ẩn chứa hơi nhiều ngụ ý sâu sa đó nha.
Giấc mộng kia càng về sau càng lung tung lộn xộn, không biết tiếp tục
thế nào nữa. Hắn tắm rửa rồi vừa ăn sáng xong thì Đại Thạch Đầu chạy vào báo rằng có người tới đón thiếu gia. Trương Nguyên vừa bước ra ngoài
thì đã trông thấy một cỗ xe ngựa đã đợi sẵn ở ngoài hàng rào trúc. Hai
người hầu đứng bên xe chính là hai người bên cạnh Thương Chu Đức, nhìn
mặt khá quen. Còn có một người quản gia dáng vẻ chỉnh chu, khuôn mặt
tươi cười, chắp tay trước ngực thi lễ, nói:
-Trương công tử, lão gia nhà ta sai tiểu nhân tới đón Trương công tử đi thưởng thức hoa cúc.
Thương Chu Đức thật là nhiệt tình chu đáo.
Sớm như vậy đã phái xe ngựa đến đón em rể tương lai rồi.
Vì có giấc mộng xuân đêm qua, Trương Nguyên nghe đến hai chữ “thưởng cúc” thì có cảm giác hơi khác thường, liền cười nói:
-Làm phiền quản gia rồi, mời vào uống chén trà trước đã.
Người quản gia kia nói:
-Không dám quấy rầy. Trương công tử, mời lên xe. Lão gia nhà ta đang đợi công tử đến đó.
Trương Nguyên để bọn họ chờ một chút, hắn đi vào báo cho mẫu thân một
tiếng. Trương mẫu Lã thị thấy người nhà Thương thị coi trọng con mình
như vậy nên cũng vui mừng, nhưng vẫn không quên nhắc nhở:
-Con chớ quên cho tôi tớ ít tiền thưởng. Lần này đi thăm hỏi, chưa cần
tặng lễ cho Thương Chu Đức, nhưng tôi tớ thì cần phải thưởng tiền.
Trương Nguyên liền bảo Vũ Lăng thưởng tiền cho người quản sự, hai người
hầu xe và phu xe, mỗi người một ít tiền. Ban đầu bốn người từ chối không nhận. Trương Nguyên phải nói mãi họ mới chịu nhận tiền, luôn miệng nói
tạ ơn, ai nấy đều tỏ ra vui vẻ.
Trương Nguyên đang định lên xe ngựa thì nghĩ tới một chuyện, liền gọi Đại Thạch Đầu đến, dặn dò:
-Nếu như Nguyễn tú tài hôm nay đến thì ngươi nói ta có việc đi Hội Kê,
bảo hắn lưu lại địa chỉ, đợi khi ta trở về sẽ đi thăm hỏi hắn.
Dứt lời hắn lên xe ngựa. Vũ Lăng và quản sự của Thương gia cùng hai người hầu đi bộ theo, tiến về phía Hội Kê.
Xe ngựa mới đi được một khắc thì Hầu Huyện tôn sai nô bộc đến nhà Trương Nguyên, mời hắntới huyện nha, nói huyện Tôn đại nhân có việc muốn
thương lượng cùng hắn. Tên nô bộc kia nghe Trương Nguyên đã đi Hội Kê
thì dặn dò lại Đại Thạch Đầu:
-Khi thiếu gia ngươi về thì hãy bảo cậu ấy mau chóng tới gặp huyện Tôn đại nhân.
Người của huyện nha vừa mới đi khỏi thì Đại Thạch Đầu trông thấy Nguyễn
tú tài ngày hôm qua đang cùng một đám bạn từ xa kéo tới. Đại Thạch Đầu
không đợi Nguyễn tú tài đến gần, liền chạy ra hàng rào trúc ngoài cửa,
lớn tiếng nói:
-Nguyễn tú tài, thiếu gia nhà ta đi Hội Kê rồi. Xin Nguyễn tú tài để lại địa chỉ, thiếu gia nhà ta sẽ đến thăm đáp lễ.
Nguyễn Đại Thành kinh ngạc bật cười, dừng lại nói:
-Duyên khan nhất diện, duyên khan nhất diện. (Duyên chỉ gặp được một lần)
Rồi cất giọng nói:
-Nói cho thiếu gia nhà ngươi biết, hôm nay Nguyễn Đại Thành ở Đồng Thành phải rời khỏi đây rồi. Về sau có duyên sẽ gặp lại.
Đại Thạch Đầu tai thính, nghe Nguyễn tú tài liên tục nói hai câu “Duyên
khan nhất diện” thì không biết là có ý gì, nhưng nghĩ là việc quan
trọng, bèn quay đầu lại, thấy đệ đệ Tiểu Thạch Đầu đang tựa vào cạnh cửa ăn bánh nếp thì dùng giọng kẻ cả của huynh trưởng, nói:
-Ngươi chỉ biết có ăn thôi. Ngày lễ ngày tết chủ nhà đều cho ngươi một
phần tiền thưởng, ngươi lại ăn không ngồi rồi như vậy . Mau, mau giúp ca ca ghi nhớ một chút. Trí nhớ của ngươi tốt hơn ta. Ta sợ là lát nữa
chơi xong sẽ quên mất. Tên của mấy tú tài hôm qua ta cũng đều quên cả
rồi.
Tiểu Thạch Đầu miệng đang nhai bánh, ngồm ngoàm nói:
-Nhớ cái gì?
Đại Thạch Đầu nói:
-Viễn thiên di diện, viễn thiên di diện. (Ngàn lần không gặp nữa) Là câu mà vừa rồi Nguyễn tú tài kia nói đó. Ngươi đừng có tham ăn như vậy,
chuyên tâm mà ghi nhớ vào đầu ấy. Cố nhớ đi, đừng để làm lỡ chuyện của
thiếu gia.
Tiểu Thạch Đầu cố nuốt miếng bánh xuống, nhắc lại:
-Nguyên khiếm nhất mệnh. Nguyên khiếm nhất mệnh. (Nguyên khiếm nhất
mệnh, đồng âm với viễn thiên di diện: nghĩa là nguyện nợ một mạng). Được rồi, ca ca, ta đã nhớ rồi. Huynh yên tâm đi chơi đi.
Trương Nguyên ngồi trên xe ngựa, kéo màn cửa sổ lên nhìn cảnh hai bên
phố, cảm thấy hình như có chút gì đó không giống như ngày thường khi hắn vẫn thường đi bộ. Chẳng lẽ vì hôm nay tinh thần hắn đặc biệt phấn chấn?
Thời tiết hôm nay vẫn trong xanh giống như hôm qua, một ngày gió mát
trăng thanh, cũng là thời điểm hoa cúc nở muộn. Những bông cúc trong nhà Thương thị ở Hội Kê cũng đua nhau khoe sắcthật là một cảnh tượng tuyệt
vời.
Thương thị ở Hội Kê tập trung ở góc đông dưới chân núi Bạch mã ở Hội Kê, phía trước là Đông Đại Trì. Đông Đại Trì chẳng khác gì một con sông đào bảo vệ thành đông ở Hội Kê. Giám hồ và kênh đào thông với nhau. Thuyền
bè lui tới khiến Hội Kê trở thành một nơi phồn hoa sầm uất. Xe ngựa đi
từ phía nam thành tây, đi xuyên qua Hội Kê, men theo Đông Đại Trì nửa
dặm, chuyển hướng đến phía tây, thì chẳng mấy chốc sẽ đến trước cổng lớn Thương phủ.