Tòa nhà lớn
với năm gian chín chái, mặt nam sát đường, mặt bắc gần hồ, trong nhà lát gạch thúy vũ, mái lợp ngói thiện, dáng vẻ hết sức uy nghi. Mái nhà và
mái hiên đều được sơn màu xanh. Tường ngoài cao, mở rộng vàsâu hút vào
bên trong. Hai bên còn có hành lang, kho bếp, các căn phòng được bố trí
tầng tầng lớp lớp, tạo thành một kiến trúc khổng lồ. Thương thị ở Hội Kê là một gia đình quan lại bề thế, , không thua gì dinh trạng nguyên Tây
Trương ở Sơn Âm.
Xe ngựa dừng lại trước cửa tòa nhà lớn của Thương thị. Trương Nguyên
xuống xe thì liền trông thấy sáu chiếc cổng gỗ đều được mở ra, một đám
người ra đón. Phía trước là Tiểu Cảnh Huy sáu tuổi, cô bé đang ra sức
kéo tỳ nữ Phương Hoa về phía trước. Tỳ nữ Phương Hoa vốn muốn giữ không
cho cô bé chạy loạn lên, giờ ngược lại lại bị cô bé kéo cho ngả nghiêng lảo đảo.
-Trương công tử ca ca, ta chỉ cần nghe tiếng xe ngựa là biết Trương công tử ca ca đến rồi.
Tiểu Cảnh Huy gạt tay tỳ nữ Phương Hoa ra, chạy đến trước mặt Trương
Nguyên. Như chợt nhớ ra điều gì, hai cánh tay nhỏ của cô bé liền đan
nhau đặt lên trong bụng, thân mình hơi khom, đầu gối khẽ cong, hai mắt
sáng trong nhìn xuống mũi chân mình, cô bé vén áo lên thi lễ với Trương
Nguyên một cách rất chuẩn mực. Tiếng nói trong trẻo không to mà cũng
không nhỏ, nói:
-Chào Trương công tử ca ca.
Tiểu Cảnh Huy sáu tuổi mặc chiếc áo gấm lông chồn dày nên trông có chút mập mạp nhưng dáng điệu rất đáng yêu.
Trương Nguyên vội vàng đáp lễ:
-Cảnh Huy tiểu thư vẫn khỏe chứ?
Hắn nhìn thấy Thương Chu Đức dẫn một đám người ra đón, trong lòng cảm
thấy ấm áp. Mặc dù là lần đầu tiên đến nhưng thấy thân thiết giống như
về nhà mình vậy, cảm giác này thật thích. Vậy là coi như hắn chắc chắn
sẽ được làm con rể Thương thị rồi.
Thương Chu Đức và hai huynh đệ cùng gia tộc đến tận cổng đón Trương
Nguyên, dẫn Trương Nguyên đi vào trongnhà. Toà nhà lớn có tổng cộng năm
gian, đầu tiên là đi qua sảnh môn, hai bên có phòng ốc, tiếp đó phải đi
qua một đình viện nữa rồi mới tới sảnh chính, chính đường có một cặp
câu đối: “Tụng đọc thi thư” (Đọc thông thi thư), đây là lời dạy của vua
Nghiêu và Thuấn; và câu “Canh điền tạc tỉnh”(cày ruộng đào giếng), đây
là lời của vi Hoàng đế.
Ngoài chính sảnh có chín cái ghế gỗ màu vàng hoa lê. Trong tình thế chủ
nhiều khách ít thế này, Trương Nguyên ngồi ở đó có chút trơ trọi.
Khi uống trà nói chuyện phiếm đều là do Thương Chu Đức lên tiếng hỏi,
Trương Nguyên trả lời. Thương Chu Đức hỏi về chuyện Minh Luân đường ngày hôm qua, Trương Nguyên kể lại tỉ mỉ đầu đuôi, trên cuộc thi đấu bát cổ ở Nho học xét về tương quan lực lượng có thể coi là một chọi lại ba. Diêu Phục hao tổn biết bao tâm trí, tìm mọi cách làm khó dễ, cuối cùng phải
nhận lấy thất bại thảm hại. Đám người Thương Chu Đức nghe vậy vừa kinh
ngạc vừa vui mừng. Đường đường là tú tài lại vô sỉ đến mức như thế, thật sự là hiếm thấy. Kết quả cuộc đấu bát cổ đã được định đoạt, Diêu Phục
đã không còn khả năng lật ngược tình thế được nữa.Trương Nguyên giờ
thanh thế đã vang xa, đến cả đại tông sư cũng hết lời khen ngợi hắn.
Tiếc là năm nay không mở kỳ thi, nếu không đại tông sư sẽ lập tức đặc
cách cho Trương Nguyên trở thành tú tài, bởi vậy chỉ có thể chờ đến năm
sau mà thôi. Năm nay Trương Nguyên mới mười lăm tuổi. Đến năm mười bảy
tuổi đỗ sinh đồ vẫn còn được xem là trẻ. Thương Chu Đức hỏi:
-Nghe nói trước kia bệnh mắt của Trương công tử rất nguy kịch. Giờ đã khỏi chưa?
Lời này giống như là kiểm tra tình trạng sức khỏe trước hôn nhân vậy. Trương Nguyên dè dặt trả lời:
- Bệnh đau mắt của vãn bối là bị đột phát đầu tháng tư, chủ yếu là do
bên trong cơ thể nhiệt khí quá thịnh, vốn tính tình nóng nảy lại quá ham thích đồ ngọt nên mới thành ra như vậy. May nhờ danh y Lỗ Vân Cốc tiên
sinh chữa trị tận tình chu đáo, đến trung tuần tháng bảy đã cơ bản khỏi
hẳn. Lỗ tiên sinh còn dặn dò về sau phải dưỡng mắt, chớ để mắt làm việc
quá sức gây tổn hại tới thị lực.
Thương Chu Đức nói:
-Vậy Trương công tử đọc sách quá chuyên cần cũng không ổn.
Trương Nguyên nói:
-Cho nên hiện tại vãn bối lấy việc nghe sách là chính, đọc sách là phụ.
Thương Chu Đức cười nói:
-Được. Trương công tử có tài nghe một lần nhớ ngay. Rất tốt, rất tốt.
Thương Chu Đức vốn có một chút băn khoăn nhưng nghe Trương Nguyên nói
vậy thì đã gạt bỏ được hết, lại hỏi Trương Nguyên một vài chuyện trong
nhà, về chuyện cha của Trương Nguyên là Trương Thụy Dương, rồi chuyện tỷ phu của Trương Nguyên là Lục Thao. Đồng thời gã cũng xem xét rất kĩ
thần thái của Trương Nguyên. Trương Nguyên không kiêu không nóng nảy,
thần thái đạo mạo nho nhã, , trả lời thì luôn rất rõ ràng minh bạch.
Thương Chu Đức rất mừng, thầm nghĩ: “Tiểu muội Đạm Nhiên tới vườn Thương Đào, không thích Trương Ngạc của Tây Trương mà lại chấm đúng Trương
Nguyên ở Đông Trương này, quả nhiên là có con mắt tinh đời. Đây quả là
một cuộc nhân duyên tốt.
Hơn nữa gia thế của Trương Nguyên cũng không tệ. Bàn về Trương thị ở Sơn Âm, tuy rằng có chút thanh bần, nhưng chỉ cần có công danh thì điền sản nô bộc tự nhiên sẽ đến thôi. Hơn nữa, rõ ràng là Trương Nguyên cũng
biết rõ hôm nay ta mời hắn đến đây là vì việc gì. Ta hỏi hắn những việc
vặt vãnh không đâu, hắn vẫn kiên nhẫn đáp lại, xem ra là rất có thành
ý. Tốt lắm, tốt lắm. Chỉ có điều Trương Nguyên tự xưng là “vãn bối”,
cách xưng hô như vậy có chút không ổn. Nếu như gả tiểu muội Đạm Nhiên
cho hắn thì hắn chính là em rể ta, hắn xưng “vãn bối” thì không được
rồi. Tiểu Huy lại gọi hắn là “Trương công tử ca ca”, thật sự là loạn,
loạn quá!. Ừ, giờ cũng không vội sửa lại, đợi sau khi đính hôn hẵng
nói.”
Tỳ nữ Phương Hoa nắm tay hai tỷ muội Thương Cảnh Huy và Thương Cảnh Lan. Ba người đứng ở sảnh bên, từ cửa nhỏ nhòm vào chính sảnh xem Trương
Nguyên nói chuyện với các bậc tiền bối của Thương thị. Tiểu Cảnh Huy nhẹ giọng hỏi Thương Cảnh Lan:
-Tỷ tỷ, thúc muốn kiểm tra tài nghệ Trương công tử ca ca sao? Trương
công tử ca ca phải trả lời thật nhiều vấn đề, mà đều đáp đúng cả. Xem
thúc phụ cười vui đến như vậy kìa.
Thương Cảnh Lan nói còn nhỏ hơn, lại tỏ ra có chút đắc ý:
-Muội không hiểu sao, là thúc phụ muốn gả Đạm Nhiên cô cô làm vợ Trương công tử đấy.
Cảnh Huy giật mình, cặp mắt sáng mở to, con ngươi đen lánh, cái miệng nhỏ nhắn hơi mở rộng ra.
Tỳ nữ Phương Hoa sợ tiểu Cảnh Huy nói lớn tiếng thì vội vã cúi người ôm
lấy nàng, lui về sau sảnh bên. Thương Cảnh Lan cũng đi theo, nói giọng
trách móc:
-Nhà có khách mà muội nói lớn như vậy, như vậy là thất lễ có biết không!
Thương Cảnh Huy nhíu hai hàng lông mi, nói:
-Tiểu cô cô bị gả cho Trương công tử ca ca, vậy là chẳng phải ta sẽ không còn có tiểu cô cô nữa sao?
Thương Cảnh Lan cười cười, tỏ vẻ muội muội vẫn còn ngây thơ về vấn đề này, nàng chẳng thèm trả lời.
Tỳ nữ Phương Hoa vội vàng nói:
-Sao lại không có cô cô nữa? Đạm Nhiên đại tiểu thư vẫn là cô cô của
tiểu thư Cảnh Huy mà. Bất cứ lúc nào tiểu Huy cũng có thể tới thăm tiểu
cô cô, còn cả Trương công tử nữa.
Thương Cảnh Huy lập tức vui vẻ hẳn lên, quay sang hỏi Thương Cảnh Lan:
-Sao tỷ tỷ không nói trước việc này chứ, làm ta chẳng biết gì cả
Thương Cảnh Lan nói:
-Ai bảo muội cứ đặt mình xuống là ngủ khò khò rồi. Là ta nghe trộm mẫu
thân và Lương mụ nói chuyện với nhau nên mới biết đó, hì hì.
Tiểu hài tử tuy rằng còn nhỏ nhưng rất lanh lợi, nhìn có vẻ như không
chú ý nghe nhưng thật ra lại đã nghe hết bí mật từ đầu chí cuối không
sót một chi tiết nào. Thương Cảnh Huy lắc lắc thân mình tỏ vẻ không
chịu:
-Sao tỷ tỷ không gọi ta tỉnh dậy . Tỷ tỷ không ngoan nha, tỷ tỷ giả vờ ngủ.
Thương Cảnh Lan bĩu môi nói:
-Sao nóita không ngoan. Là tại muội tham ngủ, không nghe được chuyện thú vị, còn trách được ai đây.
Thương Cảnh Huy cứ giãy nảy trong lòng tỳ nữ Phương Hoa, rồi lại nhảy xuống dưới đất, nói:
-Ta đây sẽ tự mình đi hỏi tiểu cô cô.
Tỳ nữ Phương Hoa vội vàng giữ nàng lại, nói:
-Không thể đi hỏi Đạm Nhiên đại tiểu thư được, cô cô sẽ xấu hổ đấy.
Thương Cảnh Huy “ồ” lên một tiếng, giơ tay ôm lấy tỳ nữ Phương Hoa, sau đó ghé vào bên tai Phương Hoa nhỏ giọng hỏi:
-Phương Hoa, tiểu cô cô gả cho Trương công tử ca ca chuyện này là thế nào?
Phương Hoa đáp:
-Chính là thành thân, kết làm vợ chồng đó
Tiếng nói của Thương Cảnh Huy càng nhỏ hơn, hỏi:
-Kết làm vợ chồng là chuyện gì?
Khi hỏi chuyện này, tiểu cô nương này còn biết thẹn thùng, khuôn mặt nhỏ nhắn úp vào bên cổ của tỳ nữ Phương Hoa, không dám ngẩng đầu lên.
Tỳ nữ Phương Hoa cũng chỉ mới mười sáu tuổi, chuyện nam nữ chưa hiểu rõ hết, cổ lại bị tiểu Cảnh Huy làm cho ngứa ngáy nên cười hì hì, rụt cổ
lại nói:
-Đúng vậy, chính là hai người có thể ở chung một chỗ với nhau, không xa rời nhau.
Thương Cảnh Huy lại “ồ” lên một tiếng. Cái đầu nhỏ gật gật, dường như đã hoàn toàn hiểu rõ nên không hỏi thêm gì nữa. Điều này cũng khiến cho tỳ nữ Phương Hoa thở phào một hơi nhẹ nhõm.
Ở trong chính sảnh, Thương Chu Đức có mấy lời không tiện nói ở chỗ đông người, bèn nói:
-Mời Trương công tử đến thư phòng của đại huynh ta ngồi ngắm cảnh và
thưởng ngoạn thi họa. Ta cũng còn có một số chuyện muốn đàm luận với
Trương công tử.
Trương Nguyên liền đứng dậy, , cúi chào những người nhà họ Thương khác
đang ngồi đó rồi cùng Thương Chu Đức đi qua một đình viện. Thương Chu
Đức dẫn hắn đi vào một thư phòng lớn, trong đó có rất nhiều tủ sách và
đổ cổ, nói:
-Đây là nơitrước kia đại huynh ta vẫn hay đọc sách . Đại huynh ta chính
là phụ thân của hai tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Huy, hiện đang làm quan ở
kinh thành. Huynh ấy rất thích sưu tập tranh chữ. Mời Trương công tử cứ
xem tự nhiên.
Trương Nguyen hổ thẹn nói:
-Vãn bối chỉ biết đọc vài câu bát cổ, về thi họa chưa kịp học qua.
Thương Chu Đức mỉm cười nói:
-Triều đại nào phải cũng lấy khoa cử làm gốc rễ để lập quốc. Người đọc
sách đều lấy công danh làm đầu rồi mới nghĩ tới những chuyện khác. Năm
đó đại huynh ta cũng là chuyên về bát cổ, sau đó thi đậu tú tài rồi mới
có tâm tư sưu tập thưởng thức tranh chữ đó chứ.
Nói xong y liền mở một bức họa đang cuộn tròn, đó là bức “ngựa phi nước đại”, nói:
-Đây là bức vẽ tuấn mã Tào Bá của Triệu Tùng Tuyết, phía trên còn có thơ của Nam Đường Vương Ngọc Lâm. Tất cả đều đạt tới độ tinh thâm kỳ diệu.
Khi Trương Nguyên đang thưởng thức bức thi họa của Triệu Mạnh, Thương
Chu Đức lại mở một cuộn tranh khác, giấy mực vẫn còn mới. Bức họa vẽ một cây tử đằng, một thiếu nữ đang đá cầu, hai con bướm bay lượn đuổi nhau
trên cây cầu đá. Thương Chu Đức nhìn thần sắc của Trương Nguyên, nói:
-Trương công tử thấy bức họa này thế nào?
Trương Nguyên thấy thiếu nữ trên tranh vẽ kia có khuôn mặt rất giống
Thương Đạm Nhiên, hai chân nhẹ nhàng linh hoạt, đôi giày đế bằng được
miêu tả tinh tế. Trương Nguyên lập tức hiểu được dụng ý của Thương Chu
Đức khi bảo hắn ngắm nhìn bức tranh. Đế giày thêu chính là giày mà phụ
nữ thường đi. Đế giày thêu bằng biểu thị người phụ nữ đó không bó chân.
Thương Chu Đức thật sự rất khéo léo, chắc chắn sau đó sẽ thảo luận với
hắn về việc phụ nữ bó chân để thăm dò ý tứ của hắn. Đây là cửa ải cuối
cùng. Nếu như hắn thích việc bó chân và xem thường con gái không bó chân thì chắc chắn Thương Chu Đức sẽ thay đổi thái độ, rồi lập tức tiễn
khách luôn chứ đừng nói gì đến chuyện thưởng cúc nữa. Trương Nguyên
không muốn Thương Chu Đức phải tốn công vòng vo rào đón mãi, liền tự
mình nói ra trước:
-Vãn bối cho rằng bó chân vốn không phải việc gì thích thú đối với phụ
nữ trong thiên hạ, đó chỉ là một tập tục xấu, đến nỗi tự hại mình phải
đau đớn cả đời. Nếu như con gái trên thế gian đều giống như cô gái trong bức họa thì vẻ đẹp tự nhiên không cần phải giấu diếm nữa. Vãn bối từng
nói rằng, nếu cưới vợ sẽ không cưới phụ nữ bó chân.
Về việc tiểu muội Thương Đạm Nhiên không bó chân, Thương Chu Đức cảm
thấy có chút bất đắc dĩ, vốn có chút bận tâm rằng trong lòng Trương
Nguyên sẽ có chút khúc mắc. Nhưng địa vị của Thương thị cao, Trương
Nguyên cũng đã thấy qua dung mạo đẹp đẽ của tiểu muội Đạm Nhiên, hơn nữa chân của nàng cũng không to đến mức dọa người. Cho nên y cũng nghĩ rằng Trương Nguyên không vì việc này mà sẽ cự tuyệt chuyện hôn nhân. Nhưng
lúc này nghe Trương Nguyên nói như vậy, y thật sự là vừa mừng vừa kinh
ngạc, không khỏi không tán thưởng:
-Hay lắm, hay lắm! Kỳ duyên! Kỳ duyên!