Nguyệt Minh Thiên Lý - La Thanh Mai

Chương 9




Sáng hôm sau, Lý Trọng Kiền say mèm.Có điều hắn vẫn nhớ mua cho Lý Dao Anh bánh xốp ngàn tầng nhà Chương bà.Dao Anh nhận bánh, đưa một bát nước mía tỉnh rượu cho hắn: “Anh à, em đã phái người đón pháp sư Đề Bà Mông Đạt vào cung, ông đang xem mạch cho mẹ.”Lý Trọng Kiền hàm hồ ừm một tiếng rồi ngửa cổ uống một hơi sạch bát, khẽ chao đảo rồi lăn đùng ra chiếu nỉ, nằm ngáy o o.Dao Anh vừa tức vừa buồn cười, ngồi quỳ chân trước mặt anh, đập mấy phát. Không tỉnh.“Lần nào cũng vậy, nói cho ngon rồi vẫn nốc ừng ực…”Dao Anh nhỏ giọng lầm bầm vài câu, vắt khăn nóng, lau mặt lau tay cho tên xỉn Lý Trọng Kiền.Lý Trọng Kiền bình thường không rời kim chùy, tay chai sạn, lòng bàn tay còn cả một vết sẹo cắt ngang. Đã nhiều năm rồi, mỗi lần nhìn vẫn giật mình.Dao Anh cầm bàn tay dày rộng lớn của Lý Trọng Kiền, đầu ngón tay phớt qua vết sẹo dữ tợn do đao cắt.Đôi tay này lúc cầm bút dạy nàng vẫn còn là một đôi tay thanh mảnh, ngón tay thon dài.Khi đó Lý Trọng Kiền hòa nhã trầm tính, đoan chính thanh tú, mỗi ngày theo các nhà đại nho đọc những quyển sách rất dày, có thể chép sách chữ triện lưu loát, còn vẽ cả tranh thủy mặc.Khí hậu quận Ngụy ấm áp, mùa xuân trăm hoa đua nở, trước đình hoa mận như tuyết, hoa đào mảnh mai. Gió nhẹ lướt qua, hoa rụng trước thềm.Lý Trọng Kiền viết chữ đọc sách, Dao Anh bò qua bò lại trên chiếu nỉ ngay bên cạnh anh mình.Ngồi nhìn hoa bay đầy trời trước sân một lúc, một lúc lại bò qua thư án, tò mò nhìn Lý Trọng Kiền vung mực.Lý Trọng Kiền ôm lấy Dao Anh, để bé ngồi lên chân mình, nắm bàn tay mũm mĩm nhỏ xíu dạy em cầm bút.Anh đã dạy nàng viết tên mình, dạy nàng vẽ hoa lan thanh nhã.Năm Dao Anh năm tuổi, lúc đó vào cuối xuân, Lý Trọng Kiền chỉ vào hoa rơi rực rỡ trước hiên, từng chữ từng chữ dạy nàng: “Cao các khách cánh khứ, tiểu viên hoa loạn phi.”*Các du khách lầu cao kia đã rời đi; hoa ở trong vườn nhỏ theo gió điêu tàn bay lả tả.Sau hôm dạy xong bài Hoa rơi này, Lý Trọng Kiền về Kinh Nam tảo mộ. Dao Anh ở bên cạnh Lý Đức.Anh em gặp lại trời đã thu.Lý Trọng Kiền vác một đôi kim chùy nặng trăm cân, một mình ngàn dặm, xuyên qua chiến trường núi thây biển máu, tìm tới Dao Anh thoi thóp.Vết thương hắn chồng chất, máu me khắp người, ôm chặt lấy em gái.“Tiểu Thất, đừng sợ, anh tới đón em.”Vết đao trong lòng bàn tay này chính là khi đó lưu lại.Bắt đầu từ hôm đó, hắn không còn chạm tới sách bút nữa. Mỗi ngày hắn luyện chùy, như lời Tạ Vô Lượng, lệ khí ngày càng nặng, tính tình ngày càng u ám nóng nảy. Thân thể thì ngày càng rắn chắc cường tráng, đôi tay kia từng cả ngày cầm sách, nhặt hoa cầm bút dần dần không còn thon dài quý phái như quý công tử thế gia, trở thành bộ dáng bây giờ.Tay Tạ Thanh còn đẹp hơn cả Lý Trọng Kiền.Dao Anh ngồi thẫn thờ một hồi.Nàng biết người ngoài nhìn Lý Trọng Kiền thế nào. Là giết người như ngóe, bạo ngược tàn nhẫn, tàn sát một tòa rồi đến một tòa thành.Dao Anh từng khuyên Lý Trọng Kiền.Đối địch trên chiến trường ngươi không chết thì là ta vong, đương nhiên không thể lòng dạ đàn bà, nhưng là tàn sát cả thành thì quá máu lạnh.Lý Trọng Kiền cười khẽ, xoa xoa đầu Dao Anh.Dao Anh nghĩ anh đã nghe lọt tai, kết quả hôm sau phát hiện đám người hầu bên cạnh mình đã đổi một nhóm.Người hầu Giáp nói: Nữ lang, Nhị công tử được bách tính rất kính yêu!Người hầu Ất nói: Nữ lang, ngài đừng buồn, dân chúng không có mắng chửi Nhị công tử đâu.Dao Anh giận đến ngã ngửa: Cách bịt tai trộm chuông này mà Lý Trọng Kiền cũng uổng công nghĩ ra!Lý Trọng Kiền đang ngủ say bỗng nhiên trở mình, bàn tay nắm lại, bắt chặt cổ tay Dao Anh.Dao Anh bị kéo đến giật nảy, tỉnh táo lại, đẩy tay Lý Trọng Kiền ra, nhỏ giọng mắng: “Chỉ cho phép phóng hỏa Châu quan, không cho đốt đèn trăm họ!”Rèm cửa khẽ động, bên ngoài truyền đến giọng của Xuân Như: “Quý chủ, Pháp sư đi ạ.”Dao Anh để lại cung nữ chiếu cố Lý Trọng Kiền, đứng dậy đi về sương phòng phía Tây.Hôm nay Đề Bà Mông Đạt mặc một bộ truy y mà các sư Bắc Trung Nguyên đang thịnh hành, vẻ mặt nghiêm túc, pháp tướng trang nghiêm, từ trong đường bước ra, chắp tay trước ngực: “Công chúa, Quý phi đúng là đã dùng thuốc của Bà La Môn.”Phụng ngự đứng một bên cúi đầu, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng.Dao Anh trầm mặt.Nàng biết bệnh điên của Tạ Quý phi không có thuốc chữa, mời Mông Đạt Đề Bà vào cung không phải chữa bệnh mà là tra rõ nguyên nhân bệnh.Bệnh Tạ Quý phi rất lạ, lúc Dao Anh ra đời bà đã khùng khùng điên điên, khi đó Đường thị đã chết, Tạ gia vẫn cường thịnh, không có dấu hiệu gì sắp bị hủy diệt.Mấy tháng trước, có vị đạo sĩ xem mạch cho Tạ Quý phi đoán: có thể Tạ Quý phi dùng thuốc Bà La Môn, tâm trí thất thường.Phụng ngự trong cung không mấy hiểu biết về thuốc của Bà La Môn, Dao Anh sợ bứt cỏ động rắn, không để lộ ra chuyện này. Nàng mời Mông Đạt Đề Bà vào cung chính là xác nhận suy đoán của vị đạo sĩ là thật hay là giả.Đề Bà Mông Đạt vẻ như hoàn toàn không để ý tới bầu không khí thoáng chốc trở nên nặng nề, chậm rãi nói: “Thuốc Bà La Môn mà Quý phi đã uống hẳn là một tiên dược trường sinh trong «Phương thuốc chư tiên Bà La Môn» ghi lại. Bần tăng đã từng thấy qua người dùng thuốc này lâu dài, họ đêm không an giấc, ngày không được tỉnh, thần trí rối loạn, ký ức điên đảo, triệu chứng không khác với Quý phi.”Dao Anh tỉnh táo hỏi: “Pháp sư, vậy có cách trị liệu không ạ?”Đề Bà Mông Đạt lắc đầu, vẻ mặt thương xót: “Độc tố của tiên dược Trường sinh không cách nào loại bỏ, mà bệnh của Quý phi lại rất nặng so với người bần tăng từng gặp, tâm bệnh khó giải.”Dao Anh trong lòng rõ ràng.Tạ Quý phi không tiếp nhận sự thật Tạ Vô Lượng đã chết, thuốc Bà La Môn là nguyên nhân gây bệnh, mà tin dữ của Tạ gia đã khiến bà triệt để điên.Bà điên rồi, Tạ Vô Lượng vẫn còn sống.Dao Anh nhắm mắt, bình tĩnh lạiCung nhân theo mệnh lệnh của nàng đã chuẩn bị vàng bạc, tơ lụa, dược liệu, còn cả mấy con ngựa làm tạ lễ tạ ơn Đề Bà Mông Đạt.Tạ Thanh đã đi Chính sự đường, lấy giấy thông quan do Tể tướng kí mà phát xuống.Dao Anh biết Đề Bà Mông Đạt không thể chờ đợi phải lên đường đi Tây Vực, không giữ ông lại nữa, đưa văn thư lên, tiễn ông xuất cung.Đề Bà Mông Đạt giật mình.Thật ra ông cũng đâu muốn tiến cung chẩn trị cho Tạ Quý phi.Lúc còn trên đất Thục, Đề Bà Mông Đạt thường qua lại với quan lại quyền quý, phần đông lễ phép chu đáo, cử chỉ thanh tao, tự xưng là cư sĩ tu hành, vô cùng chuộng bàn kinh lễ Phật, nhưng làm việc lại ngang ngược bá đạo, ích kỷ lãnh khốc, căn bản không để ý sống chết của dân chúng tầng lớp dưới. Khi Mông Đạt Đề Bà rời đi, kẻ quyền quý từng giữ ông làm thượng khách lập tức trở mặt, cưỡng ép tạm giam ông và đệ tử, còn giết cả người hầu của ông để uy hiếp.Ông chạy khỏi đất Thục, quyết tâm đi Tây Vực càng thêm mãnh liệt, nhưng giám viện chùa Đại Từ Ân nói rằng nếu không có giấy thông quan thì ông sẽ chết ở Kim Thành.Để có giấy, Đề Bà Mông Đạt đành mạo hiểm vào cung vì Thất công chúa.Lúc Thất công chúa hỏi bệnh Tạ Quý phi có thể chữa không, ông đã do dự trong chớp mắt, nhưng vẫn nói thật. Bệnh Tạ Quý phi đúng là không thể trị.Đề Bà Mông Đạt thấp thỏm trong lòng.Ngoài dự liệu của ông, Thất công chúa không giống mấy kẻ quyền quý kia, nàng không nổi trận lôi đình, không giận chó đánh mèo, cũng không ép giữ ông lại chẩn trị cho mẹ mình. Nàng giữ lời hứa, sảng khoái thả ông lại còn chuẩn bị hậu lễ.Tảng đá lớn đè lên tim Đề Bà Mông Đạt cuối cùng cũng rơi xuống.Thở phào rồi lại cảm thấy tiếc hận.Thất công chúa tướng mạo ung dung, ánh mắt thanh tịnh lấp lánh, giống như mặt trời mọc sau mưa, ánh hào quang sáng chói nghiêng chiếu.Thật có duyên với cửa Phật. Đáng tiếc công chúa không tin Phật.Đề Bà Mông Đạt an ủi Dao Anh: “Công chúa, tất cả đều là số mệnh, Quý phi như vậy cũng là không phải chuyện xấu. Tốt xấu đều có tương hỗ nhân quả, thế sự vô thường, thuận theo nhân duyên.”Dao Anh cười cười.Nàng không hiểu thiền ý trong lời của Pháp sư nhưng có chuyện nàng rất rõ ràng, nhất định nàng sẽ tra ra ai đã hạ độc.Ra cửa rời cung, Đề Bà Mông Đạt trịnh trọng hướng về Dao Anh tạm biệt.Dao Anh học theo ông chắp tay trước ngực: “Đường đi Tây gian nan hiểm trở, chúc Pháp sư lên đường bình an, mọi chuyện trôi chảy.”Mông Đạt Đề Bà nói: “Đa tạ công chúa.”Dao Anh nghĩ tới một chuyện: “Vị Phật tử Pháp sư muốn gặp kia, có phải là Đàm Ma La Già* quân chủ của Vương Đình Tây Vực không ạ?”*chắc là phiên âm, Dharma-rajaĐề Bà Mông Đạt hơi kinh ngạc, khẽ gật nói: “Đúng vậy.”…Vương Đình Tây Vực khác với Trung Nguyên, Thần quyền nặng ngang Vương quyền, Đàm Ma La Già vừa là Phật Tử* được sùng kính, vừa là Quân Vương của thế tục, là thần trong lòng trăm họ người Tây Vực.*còn thường gọi là La Hán (arhat). Còn là tôn hào cao nhất. Tôn giả đệ nhất là Phật tử, sau đó đến Quốc sư rồi Pháp vương.Ngài đăng cơ tuổi thiếu niên, mới đầu chỉ là hoàng đế bù nhìn bị các thế tộc khống chế, bị đại thần cầm tù trong Phật tự tu tập Phật pháp.Năm Đàm Ma La Già mười ba tuổi, Khả Hãn* Bắc Nhung dẫn ba vạn đại quân tập kích Vương Thành. Quân đội của các thế gia không phải đối thủ của Bắc Nhung, bị đánh tơi bời, hốt hoảng chạy trốn.*hakan: thủ lĩnh về mặt chính trị của các dân tộc Bắc Á sau thế kỷ IVĐàm Ma La Già đang lặng lẽ tu trong Phật tự, lúc biết tin Phật tự đã bị bao vây trùng điệp.Tăng nhân khuyên Đàm Ma La Già đầu hàng, ngài là Phật Tử, Khả Hãn Bắc Nhung tiến đánh Vương Thành, vì muốn bắt sống ngài lấy hiệu lệnh toàn Tây Vực.Đàm Ma La Già không muốn làm tù binh của Bắc Nhung, bình tĩnh chỉ huy tăng binh* trung thành với mình, chạy ra Vương Thành, sau đó triệu tập quân đội bị cô lập với Vương Đình quay đầu tiến đánh đại quân Bắc Nhung.*chữ tăng trong nghĩa người tu hànhLúc hai quân tác chiến, Phật Tử Đàm Ma La Già người mặc áo tu màu đỏ, một người một ngựa, đi trước trận.Áo bào phần phật, thê lương tráng lệ.Thoáng như một vị thần cô độc giáng thế.Tăng binh và quân đội nhận sự cổ vũ, bộc phát ra sức chiến đấu kinh người, không hề sợ chết tiên phong xông lên.Chỉ hơn hai ngàn người, đã đánh đuổi đại quân Bắc Nhung khí thế hừng hực khỏi Vương Đình.Khả Hãn bách chiến bách thắng của Bắc Nhung không ngờ mình đã bại trong tay một thiếu niên, nhớ lại những truyền thuyết ly kỳ lúc Phật Tử vừa sinh, lòng sợ hãi, quay đầu sang hướng Đông tiếp tục chiếm đoạt các bộ lạc thảo nguyên khác, không còn dám tuỳ tiện khiêu khích Vương Đình.Đàm Ma La Già mười ba tuổi lấy ít thắng nhiều, chiến thắng Bắc Nhung không ai bì kịp, uy vọng chưa từng có, thừa cơ đoạt lại Vương quyền, xác lập lại quyền thống trị Vương Đình.Từ đó, con đường phía Bắc Tây Vực thái bình mười năm.…Mấy năm trước, một vị sư Tây Vực duyên số trùng hợp cũng lưu lạc đến đất Thục, Đề Bà Mông Đạt qua lại với ông ta một thời gian, nghe ông ta miêu tả cặn kẽ một Phật quốc bên trong cát vàng Tây Vực, biết đến cuộc đời của Đàm Ma La Già.Mấy năm liên tục chiến loạn, Trung Nguyên Tây Vực hai vùng cách trở mấy chục năm, các nước Tây Vực giờ đây vẫn nghĩ Trung Nguyên là một Vương triều thống trị thống nhất.Hiểu biết của Trung Nguyên về Tây Vực thì càng ít.Đề Bà Mông Đạt không ngờ rằng Lý Dao Anh cũng nghe tới tên của Đàm Ma La Già.Trên thực tế Dao Anh không chỉ biết Đàm Ma La Già, còn biết vị hòa thượng này sống không được mấy năm nữa.Có lẽ là kiểm chứng cho câu tuệ cực tất thương*, Đàm Ma La Già từ nhỏ người không khỏe, mười mấy tuổi ngài có thể tự thân ra trận, suất lĩnh tăng binh tác chiến, nhưng rất nhanh liền triền miên nằm trên giường bệnh, không xuống được đất, không cưỡi được ngựa.*hẳn là thiên tài thì chết sớmNgài là một hòa thượng thành kính, vẫn ở lại Phật tự, dùng thân phận Phật Tử áp chế dã tâm bừng bừng của các nhà quyền thế, cân bằng thế lực khắp nơi, uy hiếp Bắc Nhung.Khả Hãn Bắc Nhung e ngại Đàm Ma La Già. Vài năm sau Lý Huyền Trinh cũng sợ.Họ đều muốn một đường đoạt lấy con đường phía Bắc Tây Vực bắc đạo, phe Bắc Nhung bị Đàm Ma La Già dọa đến mười năm không dám tiến đánh Vương Đình, còn Lý Huyền Trinh cũng nhiều lần bị đánh bại.Như trong truyền thuyết, Đàm Ma La Già là Phật Tử, có thần Phật phù hộ, đánh không thể không thắng.Bắc Nhung và Ngụy triều không còn kế sách khả thi, chỉ còn chờ ngày Đàm Ma La Già chết bệnh.Đàm Ma La Già biết mình sống một ngày, Vương Đình có thể thái bình một ngày, một khi ngài chết đi, dân chúng Tây Vực chắc chắn sẽ bị gót sắt Bắc Nhung chà đạp, thanh niên trai tráng bị tàn sát, đàn bà, người già, trẻ con biến thành nô lệ.Ngài chịu đựng nỗi dày vò đau đớn, lấy một thân ốm yếu bệnh tật chống đỡ lấy Vương Đình bấp bênh, cuối cùng vẫn bất hạnh chết bệnh.Nghe nói lúc ngài chết đã là bị bệnh dày vò đến không còn hình người.Một tháng sau, Vương Đình diệt quốc.Dao Anh có phần đồng tình với Đàm Ma La Già.Cũng là người hay bệnh tật, nàng được anh trai dốc lòng chăm sóc, không mấy khổ sở, Đàm Ma La Già đã bệnh còn khổ tu, hai mươi mấy năm tháng ngày ngắn ngủi, ngày ngày đều dày vò.Chắc cũng chỉ có đại cao tăng ý chí mạnh mẽ mới chịu được nỗi đau tra tấn mà người thường khó chịu đựng nổi..Trong lòng nàng yên lặng bùi ngùi, không tiếp tục hỏi nữa, chia tay Đề Bà Mông Đạt rồi vẫn dõi theo Pháp sư lẫn vào đám đệ tử đi xa.Không biết Pháp sư có thể thuận lợi gặp Đàm Ma La Già hay không.…Phủ công chúa.Đêm qua sau khi Lý Huyền Trinh đi, Chu Lục Vân khóc một đêm, sáng ra soi gương, hai con mắt sưng như quả đào nát.Người hầu nhỏ giọng nói: “Công chúa, đêm qua Thái tử đứng trong sân đến nửa đêm mới đi.”Cặp mắt sưng đỏ của Chu Lục Vân lại nước mắt lưng tròng, khóc ròng: “Hắn chờ đến nửa đêm thì có ích lợi gì? Ta xin hắn mang binh đi cứu cô của ta, nói sao cũng không chịu!”Người hầu dè dặt khuyên nhủ, nói nhăng nói cuội một xe lời đẹp.Chu Lục Vân lau khô nước mắt: “Cô là người thân duy nhất còn trên đời này của ta, nhất định ta phải cứu bà về!”Cô ta lật ra mẩu tin mà người bộc trung thành đưa đến tay mình, nhìn lần nữa, quyết định. “Ngươi đi Nghĩa Ninh phường một chuyến, báo cho người bộ lạc Diệp Lỗ, ta đồng ý gả!”Người hầu cúi đầu vâng dạ, khóe miệng nhẹ nhếch.






Bình Luận (0)
Comment