Tay Trần Nhu bưng chén lưu ly, bên trong là một đống anh đào tươi ngon đỏ mọng được xếp thành hình một ngọn núi nhỏ, bên trên có rưới váng sữa trắng nõn, lại có thêm mía tương màu hổ phách, váng sữa và anh đào, tuyết trắng và đỏ thắm, mùi hương tỏa lan khắp mọi phía.
Nàng dũng muỗng bạc múc một miếng anh đào đỏ, váng sữa dính trên đó như tuyết vụn, nàng cúi đầu nếm một miếng, anh đào chua chua ngọt ngọt, mùi váng sữa đầy hấp dẫn, mía tương ngọt thanh, ba thứ dung hợp cùng nhau, quả là cực kỳ thơm ngon.
Lúc ăn anh đào, nước của nó hơi chảy ra môi, Trần Nhu liếm môi dưới, đôi môi anh đào của nàng hơi sưng lên, thật ra không phải vì ăn anh đào mà bị như vậy…
Trần Nhu xoay đầu nhìn người ngồi cạnh mình, nàng cắn muỗng bạc, thầm nghĩ, đây mới là người “khởi xướng” mà.
Nàng chỉ lướt qua rồi dừng lại thôi, ấy thế mà đã biến thành chàng “vang tiếng trống vàng” công thành chiếm đất.
Thích Nhung cùng ngồi với nàng trên giường, chàng cong một chân lên, trong tay cầm một quyển ký thư, Trần Nhu xem sơ qua vài lần, trong đó ghi lại cách xây dựng và phát triển chế độ của không ít nơi, sản vật trên sông dưới biển,… còn có các kiểu tranh vẽ ở trong đó nữa.
Nàng nhìn mấy bức vẽ đó đến mức da đầu tê dại.
Nàng cảm thấy mình không tài nào có thể tưởng tượng ra được hướng chảy của con sông ấy, không tài nào tưởng tượng ra được đó là hướng nào.
Dù có cầm sách tranh trong tay đi chăng nữa, dù đang ở ngay chỗ đó, thì nàng cũng khó lòng mà phán đoán được rốt cuộc mình đang ở đâu.
Nghĩ vậy, Trần Nhu chỉ biết thinh lặng mà ăn anh đào, sau đó giơ tay cầm một quả anh đào đỏ tươi không có váng sữa hay mía tương, đút đến bên miệng chàng.
Thích Nhung cúi đầu cắn anh đào, nhẹ giọng hỏi nàng: “Không thú vị à? Đây là địa chỉ ở biên thành mới năm ngoái của triều ta, trong đó còn ghi lại không ít nhân vật hoặc ký sự thú vị, ta chọn vài đoạn đọc cho nàng nghe nhé?”
Trần Nhu dựa đầu lên vai chàng rồi khẽ gật đầu.
Có lẽ do hôm nay cơ thể nàng đang có chút bệnh, nên giọng nói khi Thích Nhung nói chuyện với nàng vừa trầm trầm vừa dịu dàng, giờ đây, chàng đang đọc to một đoạn văn, Trần Nhu nghe đến nỗi hơi mơ mơ màng màng, vừa muốn ngủ mà lại vừa có cảm giác an nhàn đến diệu kỳ.
Tới chỗ thú vị, thật sự không nén được nụ cười nên nàng bèn chui đầu vào lòng chàng, vờ vịt than một câu: “Chuyện ngu xuẩn mà người đời làm còn rất nhiều.”
“Đúng vậy, không hiếm lạ gì.”
“Hừ.” Trần Nhu khẽ hừ một tiếng, bỗng nhiên thù dai, bắt đầu truy cứu chuyện trước kia: “Lúc trước chàng còn nói, dù ta có làm ra chuyện gì ngu xuẩn chàng thì cũng không thấy lạ.”
“Ta sai rồi.”
Câu nhận lỗi nhẹ nhàng như vậy, hiển nhiên không thể giành được chút xíu xiu sự đồng tình nào từ Trần Nhu, nàng cầm cái chén lưu ly trong tay rồi đưa cho chàng, nghiêm túc nói: “Thái độ nhận lỗi không nghiêm chỉnh chút nào, phạt chàng đút ba quả anh đào cho ta.”
Thích Nhung dung túng mà cười cười, gật đầu đáp: “Được.”
Chàng cầm chiếc chén lưu ly, cầm muỗng bạc, múc anh đào định đưa đến bên miệng nàng.
Trần Nhu ngồi cạnh chỉ cho chàng:
“Động tác phải cung kính một chút.”
“Chân chó một chút.”
“Tiểu công công làm việc trong cung ấy, chàng đã thấy chưa?”
Bấy giờ, khi quả anh đào đang tới bên miệng Trần Nhu thì nó lại tự quay ngược một vòng, Thích Nhung tự ăn luôn, chàng ta nghiêm mặt bình luận: “Trần Tiểu Thất, cái đuôi của nàng sắp vểnh lên trời luôn rồi.”
Mày kiếm của chàng nhếch lên: “Có biết nàng đang nói chuyện với ai không?”
Trần Nhu không cam lòng yếu thế, lườm chàng: “Ta đang nói chuyện với tình lang của ta.”
“Được.” Đúng là muốn chết thật rồi, chỉ với một từ “tình lang” này thôi, nàng đã khiến chàng không sao phát tiết được lửa giận của mình: “Tiểu tổ tông của ta, lần tới tiến cung ta sẽ nghiêm túc học chân… ” Chàng thật lòng không nhịn được nữa, đành bật cười: “… Chó như thế nào, bây giờ phiền người tạm chấp nhận một chút nhé?”
Trần Nhu đẩy cánh tay chàng, cuối cùng cũng không nhịn cười nữa mà ngã lên người chàng, ngoài mặt lại cố ra vẻ mà nói: “Ghế thì… đành tạm chấp nhận một chút vậy.”
Thích Nhung đút ba quả anh đào cho nàng, anh đào đỏ được rưới thêm mía tương rất ngọt, cũng hơi hơi chua, Trần Nhu ôm cánh tay chàng, cuối cùng vẫn hỏi một chuyện:
“Ta ở đây… Vậy thôn trang thì phải làm sao?”
Nếu như sáng nay phát hiện nàng không có ở đó, chỉ e là cả thôn trang sẽ loạn cào cào lên mất.
“Ta đã sắp xếp rồi, trước khi huynh trưởng nàng tới đón, “Trần Thất cô nương” vẫn luôn ở trong thôn trang điều dưỡng sức khỏe.” Dứt câu, ánh mắt Thích Nhung hơi tối đi, bất giác nắm chặt tay lại.
Trần Nhu nghe xong thì gật đầu, không truy hỏi tiếp, nàng cũng an lòng rồi.
Tuy rằng nàng không biết Thích Nhung sẽ dùng cách gì để giấu giếm, nhưng chàng đã nói là chàng đã sắp xếp xong xuôi, vậy thì chắc chắn là chàng đã sắp xếp tốt đẹp rồi.
Thấy nàng không hỏi gì nhiều, trong chốc lát, Thích Nhung lại không biết là mình nên thở phào nhẹ nhõm hay là nên làm gì khác.
Chàng duỗi tay ôm eo Trần Nhu, để nàng rúc vào lòng mình.
Trần Nhu nhớ lại một chuyện khác: “Bánh trung thu đêm qua đâu?”
“Ta ăn hết rồi.”
Trần Nhu trợn mắt nhìn chàng: “Chàng ăn mảnh!”
“Chỉ có chút xíu như vậy thôi mà, không đủ nhét kẽ răng nữa kìa.”
Trần Nhu vẫn trợn mắt: “Chàng ăn mảnh [*]!”
[*]
Ăn mảnh là ăn một mình, kiểu như lén lút ăn một mình. Ăn rồi mà còn dám chê ít nữa ư!
Thích Nhung trợn mắt nhìn nàng: “Nàng còn muốn cho ai ăn?”
“Ta cho mình ta ăn cũng không được ư.”
Thích Nhung trưng ra bộ mặt dày dạn mà nói: “Ta cứ ngang ngược, ta cứ ăn mảnh đấy.”
Trần Nhu nhìn dáng vẻ chơi xấu này của chàng ta thì chỉ biết “hừ” một tiếng, nàng ngồi quỳ một bên, cầm chén lưu ly lên rồi nói: “Phạt chàng ăn ba trái anh đào.”
Thích Nhung thuận thế nằm xuống, tay gối sau đầu, cằm hếch lên, kiêu căng ngạo mạn: “Nàng đút.”
Trần Nhu lén múc một muỗng anh đào lớn đậm đặc mía tương, mạnh mẽ nhét vào miệng chàng.
Ngọt chết người luôn.
Thích Nhung ngồi dậy, che miệng lại, vừa muốn phun mà lại vừa không dám phun, chỉ có thể nuốt một miệng đầy ứ một họng ngọt lừ xuống: “Quá ngọt, nàng tha cho ta đi.”
Chàng nhíu mày lại, nói: “Anh đào váng sữa là thứ mà mấy tiểu cô nương các nàng thích ăn, sáng sớm ta còn sai người làm ra váng sữa tốt nhất, Đàm cô cô còn tưởng rằng ta đổi tính đổi nết, thích ăn mấy cái thứ này.”
“Đàm cô cô” trong lời chàng nói là người cũ bên cạnh Trưởng công chúa Hoa Dương, hiện giờ, bà đang quản lý tất cả tài sản riêng trong phủ công chúa, bà đã lớn tuổi, lại chưa từng kết hôn, coi Thích Nhung là chủ nhân, cũng coi chàng như cháu ruột, Thích Nhung đối xử với bà bằng thái độ kính trọng vô cùng.
“Được rồi, thiệt thòi cho chàng rồi, tạm tha chàng đó.”
Trần Nhu bỏ chén lưu ly xuống, ăn nhiều anh đào như vậy là đủ rồi.
“Thích Nhung, nếu chàng bận việc thì không cần cứ ở bên cạnh ta đâu, ta tự nằm trên giường dưỡng bệnh là được rồi.”
Nàng biết, chắc chắn Thích Nhung không phải là kẻ cứ chui rúc trong phòng cả ngày trời, chàng còn có rất nhiều việc phải làm.
Thích Nhung ôm nàng vào lòng, trán kề trán với nàng, cười nói: “Lửa suối lụi tàn thảm Man ấm, ta với ly nô [*] không ra ngoài đâu.”
[*]
Cách gọi mèo âu yếm. Trần Nhu nghe xong bất mãn nói: “Ai là ly nô?”
“Là con mà lần trước thấy ta thì sẽ thích rửa mặt, tên nhóc này ngốc ghê, còn tự dùng móng vuốt làm mình bị thương nữa chứ.”
“Chó Thích Nhung!”
Hội đèn lồng Hoa Thần ở thành Trường An diễn ra trong ba ngày liên tục.
Tới buổi tối ngày cuối cùng, Trần Nhu “thân tàn chí kiên” kéo Thích Nhung ra ngoài.
Nàng mặc một bộ nhu quần có hoa văn bông sen, áo choàng dài màu xanh bằng lụa mỏng, Thích Nhung đầu đội ngọc quan, mặc áo bào trắng như giấy viết, còn chưa đến chợ đèn hoa mà hai người đã mua một đôi mặt nạ tiểu hồ ly, chàng một cái và nàng một cái, họ đeo lên cho nhau.
Với dáng vẻ này, rất khó để có thể nhận ra bọn họ là tiểu bá vương kinh thành – Thích Nhung và Thất cô nương Trần gia – Trần Nhu.
Trần Nhu đưa một chiếc đèn hoa sen cho Thích Nhung, trên tay nàng cũng cầm một cái, nàng rất hưng phấn mà nói: “Tuy không đông người như ngày đầu, nhưng tối nay có tập hợp thả đèn Khổng Minh, lúc đó ta còn muốn ra bờ sông thả đèn hoa sen…”
Nàng hưng phấn mà nói ra dự định tối nay, Thích Nhung bên cạnh lại nói: “Từ từ đã.”
Chàng bảo Trần Nhu chờ, còn mình thì đi mua một chiếc bánh ngào đường, Trần Nhu tò mò nhìn chàng, chẳng lẽ tiểu Hầu gia còn thích ăn cái này nữa ư?
Bánh đường, cũng chính là tranh đường.
Trần Nhu hỏi chàng: “Sao bỗng nhiên chàng lại đi mua một cái bánh đường thế?”
Thích Nhung giơ tranh đường hình con bướm trong tay ra và nói: “Hàng bánh ngào đường này, mỗi năm đều ở vị trí đó, tôn tử bên cạnh lão cũng đã lớn đến vậy rồi.”
Trần Nhu chớp mắt, hiếu kỳ hỏi: “Chàng quen ông lão, còn biết mỗi năm ông ấy sẽ bán ở đây nữa à?”
Thích Nhung đưa tranh đường cho nàng, nói: “Nàng không biết, đó là vì nàng là bé vô lương tâm, do nàng không nhớ mà thôi.”
Trần Nhu ngây người.
“Năm nàng tám tuổi, ta lén dẫn nàng ra khỏi phủ xem hoa đăng, kết quả là, nàng không thèm xem hoa đăng gì sất, mà lại đi trông coi quán nhà người ta cả ngày.” Thích Nhung cười một cái, trong ánh mắt ánh lên chút hoài niệm, nhưng lại không nói hết đoạn sau.
Đêm đó nàng chơi rất vui, chỉ là, sau khi nàng về thì lại ngã bệnh tận ba tháng.
Trần Nhu cúi đầu liếm tranh đường một cái, một vị ngọt đến diệu kỳ tan ra trên môi lưỡi, trong đầu bất giác hiện lên hai hình bóng mơ hồ không rõ.
Nàng nghĩ, tuy đã quên, nhưng ta vẫn luôn nhớ rất rõ rằng, ta muốn ngắm hoa đăng cùng với một người.
“Chàng chờ ở đây nhé.”
Trần Nhu xoay người, nàng cũng mua một tranh đường, sau khi trở về, nàng đưa tranh đường hình tuấn mã cho Thích Nhung.
“Ta vừa hỏi rồi, ông lão nói người bên cạnh không phải tôn tử của ông ấy.”
Trần Nhu chế nhạo: “Xem ra trí nhớ của chàng cũng không tốt lắm đâu nhé, tiểu Hầu gia ơi.”
Thích Nhung sửng sốt.
Trần Nhu che miệng cười: “Lừa chàng thôi!”
Thích Nhung tức giận kéo nàng qua, một tay xách nàng vào lòng, Trần Nhu muốn giãy giụa nhưng Thích Nhung lại buông nàng xuống, nhét nàng vào lồng ngực, nhỏ giọng nói: “Ca nàng ở đằng trước, đừng nói gì hết.”
Toàn thân Trần Nhu cứng đờ, đến nỗi, một động tác nhỏ nhoi thôi mà nàng cũng không dám làm.
Thấy dáng vẻ ngây ra như phỗng của nàng, Thích Nhung cười, chàng cắn tranh đường.
Trần Nhu khôi phục tinh thần, nàng lườm chàng: “Chàng, cái tên lừa… ”
Còn chưa dứt lời mà đột nhiên Trần Nhu chui tọt vào lòng chàng.
Xong rồi, nàng nhìn thấy huynh trưởng Trần Trưng ở phía đối diện thật rồi kia kìa.
Hai người vừa mới ở bên nhau mà lại để cho người lớn biết thì không hay cho lắm.
Càng miễn bàn đến chuyện, để ca của nàng phát hiện ra một đôi uyên ương hoang dã trong hội lồng đèn.
“Ngoan, nàng trốn đi trước đi, ta nói chuyện với huynh trưởng nàng mấy câu.” Thích Nhung ra hiệu cho ám vệ.
Trần Nhu liếc chàng, “hừ” một tiếng: “Chàng đừng… ”
Đừng có mà “hiểu trong núi có hổ thì lại càng thích vào núi hơn”.
Trần Trưng đi cùng mấy người Chu Giác, hôm nay huynh ấy đến hội thơ hoa đăng để làm thơ, mấy ngày nay cũng làm quen được vài thiếu niên anh tài, nhưng huynh ấy nhìn những người đó ngâm thơ, làm câu đối thì thấy phần lớn đều là tài tử có chút phong lưu, thích giai nhân mỹ thiếp, cũng không thích hợp làm muội phu [*] của huynh ấy.
[*]
Muội phu là em rể. Huynh ấy là huynh trưởng, gặp khá nhiều khó khăn trong việc cân nhắc kén rể cho muội muội.
Cũng không biết Tiểu Thất thích kiểu gì, dịu dàng nho nhã, hiểu lễ hiểu âm luật phải không nhỉ?
Trước mắt thì cũng đã có vài đối tượng được chọn, có lẽ là có thể để cho Tiểu Thất đích thân nhìn xem thế nào.
Bước đầu, trong lòng Trần Trưng đã hình thành nên một bản kế hoạch, định mời bằng hữu tụ tập đi săn thú, dẫn thêm Tiểu Thất và vài quý nữ khác, chỉ nói là đi đạp thanh săn thú ngắm cảnh.
Nhìn trúng ai cũng được, không nhìn trúng ai thì cũng coi như là để cho muội ấy được giải sầu.
Thích Nhung là huynh đệ tốt của huynh ấy, đến lúc đó thì tìm chàng rồi nhờ cậy chàng giúp đỡ cùng chọn muội phu với huynh ấy, một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao mà lại.
Lúc đang nghĩ như vậy trong lòng, Trần Trưng lại trông thấy một hình bóng quen thuộc.