Say Mộng Giang Sơn

Chương 509.2

Thứ sử Tây Châu mới nhậm chức đã gần 4 tháng rồi, tuy nhiên trong mắt của quan dân ở Tây Châu, tất cả đều không để ý đến sự tồn tại của con người này, rất nhiều người thậm chí còn không biết rõ danh tính của vị Thứ sử này, mà điểm này việc quan mới nhậm chức thì bọn quan viên cấp dưới và đám dân chúng đáng ra phải là những kẻ hiểu rõ đầu tiên.

Mọi người ngạo mạn như thế, đó là bởi họ cho rằng chỗ mà vị Thứ sử này làm sẽ không dài lâu. Vị Thứ sử này họ Trương, năm nay đã 70 tuổi, làm chức quan suốt đời ở cái tuổi lớn như này, mà vị quan lớn tuổi như vậy cũng không phải là hiếm thấy, nhưng vị quan lớn tuổi như vậy mà còn bị phái đi để đi khai thác chức trách là điều hiếm có.

Đô đốc và Thứ sử Tây Châu là chức vị cha truyền con nối. Vị Thứ sử trước một đời sau khi không có con, triều đình đã sắp xếp một gã lưu quan, chính thức kết thúc chế độ Thứ sử Tây Châu theo kiểu cha truyền con nối này. Nhưng những trợ lý của Thứ sử như là Trưởng sử, Tư Mã, Lục ti Tham quân ..v.. tuy không phải là thế tập nhưng cũng gần như là thế tập. Tất cả đều do một số thế gia nhỏ hơn cầm giữ.

Bất cứ gia tộc nào trong bọn họ cũng không muốn biến Tây Châu thành chế độ lưu quan, khiến triều đình không chế càng nghiêm mật, cho nên họ đều mang một thái độ chống lại vị lưu quan Thứ sử vừa mới nhậm chức lần đầu tiên này, bằng mặt không bằng lòng, qua loa cho xong, ý đồ đuổi ông ta đi khỏi.

Một vị lão nhân ở tuổi thất tuần đáng ra không nên chịu cái tội này, nhưng vị Trương lão tiên sinh này lại cứ bị nhận phải lệnh phái đi như vậy, có thể thấy được Kiến Nam đạo không hề chào đón đối với vị quan viên này, đại khái là muốn gây ra sức ép ở đây cho ông. Thế nhưng, tuy rằng vị Trương Thứ sử này đã ở vào cái tuổi thất tuần, nhưng thân thể lại cường tráng, tinh lực cũng vô cùng tràn đầy.

Ông không chỉ có sức khỏe tốt mà tâm cơ cũng rất sâu. Các người không chịu báo cáo tình hình thực tế của địa phương cho ta biết? các người không chịu chấp hành chính lệnh của ta? Các người ôm chống lại ta? Được! Trương lão đầu đứng ngoài sáng cười đắc chí, cái gì cũng có thể nói được, âm thầm ghi chép tỉ mỉ tất cả những việc mà báo cáo các quan viên báo cáo lên, cũng ghi chép tỉ mỉ mỗi một điều chính lệnh mà bản thân đã phân phó xuống.

Âm hiểm nhất chính là, khi mà lão gia đi làm những việc này, còn cả ngày đóng giả làm ra vẻ bộ đáng thương, dường như bất cứ lúc nào cũng có thể tắt thở vậy, những bọn viên quan cấp dưới này lại càng vui mừng mà nhảy vào rồi. Sau khi làm con rối để mặc cho người định đoạt ước chừng khoảng 3 tháng, đột nhiên tinh thần của lão đầu trở nên đầy phấn chấn, lên hương, thân thể bay bổng, chạy một hơi đến năm huyện cũng không biết mệt.

Lão già này đã bắt đầu đi đến các huyện để thị sát rồi, xem xét lần lượt những hạng mục mà quan địa phương trước đó đã báo lên có tương xứng hay không, có chấp hành những điều chính lệnh mà ông đã ban xuống hay không. Quan viên nào để xảy ra bất kỳ vấn đề gì thì cách chức ngay tại chỗ. Nói là nói như vậy, ông cũng không làm lay động được địa phương, nếu như ông không giáng chức một số người, thì sẽ bị quan địa phương, tiểu quan lại, những kẻ có tên tuổi, các thân sĩ hợp lực gây mất quyền lực.

Nhưng trong vòng 3 tháng ông đóng giả con rối ở đây, ngoại trừ ghi chép được những việc nhỏ nhặt, thì cũng không phải không làm bất cứ việc gì, ông phái người đi khắp từng các huyện, đặc biệt dò hỏi nhân vật nào có thế lực ở địa phương không hợp với quan viên hiện tại, thậm chí còn có oán cừu. Sau khi điều tra ra vấn đề, ông vừa mới được miễn nhiệm của người đảm nhiệm trước, liền bổ nhiệm người kế nhiệm ngay lập tức, cùng là kẻ đối đầu với người đảm nhiệm trước.

Kẻ được nhậm chức cũng là một kẻ có tên tuổi ở địa phương, sẽ không thể nào rơi vào sự chống lại toàn lực của cả địa phương, tiền nhiệm và kẻ kế nhiệm có thù oán, điều này đủ để cam đoan những viên quan địa phương mới nhậm chức có mức độ chấp hành chính lệnh của ông cao nhất. Chiêu ấy của ông không thể lập tức khống chế địa phương hoàn toàn nắm cả vào trong lòng bàn tay của triều đình được, nhưng lại đủ để lay động thế lực của cả một địa phương, việc chinh phục cũng chỉ là vấn đề thời gian thôi.

Trương Thứ sử đi đến vài huyện chủ yếu, vừa mới về đến thành Tây Châu , liền nghe nói La Thư Đạo đô đốc cùng khâm sai Ngự sử mang theo rất nhiều quan binh đi đến Cung Hải để “bình định” rồi.

Trương Thứ sử vừa lo sợ vừa tức giận, mọi người ở đài Ngự sử đó là hạng người như thế nào ông hiểu rất rõ. Vu cho lưu nhân mưu phản? Muốn giết người ngay dưới mắt ông? Vậy sao được! Nhất là trong những đám lưu nhân đó vẫn còn có một số người của Hoàng tộc Lý Đường còn tồn tại, mà Trương lão rõ là đang tự cho mình trung thần của Lý Đường.

Trương lão đầu vừa mới tiến vào cửa phủ, sau khi nghe thấy tin này không nói đến lời thứ hai, lền thúc ngựa ra phủ Thứ sử, phi về hướng Cung Hải. Thân thể của vị Thứ sử này đúng là vẫn còn rất tốt, bảy mươi tuổi, giục ngựa chạy như điên, chờ ông đuổi đến bờ Cung Hải , không ngờ cũng chỉ có thở hổn hển đôi chút thôi.

Trên bờ Cung Hải, quan binh sắp hàng thành hình quạt, đang đưa lưng của đám dân chúng về phía cung hải làm cho họ không thể lui được nữa. Trương lão đầu mà ra sức lao về phía trước, chiến mã hí dài một tiếng, rồi đột nhiên tăng thêm tốc độ, chạm đến phía quân đội đang đứng thẳng tắp ở phía bên kia.

- Đao hạ lưu nhân! Đao hạ lưu nhân!!

Trương lão đầu vừa giục ngựa phi nước đại , vừa cao giọng hô to.

Vài tên quan binh vung cao thanh đao, lớn tiếng la mắng:
- Tên kia dừng bước!

Lão đầu râu tóc như tuyết, bay lả tả, giọng còn lớn hơn cả so với bọn họ, hơi trong miệng quát lên mãnh liệt:
- Có Thứ sử Tây Châu Trương Giản Chi ta đây, kẻ nào dám ngăn cản ta? Hết thảy lui ra!

Trương Mã Chi thúc ngựa vọt lẹ về phía trước, đao thương của những tên binh lính nghe nói là Thứ sử bản Châu giá đáo, nên cũng không dám lỗ mãng, vội vàng tản ra hai bên, Trương Giản Chi cưỡi ngựa tiến vào, phi ngựa đến phía trước La Thư Đạo và Hoàng Cảnh Dung, ghì chặt cương ngựa, dẫm một vó ngựa thật mạnh lớn bằng cả bát cơmỗuống mặt đất, một nắm cát vàng tóe lên.

Trương Giản Chi trợn mắt hét lớn:
- Tặc tử ngươi dám! Dám lấy danh mưu phản đểtàn sát dân chúng vô tội!

Hoàng Cảnh Dung sắc mặt trầm xuống, quay đầu sang hỏi La Thư Đạo:
- Lão thất phu này là ai?

La Thư Đạo lúng túng nói:
- Là Trương công Thứ sử bản Châu.
Nói xong thân mình gã g hơi nghiêng, nói nhỏ rằng:
- Lão tên là Trương Giản Chi, hai năm trước vừa mới bị giáng chức rời khỏi kinh sư, Hoàng Ngự sử đã nghe qua tên của lão chứ?

Hoàng Cảnh Dung khẽ kêu lên “A” một tiếng, bỗng nhiên nhớ ra người này.

Câu nói có tài nhưng thành đạt muộn này quả đúng là lời khắc họa tốt nhất về Trương Giản Chi. Năm đó sau khi Trương Giản Chi thi đỗ tiến sĩ, được ủy làm chức huyện thừa Thanh Nguyên, quan bát phẩm, một bước khởi đầu không tệ, thế nhưng thời gian nhậm chức có vẻ hơi lâu một chút, vị nhân huynh này giữ vị trí huyện thừa ở đó cho tới 63 tuổi, từ trước đến nay vẫn không thấy lên chức.

Mãi cho đến cái năm sáu mươi bốn tuổi, Võ Tắc Thiên đã chuẩn bị chu đáo đầy đủ, phải khoác long bào lên thân rồi, bắt đầu đề bạt ngoại quan tứ phía, thay thế một số quan viên không vừa mắt trong triều đình, lão cũng được cho phép vào kinh để được tuyển chọn làm quan. Sau khi Võ Tắc Thiên cho thi thử bên trong triều đình, rất hài lòng đối với lão, bổ nhiệm lão làm Ngự sử giám sát, không bao lâu sau lại được thăng làm Xá Nhân Các Phượng.

Đầu thời Đường, Xá Nhân Các Phượng (người ở bên trong thư xá) vào thẳng bên trong Các, ra tuyên chiếu mệnh, phàm là có trần tấu, đều được sắp xếp đưa vào ở đây. Các Phượng là nơi ban bố quyền lệnh, Xá Nhân Các Phượng ở địa vị của Các Phượng giống như địa vị của Dương Phàm trong Hình bộ tư lang trung ở trong Hình bộvậy, quyền hành cũng không phải là lớn lắm.

Võ Tắc Thiên đã thể hiện rất rõ ràng việc trọng dụng viên quan thất bại dưới sự cai trị của thời Lý Đường, muốn bồi dưỡng trở thành tâm phúc của mình, kết quả Trương Giản Chi lại tự cho mình là trung thần của Lý Đường, rõ ràng không hề không dựa vào trướng của Võ Tắc Thiên, không đồng tình với rất nhiều chính lệnh do Võ Tắc Thiên ban bố, bác bỏ quyền của Phượng Các, khiến Võ hậu giận giữ,lão liền bị giáng chức xuống địa phương.

Lúc Hoàng Cảnh Dung ở Ngự sử đài, biết được những sự việc trên, bởi thế cũng có nghe qua tên tuổi của vị Trương Giản Chi này. Vị chủ nhân này ngay cả ý chỉ của vị nữ hoàng đế nói một không hai này mà cũng dám kháng lại, nên vừa nghe kẻ đó chính là Trương Giản Chi, Hoàng Cảnh Dung bỗng có chút rùng mình. Thế nhưng nghĩ lại, y là khâm sai, mà Trương Giản Chi chẳng qua cũng chỉ là Thứ sử của một Châu, liền thản nhiên đứng thẳng lên.
Bình Luận (0)
Comment