Hoàng Chảnh Dung sắc mặt trùng xuống, nói:
- Trương Thứ sử, bản khâm sai giá lâm Châu phủ của ngươi, ngươi thân là Thứ sử bản Châu không đến chào đón thì thôi, lại còn ngăn cản cả việc ta đang thi hành. Hôm nay bản khâm sai điều tra về vụ án lưu dân mưu phản, ngươi lại ngang ngược can thiệp, ý muốn gì đây?
Trương Giản Chi cười nhạt nói:
- Khâm sai đã quyết định mang toàn bộ lưu dân ra xử tử, Trương mỗ xin được hỏi, khẩu cung ở đâu ra? Căn cứ chính xác mà bọn họ mưu phản là ở đâu? Ại là chủ mưu, ai là đồng mưu, ai là tòng phạm, binh giáp vũ khí, đồ quân nhu lương thảo ở đâu, chỗ nào?Không lẽ, những lời phản đảng mà khâm sai nói chính là những người phụ nữ già yếu và trẻ em có khuôn mặt xanh xao này sao?
Mấy trăm lão nhân, trẻ nhỏ, phụ nữ rúc vào với nhau, lạnh run ở dưới ánh đao gươm chói lọi, đó chính là phản đảng chủ mưu tạo phản sao? Chỉ cần một đội dân cường tráng là có thể giết hết bọn họ một cách sạch sẽ rồi, làm gì có chuyện ai tạo phản chứ?
Trong lời lẽ quát hỏi của Trương Giản Chi đầy chính nghĩa, vũ khí trong tay đám quan binh theo thời gian dần buông lỏng xuống.
Hoàng Cảnh Dung giận giữ, quát lên:
- Bản quan phụng theo ý chỉ của triều đình đi tuần tra lưu nhân, xử bản án đó như thế nào là chuyện của bản quan, không tới phiên Trương Giản Chi nhà ngươi ngang ngược can thiệp.
Trương Giản Chi đối chọi một cách gay gắt, nói:
- Triều đình bổ nhiệm bản quan làm thứ sử Nâm Châu, thân là phụ mẫu một phương, nếu như sự tình có liên quan đến bách tính của bản Châu, bản Thứ sử sẽ nhúng tay vào!
Hoàng Cảnh Dung tỏ vẻ xem thường không màn để ý đến, lôi thánh chỉ từ trong lòng bàn tay ra, giơ thật cao trên tay, lớn tiếng quát:
- Bản khâm sai có thánh chỉ trong tay, các ngươi còn chưa chịu động thủ, cũng muốn có ý đồ mưu phản hay sao? Mau giết cho ta! Giết sạch bọn chúng!
- Kẻ nào dám!
Trương Giản Chi rút thanh trường kiếm ra, gầm lên hét:
- Kẻ nào dám động thủ, thì phải bước qua xác của lão phu!
Trương Giản Chi mang theo vài công sai từng làm thuộc hạ của lão khi trước đây lão còn giữ chức Huyện Thừa Thanh Nguyên, nhất mực trung thành và tận tâm đối với lão, tuy có mặt giáp mặt với đại quân cũng không hề sợ hãi, đứng chắn bảo vệ trước người lão.
La Thư Đạo thấy cảnh đôi bên đang giương cung tuốt kiếm với nhau, vội vã khuyên nhủ:
- Hoàng Ngự sử, Trương Thứ sử, xin hai vị hãy bớt giận, nếu như có lời gì thì hãy từ từ mà thương lượng.
Hoàng Cảnh Dung tức giận nhìn gã nói:
- La đô đốc, bản khâm sai phụng chỉ đi tra án, ngươi thân là đô đốc của bản Châu, có trách nhiệm phải trợ giúp, còn không mau đuổi lão già này đi khỏi, lập tức thi hành việc tử hình.
Trương Giản Chi cũng đầy căm tức nhìn La Thư Đạo, khiển trách quát mắng:
- La Thư Đạo, ngươi lấy đi bao mồ hôi nước mắt của nhân dân, nhận được cung cấp nuôi dưỡng của một phương, không những thể bảo vệ bình an cho họ, ngược lại còn giúp kẻ xấu làm điều ác, ngươi có cảm thấy hổ thẹn không?
La Thư Đạo bị đứng giữa đầy khó xử, gã đương nhiên không muốn Hoàng Cảnh Dung vung tay múa chân ở đây, nhưng gã lại sợ Hoàng Cảnh Dung này dựa vào thân phận khâm sai ỷ thế cậy quyền ép gã vào cùng một tội mưu phản. Còn vị Trương Giản Chi ngay trước mắt đây, chẳng phải là do triều đình bởi vì nguyên Thứ sử Nham Châu không có con cháu kế thừa mà phái đến để tước đoạt quyền hay sao, nếu như bản thân đi sai một bước, mang đến cho triều đình một cái cớ, khó có thể đảm bảo lúc đó mình sẽ có cái kết cục như thế nào, mà sau lưng Hoàng Cảnh Dung còn có triều đình làm hậu thuẫn nữa.
Nghĩ đến đây, La Thư Đạo đã quyết định chắc chắn, trầm giọng nói:
- HoàngNgự sử là khâm sai thiên tử, bổn đô đốc tự nhiên phụng dụ mà hành sự! Người đâu, phụng theo mệnh lệnh của khâm sai thiên tử mà làm việc!
Chúng binh sĩ vừa thấy đô đốc hạ lệnh, lập tức tay cầm thanh đao dài tiến về phía trước, trong đám lưu nhân lập tức vang lên những tiếng kêu gào khóc thảm. Cả người Trương Giản Chi phát run lên, liều mạng vung thanh gương dài ra ngăn cản, đám quan binh cũng không hề giao chiến với lão, chỉ để lại chừng mười mấy người, dùng trường thương bao vây Trương Giản Chi và đám thuộc hạ của lão vào giữa, mặc cho thanh kiếm dài của lão đang bổ chém lên đao thương của mình, tiến cũng không tiến, lui cũng không lui, chỉ để ý ngăn bọn họ lại.
Trương Giản Chi tuyệt vọng hô to nói:
- Không được động thủ, các ngươi tán tận lương tâm như thế, Hoàng Cảnh Dung, lão phu phải tố cáo ngươi! La Thư Đạo, lão phu phải tố cáo nhà ngươi!
La Thư Đạo quay mặt nhìn về hướng khác, làm ra vẻ không nghe thấy, Hoàng Cảnh Dung bĩu môi, ung dung cười.
- Hết thảy dừng tay, khâm sai thiên tử đang ở đây!
Đám binh lính kia vung đao lên, đang định tiến hành tàn sát, đột nhiên một tiếng hét lớn như sấm mùa xuân nổ vang lên, một con ngựa đỏ từ trong rừng lao ra, trên lưng ngựa là một người, trong tay nâng cao một bức lăng vàng.
Thực chất Dương Phàm đã đến sớm hơn tất cả bọn họ, vẫn ẩn nấp ngay bên cạnh bìa rừng bên bờ biển này. Nơi này địa thế không bằng phẳng, có các dạng đồi núi thấp, thảm thực vật trải dài khắp ở trên bề mặt, lưu nhân liền bị sắp xếp ở trên một mảnh đất trống trải của giữa hai ngọn núi.
Dương Phàm thấy Hoàng Cảnh Dung chuẩn bị giết người, đang định hiện thân để ngăn cản thì Trương Giản Chi lại xông tới, đúng lúc chạy xuyên qua trước khu rừng mà hắn đang ẩn thân. Dương Phàm nghe tiếng lão hô lớn “đao hạ lưu nhân”, lúc này mới trì hoãn một chút, muốn xem rốt cuộc chuyện gì sẽ xảy ra. Nếu như có người khác có thể ngăn cản việc đồ sát này, thì hắn tất sẽ không phải ra tay vội.
Khi Trương Giản Chi đến trước mặt Hoàng Cảnh Dung, hai bên đối đáp một hồi, Dương Phàm cách quá xa nên không nghe rõ, nhưng chỉ cần nhìn qua cử chỉ hành động của lão là hắn đã biết rõ vị quan viên này muốn ngăn cản Hoàng Cảnh Dung giết người. Đến khi thấy vị quan viên này không thể ngăn cản Hoàng Cảnh Dung giết người, Dương Phàm liền giục ngựa xông ra ngoài.
Đám quan binh chợt thấy một người đang cưỡi ngựa lao ra từ trong rừng, lập tức đề phòng ngiêm ngặt hơn, thế nhưng khi nghe hắn hô to như thế, lại nhìn thấy hắn chỉ đi có một mình, nên cũng không ngăn cản lại, cũng chưa triển khai giết người mà rẽ ra một con đường, để hắn đến được gần. Dương Phàm đuổi đến đứng ở trước chỗ La Thư Đạo và Hoàng Cảnh Dung cách khoảng ba trượng liền bị trường thương ngăn lại, không tiến thêm nữa.
Dương Phàm cao giọng nói:
- Bổn quan là lang trung Hình Bộ Đại Chu Dương Phàm, phụng chỉ đảm nhiệm việc tìm hiểu tuần tra giám sát chư Đạo, tuần sát vụ án lưu dân mưu phản tại chư Đạo! Vụ án lưu nhân mưu phản tại Nâm Châu không đủ chứng cứ, sợ rằng có ẩn tình khác. Mạng người là quan trọng, không thể xem như trò đùa, bản quan yêu cầu thẩm tra xử lý thêm một lần nữa, có được chứng cứ rõ ràng rồi hẳn nói sau.
Hoàng Cảnh Dung nhận ra Dương Phàm, vừa thấy hắn đột nhiên xuất hiện giữa lúc này, trong lòng hoảng sợ, lại nhìn thấy hắn chỉ đi có một mình, mặc thường phục, cả người lẫn ngựa đều toàn là mồ hôi, trong lòng không khỏi khả nghi, quát hỏi:
- Dương lang trung, ngươi từ đâu mà đến?
Dương Phàm ngồi yên ở trên lưng ngựa, cao giọng nói:
- Có đồn đại rằng, lưu nhân chư Đạo vì hưởng ứng cùng nhau, xé kỳ tạo phản, thánh nhân phái chúng Ngự sử ra kinh xem xét tìm hiểu, nhưng lại sợ uốn cong thành thẳng, lạm sát kẻ vô tội, mới cắt cử Dương Phàm ra kinh để kiểm gian, không để xảy ra vụ việc tàn sát kẻ vô tội, cũng là thể hiện sự từ bi của thánh nhân.
Hoàng Cảnh Dung nghi hoặc nói:
- Ngươi đang mặc thường phục, thân chẳng ra làm sao, lại không được hậu thuẫn, đây là cớ làm sao?
Dương Phàm nói:
- Bổn quan phụng chỉ ra kinh, kiêm phải hộ tống Thái Bình công chúa đi tế tổ. Nhưng ngoài ra bổn quan còn nhận được ủy thác của thánh nhân, bởi vậy sau khi hộ tống công chúa đến được Trường An, lập tức thúc ngựa trở về, phong trần mệt mỏi vất vả, ngay cả hộ vệ cũng bỏ lại ở phía sau.
Hoàng Cảnh Dung nghe được câu này, lập tức nắm được thóp của hắn, chất vấn:
- Một khi đã như vậy, các hạ vừa mới đuổi kịp đến, lấy gì để chứng minh trong lúc bổn quan thi hành án có điều gì lệch lạc chứ?
Dương Phàm bình tĩnh nói:
- Cái này rất đơn giản, bởi vì bổn quan đuổi đến Châu Thành, trước đó đã đến phủ đô đốc và phủ thứ sử cầu kiến quan trên của bản địa, đúng lúc gặp người dâng cáo trạng kêu oan, hơn nữa còn là hai đứa bé, bổn quan hỏi thăm qua bọn họ một hồi mới biết vụ án có chút kỳ quái.
Hoàng Cảnh Dung muốn hỏi tiếp, Dương Phàm giơ thánh chỉ trong tay ra, cười như không cười nói:
- Hoàng Ngự sử dựa vào cái gì mà lại có ý hoài nghi về thân phận và thánh chỉ của bổn quan, có La đô đốc và Trương Thứ sử ở đây, cho mời hai vị nghiệm qua bản thánh chỉ của bổn quan!
Khi Trương Giản Chi bị giáng chức rời khỏi kinh thành, thì Dương Phàm vẫn là một tên tiểu tốt trong cung, Trương Giản Chi không biết hắn, nghe nói hắn là khâm sai, nhìn thái độ của hắn lại là đang che chở cho lưu nhân, Trương Giản Chi vừa sợ vừa mừng, vội vàng trở mình xuống ngựa, sửa sang lại áo bào, chắp tay hướng về phía Dương Phàm nói:
- Thứ sử bản Châu Trương Giản Chi, bái kiến khâm sai thiên tử!
Dương Phàm thấy lão xuống ngựa, cũng vội trở mình xuống ngựa theo, tiến đến phía trước đỡ, nói một cách khách khí:
- Thì ra là Trương Sứ quân, Sứ quân xin hãy đứng dậy. Nói như vậy thì đây chính là La đô đốc bản Châu rồi?
Dương Phàm nói xong, cố ý liếc sang nhìn La Thư Đạo toàn thân đang mặc giáp trụ. La Thư Đạo dưới sự trợ giúp hộ tống của binh lính từ trên lưng ngựa nhảy xuống tiến lên trước chào hắn. Hoàng Cảnh Dung thấy vậy, cũng đành phải xuống ngựa một cách bất đắc dĩ.
La Thư Đạo và Trương Giản Chi bắt đầu nhìn một cách thật tỉ mỉ nhâm trạng của Dương Phàm một lần, chữ ký dấu mộc hoàn toàn không có lầm. Trương Giản Chi nheo mắt liếc nhìn Hoàng Cảnh Dung một cái, nói:
- Còn mời Hoàng Thứ sử cũng mang nhâm trạng ra cho Trương mỗ đánh giá.
Hoàng Cảnh Dung cả giận nói:
- Có La đô đốc làm chứng còn chưa đủ sao?
Trương Giản Chi nghiêm nghị nói:
- Quốc gia đại sự, há lại có thể qua loa? Dù ta cùng với các hạ hiểu biết, nhưng vẫn cần phải kiểm nghiệm.
Hoàng Cảnh Dung lấy nhâm trạng ủy nhiệm trong tay ra mà quẳng cho Trương Giản Chi một cách tức giận. Trương Giản Chi vừa mở ra xem, liền thấy xuất hiện vấn đề. Thật ra Trương Giản Chi rõ ràng không chút hoài nghi thân phận của Hoàng Cảnh Dung, chỉ là có ý muốn giết chết uy phong của y, không ngờ vừa mở thánh chỉ ra xem, chỉ có dụng ấn (Ngọc Tỷ) của Hoàng đế, nhưng không có dụng ấn của Trung thư môn hạ. Trương Giản Chi không khỏi giận dữ, quát:
- Lệnh không ra từ Trung thư, còn được tính là thánh chỉ gì nữa chứ!
Hoàng Cảnh Dung vừa giận vừa sợ, nói:
- To gan! Ấn Tỷ của thánh nhân được đóng ở bên trên, ngươi còn dám nói đây không phải là thánh chỉ nữa. Trương Giản Chi, ngươi muốn tạo phản hay sao?
Trương Giản Chi ngang nhiên nói:
- Lệnh không xuất phát từ Trung thư, đó là loạn chính! Bổn quan không thừa nhận thân phận khâm sai của ngươi, đó là chiếu theo quy chế pháp luật của quốc gia, Hoàng Thứ sử đừng làm loạn mà tăng tạo thêm tội danh đấy!
Trương Giản Chi dám nói như vậy, vẫn là do có cơ sở để dựa vào. Thời kỳ Hoàng đế Đường Tống, quyền lực cũng không phải là không có hạn chế. Chính lệnh quốc gia đời Đường cao nhất là “Sắc”, do Trung thư tỉnh hạ lệnh, sau khi hoàng đế đồng ý phê một chữ “sắc”, lại tiếp tục được tống đạt xuống Môn hạ tỉnh, nếu Môn hạ tỉnh phản đối, lại thông qua ý kiến của Hoàng đế, phải ghi lý do một cách rõ ràng bác bỏ của Trung thư tỉnh, cái này gọi là “Xóa và sửa”.
Cho dù đã được Môn hạ tỉnh thông qua, cũng phải dùng qua ấn câm, còn nếu như phải đưa đến Thượng thư tỉnh. Thượng thư tỉnh quản lý Lại hộ lễ binh Hình công lục bộ, do Môn hạ tỉnh gia ấn, sai nha môn tương ứng chấp hành. Không có ấn của Trung thư môn hạ, tuy rằng không phải là chỉ dụ của vua giả mạo, nhưng cũng không được coi là hợp pháp, các quan viên có quyền không chấp hành theo.
Lý là như vậy, luật cũng là như vậy, những kẻ có gan xem thường Hoàng đế đã ít nay còn ít hơn, nhưng cái tên Trương Giản Chi này lại hoàn toàn chính là một người trong số đó, khi lão ở trong kinh đã dám trực tiếp bác bỏ ý chỉ của Hoàng đế, huống chi là ở đây.
Hai người lập tức thảo luận ý chỉ của Võ Tắc Thiên không có đóng ấn câm của Trung Thư môn hạ chồng lên. Hoàng Cảnh Dung muốn tranh luận giảng đạo lý với Trương Giản Chi, nhưng sao mà thắng nổi lão, Hoàng Cảnh Dung bị lão liên tục phẫn nộ chèn ép, không thể làm gì khác hơn là xin La Thư Đạo giúp:
- La đô đốc, ngươi nói một tiếng xem nào?