Trần Thính bấm ngón tay tính ngày, ngày nào cũng hăng hái xé lịch, chỉ mong thời gian trôi qua thật nhanh. Nhưng khi cảm thấy mình nên ở nhà với mẹ lâu hơn, trong lòng cậu lại mâu thuẫn.
Ba của Trần Thính, Triệu Bình không phải người địa phương, ông theo cha đi thuyền đến tận đây, gặp được Trần Tố, mẹ Trần Thính thì ở lại nơi này. Nhà bên này xót con gái, vốn không muốn gả con đến trên thuyền, nhưng ông ngoại tư tưởng hiện đại nên không để ý chuyện Triệu Bình ở rể, còn lấy hơn nửa gia sản để đóng một chiếc thuyền lớn xem như “của hồi môn”, chiếc thuyền này chính là nơi Trần Tố ở hiện tại.
Trần Thính nghe ông bà ngoại mình kể qua, ngày đó bọn họ ở trên thuyền phiêu bạc khắp nơi. Trong đó chia ra làm hai loại thuyền, một loại gọi là võng thuyền, một loại gọi là bắt huân thuyền, võng thuyền bắt cá, bắt huân thuyền săn thú, ba của Trần Thính thuộc thuyền sau.
Nhưng sau khi kết hôn, Triệu Bình đi theo cha vợ làm nghề nuôi cua, thuyền kia neo ở ngoài bờ biển, chưa từng đổi vị trí.
Bây giờ trong nhà chỉ còn lại Trần Thính và Trần Tố. Hồi nhỏ Trần Thính còn cảm thấy cô đơn, nhưng lớn rồi lại thấy bình thường, cũng giữ thái độ thản nhiên với chuyện sinh lão bệnh tử, bởi vậy cậu cảm thấy việc đồng tính hẹn hò và sống cùng nhau không nghiêm trọng đến mức trời sập.
Nói vậy thôi chứ Trần Thính vẫn tính kỹ để mẹ cậu chuẩn bị tâm lý. Mỗi lúc rảnh rỗi không có việc gì làm cậu sẽ đứng trước mặt mẹ lắc lư, mập mờ ám chỉ là con đang come out với mẹ đấy.
Thật ra Trần Thính cũng nắm khá chắc rằng điều mẹ cậu quan tâm nhất là cậu có vui vẻ hay không, hơn nữa ở quê cậu không phải không có gay. Nhìn ông chủ ở đường đối diện kìa, thoải mái hào phóng theo đuổi cậu thanh niên làm trong nhà xưởng, tuy rằng cuối cùng dọa người ta chạy mất dép.
Trần Thính nói bóng nói gió hỏi cái nhìn của mẹ với chuyện này, Trần Tố vừa thêu hoa vừa dịu dàng trả lời cậu: “Chuyện này chẳng phải không còn cách nào sao.”
“Đúng ạ đúng ạ.” Trần Thính gật đầu.
Trần Tố ngẩng đầu nhìn cậu, ánh mắt ôn hòa không mang theo chút nghi ngờ, nhưng thấy mẹ nhìn mình chằm chằm, Trần Thính không kìm được hoảng hốt. Mẹ cậu rất dịu dàng, khuôn mặt trái xoan tiêu chuẩn, mái tóc đen nhánh, ngay cả vết chân chim nơi khóe mắt cũng nhợt nhạt tựa nước gợn, khi cười rộ lên thì nhu tình như nước, rất khớp với tưởng tượng của mọi người về người phụ nữ vùng sông nước.
Nhưng đôi khi dịu dàng cũng là một loại cứng cỏi.
“Con đấy, Tết nhất rồi sao vẫn mặc áo bông cũ năm trước.” Cuối cùng Trần Tố cũng mở miệng, Trần Thính âm thầm thở phào, nói: “Cái áo này mặc vẫn tốt mà mẹ.”
Trần Tố lắc đầu, đứng dậy giũ cái áo trong tay cho phẳng ra: “Con thử mặc cái áo này xem, con trai thì cũng phải biết ăn diện chút, với cả Thính Thính nhà mẹ còn đẹp trai thế này cơ mà.”
Trần Thính không lay chuyển được bà, đành phải thay áo. Đây là chiếc áo khoác nỉ màu caramel mang kiểu dáng đông xuân năm nay, Trần Tố may áo thuê để kiếm thêm khoản thu nhập.
Trần Tố một không chơi mạt chược, hai không nhảy ở quảng trường, nhưng bà luôn bắt kịp trend.
“Ái chà, vừa in.” Trần Tố vừa xoay người con trai vừa ngắm nghía, vừa lòng gật đầu: “Mặc vào trông còn đẹp hơn, hôm nào mẹ nói chuyện với bà chủ, bảo cái áo này không cần giao nữa, mẹ lấy tiền mua cho con mặc.”
Người chơi hệ hoodie và áo bông lớn như Trần Thính thấy mặc không quen: “Mẹ, vẫn là thôi đi……..”
Nhưng Trần Tố rất kiên quyết với chuyện ăn mặc của con trai, cuối cùng vẫn mua cho Trần Thính cái áo này, còn mua thêm cho cậu chiếc áo lông trắng.
Trần Thính chỉ việc xách đồ, nghĩ đến thái độ của mẹ với đồng tính luyến ái mà trong lòng thấy vui vẻ hẳn. Ít nhất, chuyện come out không còn khó khăn như trong tưởng tượng.
Bản edit chỉ có ở haiduonglehoa.wordpress.com và wattpad Hải Đường Lê Hoa.Cuối tháng hai, Trần Thính lên đường về trường.
Cậu suy nghĩ rất lâu mới quyết định mặc áo mẹ mới mua cho, mặc áo này vào trông đẹp trai hẳn ra. Một mình cậu ngồi trên tàu cao tốc, lúc đến thành phố N đã ba giờ chiều.
Ga tàu luôn đông đúc dù là trước hay sau kì nghỉ xuân.
Trần Thính xuống tàu rồi gửi tin nhắn cho Bùi Dĩ Nghiêu, sau đó kéo hành lí hòa vào dòng người. Ra tới cửa trạm, cậu vừa liếc mắt đã phát hiện ra ngay anh đẹp trai chân dài đứng trong đám người, cậu vội vẫy tay với hắn.
Lúc này, Trần Thính mới nhận ra bản thân nhớ hắn đến nhường nào, cảm xúc dâng trào thúc giục cậu đi nhanh về phía trước.
Thấy Trần Thính chạy tới chỗ mình, Bùi Dĩ Nghiêu không kìm được tiến lên vài bước thì vừa lúc bắt được cánh tay Trần Thính, đối diện hắn là một đôi mắt sáng lấp lánh.
“Cậu tới rồi.”
“Ừ.”
Bùi Dĩ Nghiêu xách hành lí của cậu, kiềm chế bản ngã không được phép dắt tay Trần Thính nơi đông người.
Trần Thính sóng vai bạn trai đi ra ngoài, cậu nghiêng mặt đánh giá hắn, phát hiện Bùi Dĩ Nghiêu hơi khác so với tháng trước.
“Có phải cậu gầy hơn không?” Trần Thính vội hỏi. Mỗi ngày call video cậu không nhìn ra sự khác biệt, nhưng hôm nay vừa gặp đã nhận ra.
Bùi Dĩ Nghiêu: “Không phải, chỉ cao thêm chút thôi.”
Trần Thính: “!!!”
Cậu cao lên, trong khi tôi béo thêm một cân!
Một cân Trung Quốc = 0,5 kg.Oán niệm trong lòng Trần Thính nháy mắt trào lên tới tận đỉnh núi, nếu không có đủ kiên cường, nhất định cậu đã bị chọc tức đến phát khóc rồi. Trời ơi, công bằng ở đâu.
Trần Thính tiếp tục hận đời cho đến khi ngồi trên xe jeep của Bùi Dĩ Nghiêu, cậu quan sát xung quanh, thấy chiếc xe còn mới tinh th kìinh ngạc: “Xe này mượn ở đâu thế?”
Bùi Dĩ Nghiêu: “Mẹ tôi mua cho.”
Trần Thính: “…….”
Bùi Dĩ Nghiêu: “Thích không?”
Không nghe được Trần Thính trả lời nên Bùi Dĩ Nghiêu chẳng rõ cậu thích hay không.
Thật ra mẹ Bùi Dĩ Nghiêu mua xe cho hắn để hắn đỡ phải cuốc bộ, đằng nào Bùi Dĩ Nghiêu cũng thi lấy bằng lái ở nước ngoài rồi, nếu có xe thì việc qua lại giữa trường học và nhà sẽ tiện hơn nhiều. Hắn chọn chiếc BMW này chỉ bởi Trần Thính có vẻ rất thích mấy thứ ngầu ngầu, ví dụ như chiếc motor của Hứa Nhất Minh.
Hắn gộp tiền của mình với khoản bố mẹ trích ra cho, trước khi khai giảng chuyển xe về.
Sau đó hắn lái xe mới tới đón bạn trai.
“Ôi chội ôi…….” Trần Thính sờ nắn nội thất trong xe, cậu không biết nên diễn tả cảm nhận của mình bằng ngôn từ thế nào. Khốc ca Bùi Dĩ Nghiêu có khác, cứ phải vừa giàu vừa ngầu mới chịu cơ.
Bùi Dĩ Nghiêu tạm thời coi biểu hiện của cậu là thích, hắn xoay người qua hôn.
Trần Thính không kịp đề phòng, hơi thở cường thế của đối phương làm cậu mất khống chế ngửa ra sau, cậu cuồng giơ tay giữ lấy lưng ghế mới không nằm thẳng xuống. Bùi Dĩ Nghiêu không thèm nín nhịn, hung mãnh như muốn nuốt thẳng cậu vào bụng.
Nụ hôn dài đến mười phút, mặt Trần Thính đỏ lựng, cậu bụm miệng trừng mắt với Bùi Dĩ Nghiêu. Trong miệng có vị rỉ sắt nhàn nhạt, không biết môi ai bị rách.
Nhưng Bùi Dĩ Nghiêu vẫn bình tĩnh, nhiệt độ dâng cao trong không gian chật hẹp và cái hôn nóng bỏng kia không làm vẻ mặt hắn xuất hiện chút khác thường, ngay cả động tác dùng ngón tay lau tia máu bên môi cũng vẫn cool.
Gợi cảm giác quyến rũ đặc biệt.
Trần Thính thấy mình lại bắt đầu suy nghĩ bậy bạ, quyết định quay đầu đi không nhìn nữa.
Lúc này cậu mới phát hiện hai người vẫn còn ở bãi đỗ xe, bên cạnh đúng lúc có người đi qua khiến cậu xấu hổ đến mức không mắng nổi Bùi Dĩ Nghiêu.
Bùi Dĩ Nghiêu thấy chuyển biến tốt thì ngồi ngay ngắn lại, khởi động động cơ rồi chậm rãi lái xe rời ga trở về trường.
Bây giờ chưa tới ngày khai giảng nên không có nhiều sinh viên trở lại trường, bởi vậy mà trong trường khá vắng vẻ. Trần Thính về ký túc xá dọn hành lí mới nhớ chợt nhớ ra: “Hai ngày này cậu định ở đâu? Ở trường hay ở nhà?”
Bùi Dĩ Nghiêu: “Ký túc xá.”
Trần Thính gật gật đầu, đang định hỏi Bùi Dĩ Nghiêu có thiếu đồ dùng sinh hoạt nào không để cùng đi mua thì nghe Bùi Dĩ Nghiêu bảo: “Em ở chung với tôi đi.”
Trần Thính: “Hả?”
Bùi Dĩ Nghiêu: “Hoặc là tôi ở đây với em.”
“Này sao được chứ?” Trần Thính lắc đầu theo bản năng: “Lỡ bị thấy thì sao?”
“Hai ngày này không có ai đâu.” Bùi Dĩ Nghiêu nói chắc nịch, ánh mắt ghim trên người Trần Thính, cảm giác như thể nếu không đồng ý, hắn sẽ khiêng thẳng cậu đi.
Trần Thính hơi do dự, dù trong trường vắng vẻ nhưng giữa hai người cậu vốn có “scandal” rồi, nếu ở cùng nhau nữa thì đâu khác nào công khai một nửa.
Lúc này, bác quản lí ký túc xá đi ngang qua, thấy hai người đứng trong phòng thì dừng lại: “Trần Thính đang dọn đồ à, đúng rồi, cậu sinh viên cạnh cháu có phải cái người hay đưa cháu về đúng không?”
Trần Thính: “….Vâng ạ.”
Bác quản lí ký túc xá cười ha hả: “Hiện tại mọi người đều chưa trở lại trường, bác thấy cả tầng này mới có mỗi cháu về, không thì hai ngày này cháu ở cùng cậu ấy đi, tiện thể chăm sóc lẫn nhau luôn.”
Nghe vậy, Trần Thính quả thật muốn lạy bác quản lí ký túc xá một lạy, bác à bác có biết bác vừa nói gì không?
Bác quản lí tuy không biết nhưng Bùi Dĩ Nghiêu biết, hơn nữa còn đồng ý hộ Trần Thính một cách lưu loát.
Tiễn bác quản lí rời đi, Bùi Dĩ Nghiêu nắm chặt tay Trần Thính: “Theo tôi đi mà.”
“Được rồi, tôi đi.” Bác quản lí kí túc ra chỉ thị buộc Thính Thính làm theo, chứ không phải cậu tưởng tượng đến cảnh mình ở chung với Bùi Dĩ Nghiêu mới dọn qua đâu.
Cậu dọn qua chỉ vì bác quản lí nói thế mà thôi, thật đấy.
Bản edit chỉ có ở haiduonglehoa.wordpress.com và wattpad Hải Đường Lê Hoa.Lấy vài bộ quần áo, Trần Thính theo Bùi Dĩ Nghiêu về ký túc xá của hắn. Lại nói, trước đây cậu toàn được Bùi Dĩ Nghiêu đưa về nên đây là lần đầu tiên Trần Thính đến khu ký túc xá này.
Trần Thính ngạc nhiên, bắt đầu ngắm nghía khắp nơi, vừa ngẩng đầu thì thấy chậu cây trên ban công tầng bốn, hiếu kỳ hỏi: “Kia là lan điếu sao?”
Bùi Dĩ Nghiêu ngước mắt: “Ừ.”
Chậu lan điếu mọc tốt um, lá cây từ tầng bốn rũ xuống tận tầng hai,. Mà mười phút sau, khi đứng trên ban công tầng bốn chạm tay vào lá cây, Trần Thính ngớ người ra trong nháy mắt: “Cậu bảo cây này do cậu chăm?”
Bùi Dĩ Nghiêu gật đầu.
Trần Thính ngày càng thấy khó hiểu, Khốc ca mà cũng chịu đi chăm một chậu lan điếu cơ đấy? Nhìn từ trên xuống, chậu cây như mọc ra thác nước, trông thích mắt quá thể.
Chậu lan điếu được treo trên sào phơi đồ ở ban công, Trần Thính đứng dưới chậu cây mà như đang nép dưới tán dù xanh mướt, ánh nắng xuyên qua khe hở giữa những chiếc lá hắt lên người cậu thành những mảng loang lổ, cảm giác thật kỳ diệu.
“Chiều nào trời đẹp, mang ghế mây ra đây đọc tiểu thuyết thì thích phải biết.” Trần Thính vừa nói vừa duỗi tay vuốt lá.
So với những loài hoa rực rỡ sắc màu, Trần Thính thích cây xanh hơn, bởi màu xanh là biểu tượng của hi vọng và sức sống.
Bùi Dĩ Nghiêu xếp đồ Trần Thính vào tủ quần áo của mình xong thì xoay người, đứng yên một chỗ lẳng lặng ngắm nhìn dáng hình đang ngửa đầu ngắm lan điếu của Trần Thính.
Trần Thính thế này, vừa tinh khiết lại hồn nhiên.
Thật lâu sau, Trần Thính nhận ra Bùi Dĩ Nghiêu đang dựa vào cửa nhìn mình thì vội vàng chạy vào: “Đừng nhìn nữa, chúng ta ra siêu thị đi, tôi không mang bàn chải đánh răng tới, với cả khăn mặt cũng phải đổi cái mới rồi…..”
Hai người vừa trò chuyện vừa thong thả ra khỏi ký túc xá, rồi chậm rãi tản bước dưới những tán cây trong sân trường. Sân trường yên ả không bóng người, lịch sử lắng đọng từ cổ thụ trăm năm nhân cơ hội trào ra, dựng lên khoảng thời gian tĩnh lặng.
Bùi Dĩ Nghiêu tiếp tục nghe Trần Thính kể về kỳ nghỉ của mình, hắn quay đầu nhìn khuôn mặt cười tươi của cậu rồi giơ tay xoa đầu Trần Thính.
Trần Thính đã chẳng còn phản kháng, xoa thì xoa đi, dù sao tôi cũng không cao thêm được.