Đám gấu Nga đến chở rau xanh.
Ivan không tới, nhưng anh ấy cũng không quên nhắn người đưa tin tàu chiến của căn cứ Hoa Thành đã thật sự tới đây.
Để đón tất cả người Hoa đang ở Bắc Cực.
Sau khi tiếp xúc lâu ngày, đám gấu Nga đã biết nói vài câu tiếng Trung đơn giản, còn những từ khác thì vẫn không.
Bọn chúng nói huyên thuyên, vẻ mặt sinh động y như thật.
Tuy rằng Khương Ninh nghe không hiểu, nhưng từ động tác ngôn ngữ của bọn chúng cô có thể đoán được, rằng phỏng chừng là cuộc di tản đã không suôn sẻ lắm.
Nhưng dù sao thì cuối cùng bọn họ đã rời đi an toàn.
Khương Ninh mỉm cười, ngoại trừ cảm ơn, cô không nói thêm gì nữa.
Việc mua bán vẫn được tiếp tục.
Mỗi lần giao dịch, Ivan đều gửi một rương di vật văn hoá tới.
Lúc đầu là đến từ Trung Quốc, nhưng sau đó là từ các nước khác.
Nhưng dù là tặng cái gì đi nữa thì Khương Ninh đều nhận toàn bộ, cho đến khi gấu Nga đưa một cái xác ướp tới.
Khương Ninh thật sự không nhận món này được, cô trả xác ướp lại cho đám gấu Nga.
Xung quanh cô lại có thêm mấy hộ hàng xóm.
Đôi khi bọn họ sẽ nhìn chằm chằm vào biệt thự của Khương Ninh, thắc mắc bên trong rốt cuộc có bao nhiêu vật tư, nhưng bọn họ cũng lo ngại vì chủ nhân biệt thự qua lại thân thiết với đám gấu Nga và ông trùm vàng, cho nên dù có ý định xấu nhưng họ không có gan làm.
Khi hàng xóm càng ngày càng nhiều hơn, số người đến trao đổi rau xanh cũng tăng lên.
Dù là ai tới, cô đều đối xử bình đẳng, không dối già gạt trẻ.
Chớp mắt đã ba tháng trôi qua, cuối xuân đầu hè, nhiệt độ ở Bắc Cực dần trở nên ấm áp.
Gió tuyết ít đi, thế nên mỗi ngày Khương Ninh đều sẽ đi tản bộ vòng quanh sân sau.
Ba đứa nhỏ ăn được nên lớn nhanh, gào khóc đi theo phía sau mông con sen, chân giẫm lên tuyết đọng rồi đánh nhau.
Khương Ninh ngồi trên gò tuyết, lặng lẽ nhìn chằm chằm vào nhà tuyết cách đó không xa, yên lặng suy nghĩ.
Mặt băng càng ngày càng lệch, đã rõ đến mức mắt thường cũng có thể nhìn thấy.
Bóng kiểm tra độ cân bằng cũng lăn càng ngày càng nhanh.
Dung dịch dinh dưỡng trong dụng cụ thủy canh cũng ngày càng nghiêng.
Nửa đêm, thỉnh thoảng cơ thể lại run lên.
Lúc đầu cô còn cảnh giác sợ có động đất hay không, nhưng về sau bắt đầu quen dần.
Sự đè ép được tạo thành do chuyển động của vỏ trái đất vẫn có sự khác biệt rất lớn so với động đất, cảm giác nó nhẹ hơn rất nhiều.
Nhưng Khương Ninh biết rõ lục địa đang không ngừng nhô lên.
Có nhô lên, thì sẽ có chìm xuống.
Những người sống sót tại Bắc Cực đã không thể xuyên qua lớp băng vây bắt cá sấu.
Trái tim vốn ngày càng bình tĩnh của cô đang đập sôi sục trở lại.
Hầu như ngày nào Khương Ninh cũng ra ngoài chụp ảnh, trước khi chụp ảnh cô sẽ quét sạch tuyết đọng xung quanh nhà băng.
Nhìn container càng ngày càng nghiêng sang một bên, khóe miệng cô nhịn không được cong lên.
Chờ đợi là là một sự giày vò, cho dù cơ thể đã thích ứng với cái rét lạnh của Bắc Cực nhưng trong lòng lại không kiềm chế được.
Đậu Đậu cũng như vậy, lúc cô bé đứng trên gò tuyết, nhìn về phía xa hồi lâu vẫn không thể lấy lại tinh thần.
Nhiệt độ không ngừng tăng lên, gió tuyết cũng ngừng lại, ánh mặt trời hiếm hoi xuất hiện.
Ivan đã lâu không đến, lần này lại lái motor đi trên tuyết tới.
Anh ta tới trao đổi rau cải, trên ghế sau buộc mấy cái rương.
“Khương, đây là di vật văn hóa cuối cùng còn lại của căn cứ liên hợp, thiếu chút nữa là nó đã bị người ta đem đi nhóm lửa rồi.”
Chữ viết trên di vật đó như gà bới, một số là giấy, một số là da dê cuộn lại, anh ta không nhận ra đó là di vật văn hóa của nước nào vì thế ném vào trong góc.
Quen biết lâu như vậy, anh ta cũng không thiếu mấy rương này nên cứ cho Khương Ninh toàn bộ.
Ai ngờ Khương Ninh lại không vui: "Ivan, sao rác rưởi gì anh cũng đưa đến chỗ tôi vậy?”
Ivan cười ha ha: "Nếu không tôi mang về?”
Khương Ninh có chút ghét bỏ: "Chuyển vào đi, mấy cái rương gỗ kia không tệ, có thể chẻ làm củi đốt, anh mang về chỉ tổ hao xăng thêm."
Từ sau cuộc sơ tán người nước ngoài thành công, đám gấu Nga đã hoàn toàn buông bỏ mọi nghi ngờ, quan hệ giao lưu giữa hai bên lui tới càng thêm thân thiết hơn.
Hơn nữa, cô cũng không thể không thừa nhận là đám gấu Nga rất hào phóng, chỉ cần trong tay bọn họ không thiếu thứ gì, lúc trao đổi vật tư chẳng những không cân thiếu mà có lúc cho nhiều hơn.