Tìm đồ phải mất thời gian, họ hẹn ba ngày sau giao dịch.
Thời gian còn sớm, hai người đến cửa hàng bách hóa trên chợ giao dịch, xem có thứ gì cần thiết cho sau này không.
Dù nhiệt độ vẫn đang tăng lên nhưng hiện giờ vẫn còn âm năm mươi độ khiến họ run lẩy bẩy, trên đường lác đác vài người qua đường vội vàng.
Hoắc Dực Thâm đeo bao tay dày, nắm tay Khương Ninh đi về phía trước.
Vì chưa quen với việc thân mật, cô vô thức muốn rút tay về, nào ngờ anh nắm chặt không buông.
Thế là Khương Ninh không giãy dụa nữa.
Đến chợ giao dịch, hai người cẩn thận đi dạo, không ngờ lại phát hiện ra máy tuốt lúa nhỏ cao cỡ nửa người, có thể tuốt lúa mì, đậu xanh, đậu nành, hạt bắp khoảng chừng mười loại cây khác nhau.
Khương Ninh liếc mắt đã chọn ngay, cô không muốn tuốt lúa mì bằng tay nữa.
Hoắc Dực Thâm kiểm tra máy tuốt lúa, dây cưa, vỏ ngoài vẫn nguyên vẹn, không bị đông cứng.
Một máy chứa được hai mươi cân hạt hoặc bột, tổng cộng có hai cái.
Máy móc nhỏ trước tận thế chỉ có giá ngàn đồng, bây giờ chúng lại càng mất giá hơn.
Khương Ninh không thiếu lương thực nhưng nếu không nghĩ kỹ, đảm bảo chẳng mấy chốc sẽ có người xấu xa để mắt tới.
Không có điện, người bình thường không dùng được.
Nhóm Khương Ninh bày ra dáng vẻ hệt như những tay buôn, chậc chậc lắc đầu, ra vẻ như không hề mong muốn mua nó.
Chủ sạp thấy cô muốn đi, vội hỏi: "Cô muốn bao nhiêu?"
Máy tuốt lúa là đồ tìm được lúc chuyển chỗ, vốn không có tác dụng gì, bày ra sạp bán cùng lắm là muốn tìm vận may thôi, khó khăn lắm mới có người hỏi giá, không thể để con cá này chạy được.
“Hai tay buôn” nọ trả giá khá nhiều, dùng đủ thứ tiếng lóng trong nghề nói với chủ sạp, cuối cùng lấy mỗi cái giá mười cân khoai tây.
Máy tuốt lúa không nặng, có thể xách tay.
Tránh khỏi dòng người, họ đi đến nơi hẻo lánh, chắc chắn bốn phía không có người, Khương Ninh núp vóc dáng cao lớn của Hoắc Dực Thâm, bỏ máy móc vào không gian.
Sau đó, họ lại tiếp tục đi dạo, cô dừng chân trước sạp chữ của một người viết thư pháp.
Đó là người quen cũ, là người bán câu đối tết kia.
Trình độ bút pháp rất tốt, thế nhưng người sống sót giờ đến bụng còn không đủ no, đâu ra tâm tình thưởng thức những thứ này?
Ông ấy rao giá thấp hơn bình thường, một bức chỉ bán với giá hơn hai đồng nhưng vẫn không có người hỏi.
Khương Ninh nhìn mấy lần định bỏ đi, nào ngờ chủ sạp gọi cô lại: "Cô gái ơi, tôi thấy cô cũng là người thích thư pháp, muốn mua mấy tấm không?"
"Chú viết rất đẹp nhưng không hữu ích lắm."
Vẻ mặt người đàn ông phức tạp, cố nở nụ cười nói: "Ở đây tôi có đồ tốt, cô muốn xem không?"
"Đồ sưu tầm?"
Người đàn ông nhỏ giọng: "Tự thiếp đời nhà Minh."
Khương Ninh bỗng nhiên cảm thấy hứng thú, tuy cô không hứng thú với cái này, nhưng trong không gian lại cần cái này.
Người đàn ông cầm túi lên, bên trong túi chứa nhiều cuộn vải, ông ấy lấy ra tự thiếp ố vàng, cẩn thận từng chút một bày ra quầy.
Khương Ninh không có tế bào nghệ thuật, nên cô không biết nói thế nào về tự thiếp nhưng nhìn thấy chữ viết trên giấy đúng là khá lâu đời, nhưng cô cũng không nghi ngờ về năng lực làm giả trước tận thế.
Cô hỏi người bên cạnh: "Anh thấy sao?"
Hoắc Dực Thâm cẩn thận quan sát rồi đứng lên, một lúc sau anh mới trả lời: "Anh thấy được."
Ba anh rất thích thư pháp, lúc trước cũng sưu tầm khá nhiều, ông ấy cũng hay kết bạn, cứ ba năm giao lưu gặp mặt.
Khi đó anh còn khá nhỏ, mưa dầm thấm lâu, không dám thừa nhận tinh thông nhưng hiểu biết hơn so với người bình thường.
Khương Ninh đắn đo, hỏi người đàn ông: "Bao nhiêu lương thực?"
"Cô gái, tự thiếp này mấy năm trước tôi lấy năm triệu." Ông ấy lấy sách giám định ra, nói với vẻ vừa xúc động vừa đau lòng: "Chắc chắn là thứ rất có giá trị."
Khương Ninh mỉm cười, không nói lời nào.