Cẩu Ở Tiên Giới Thành Đại Lão (Bản Dịch)

Chương 38 - Tấn Giai

Uông Trần thật sự không hiểu được mạch não của cao tầng phái Vân Dương.

Khu vực ngoại môn xung quanh linh địa Vân Dương khai khẩn mấy chục vạn mẫu linh điền.

Những linh điền này trồng trọt quanh năm, ngoài cung cấp lương thực cho mười mấy vạn đệ tử trong môn phái, còn cung cấp lương thực cơ bản nhất cho chân nhân, thượng nhân, tu sĩ, võ giả và người quét dọn.

Dân không có lương thực sẽ cảm thấy bất an.

Quy luật này cũng thành lập ở giới Tu Tiên.

Dù tu sĩ ăn đồ dưới phàm trần cũng có thể no bụng, nhưng không có linh gạo cung cấp linh khí tẩm bổ, tất nhiên tốc độ tu hạn và hiệu suất sẽ giảm xuống rất nhiều.

Vậy thì sao lòng người có thể ổn định được?

Bây giờ một lượng lớn linh điền gặp nạn sâu, phái Vân Dương lại chậm chạp không có hành động gì.

Thật sự không thể tưởng tượng nổi.

Nhưng dù hắn không hiểu thì hắn cũng chỉ là một tu sĩ nhỏ bé tầng dưới chót mà thôi.

Hắn căn bản chẳng làm được gì cả.

Trên thực tế, từng trải qua chuyện bị giết người cướp của, dù bây giờ Uông Trần có thể làm gì thì hắn cũng không muốn đứng trước đầu sóng ngọn gió, trở thành mục tiêu người khác mơ ước!

Xe ngựa lăn bánh với tốc độ bảy mươi mét trên con đường rộng rãi bằng phẳng.

Bởi vì có một lượng lớn tu sĩ nên năng lực xây dựng của giới Tu Tiên cũng cực kỳ mạnh mẽ.

Gặp núi mở đường, gặp nước bắc cầu, không có xi măng và máy móc hiện đại hoá, nhưng tu sĩ nắm giữa các loại pháp thuật có thể tạo thành một Trì Đạo thẳng tắp dài mười dặm.

Một Trì Đạo tiêu chuẩn có thể chứa sáu chiếc xe ngựa Long Lân đi hai bên, độ cân bằng và độ kiên cố không thua kém gì đường cao tốc của trái đất.

Uông Trần từng nhìn thấy tu nhị đại trong thành Vân Sơn “đua xe” trên đường rất nhiều lần!

Xe ngựa Long Lân chạy rất nhanh.

Dù dừng lại trên đường nhiều lần, nhưng chưa đầy nửa canh giờ sau, một toà thành trì nguy nga đã xuất hiện trước mắt Uông Trần.

Thành Vân Sơn, một trong ba thành ngoại môn của phái Vân Dương, nơi ở của Tổng Đường ngoại môn!

Sau đó tắc đường.

Thành Vân Sơn lưng tựa sơn mạch Thiên Vân có ba cửa thành, mỗi một cửa thành đều là điểm tập trung của mấy Trì Đạo.

Xe ngựa Uông Trần đi là xe ngựa chạy trên Trì Đạo nối với cánh cổng phía Tây.

Khi khoảng cách cửa thành còn hai dặm, trên đường đã chật như nêm cối, một lượng lớn xe ngựa chen chúc chung một chỗ.

Các xa phu đều đang mắng mẹ nhau.

Mà các hành khách đã không còn cảm thấy ngạc nhiên từ lâu, nhao nhao xuống xe đi bộ.

Tất nhiên Uông Trần cũng đi theo đám đông.

Đi tới cửa thành, lấy lệnh bài thân phận của mình ra, Uông Trần thuận lợi tiến vào bên trong.

Là đệ tử ngoại môn phái Vân Dương, hắn ra vào thành Vân Sơn sẽ không cần nộp bất cứ loại phí gì.

Nhưng nếu là tán tu thì phí vào thành là một viên linh thạch hạ phẩm!

Dù bậc cửa rất cao nhưng vô số tán tu vẫn chạy theo như vịt.

Bởi vì thành Vân sơn là “Tiên Thành” phồn hoa nhất trong phạm vi nghìn dặm, có mấy chục vạn người.

Nơi đây có những phường thị lớn nhất, cơ phường, quán đánh bạc, quán trà…

Chỉ cần trong túi trữ vật có đủ linh thạch thì công pháp, đan dược, pháp khí, bùa chú, linh thực, cơ nữ, cái gì cần có đều có.

Điều quan trọng nhất là thành Vân Sơn rất an toàn.

Rất nhiều tán tu liều mạng ở bên ngoài quanh năm chỉ để được sống một ngày mơ mơ màng màng trong thành!

Xuyên qua đám người nhộn nhịp, Uông Trần đi thẳng đến phía Bắc.

Khu vực gần phía Bắc xây dựng mấy trăm động phủ tu luyện do Tổng Đường ngoại môn kinh doanh, cung cấp dịch vụ thuê cho đệ tử trong môn phái và tán tu.

Dù giá cả không rẻ nhưng việc làm ăn vẫn rất đắt hàng.

Hôm nay Uông Trần khá may mắn, khi hắn chạy tới thì còn một số động phủ đang trống.

Động phủ ở nơi đây cũng được sắp xếp theo thứ tự.

Những động phủ tốt nhất có thể cung cấp cho Tử Phủ thượng nhân tu luyện, thích hợp với tu sĩ Luyện Khí cao giai và trung giai.

Một động phủ có thể thoả mãn tu sĩ Luyện Khi trung giai tu hành, giá thuê một ngày là mười lăm linh thạch hạ phẩm.

Chút linh thạch nguyên chủ để lại cho Uông Trần chỉ đủ để thuê nửa ngày.

Uông Trần cắn răng lấy ba mươi linh thạch hạ phẩm ra thuê hai ngày.

Bình Luận (0)
Comment