Câu chuyện của tôi và Yến Dương bắt đầu một cách cũ rích.
…
Trên thực tế, khi tôi hai tuổi ba mẹ tôi ly hôn, tôi sống cùng với người mẹ điên điên khùng khùng ấy, đến khi sáu tuổi mới biết thì ra tôi có một người ba còn sống.
…
Ba tôi và chúng tôi không qua lại gì với nhau cả, cùng lắm chỉ là mỗi tháng gửi tiền đúng hạn cho là sinh hoạt phí cho chúng tôi thôi.
…
Từ nhỏ tới lớn, cái ăn cái mặc cái xài của tôi đều là nhặt của người khác về cả, hàng xóm có một người anh lớn hơn tôi hai tuổi, đồ anh bỏ đi đều sẽ được chuyển đến nhà tôi.
Ngày ngày cứ thế mà trôi đi đến mười ba năm, quen rồi thì thấy cũng không gì ghê gớm lắm.
Nhưng mẹ tôi chết rồi, tự nhảy lầu chết đấy, hôm đó tôi đi học về đi đến dưới lầu, ông cụ hàng xóm chạy đến che mắt tôi lại.
Những người hàng xóm đó đều khá thương xót tôi, nhưng người thân tôi thì chưa bao giờ thương xót cho tôi.
Mẹ tôi chết rồi, tôi cần một người giám hộ mới, thế nên cuối cùng tôi cũng được ba tôi đón về.
Con người ta học được cách căm hận là một chuyện hết sức dễ dàng, chỉ cần để họ biết được rằng vốn dĩ họ có thể không cần khổ sở sống qua ngày là được.
Lần đầu tiên tôi gặp Yến Dương, em 10 tuổi, mặc áo sơ mi trắng thắt nơ như một người lớn tí hon.
Đứa em trai này của tôi cũng khá giống tôi đấy, nhất là đôi mắt.
Khi em vừa nghe thấy tiếng mở cửa đã chạy tới, nhìn thấy tôi trông có vẻ hơi hồi hộp, đầu tiên là xông vào phòng gọi một tiếng “Mẹ”, sau đó quay lại đưa tay ra nói với tôi bằng một dáng vẻ khá nghiêm túc: “Anh hai, em là Yến Dương.”
Em tên là Yến Dương.
Là nắng xuân ấm áp, trăm hoa đua nở.
Tôi tên là Ân Minh.
Là mưa tối mịt mù, họa giáng liên miên.