Chu Du Cùng Hệ Thống (Dịch Full)

Chương 457 - Chương 457 - Từ Biển Đông Đến Ấn Độ Dương

Chu Du Cùng Hệ Thống Chương 457 - Từ Biển Đông đến Ấn Độ Dương

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 457: Từ Biển Đông đến Ấn Độ Dương

Kế tiếp là một bức ảnh tập thể, Lạc Tuấn Bảo đứng hàng sau, có vài cô bé hàng trước len lén quay lại nhìn trộm.

Đường Tư Kỳ tự hào cười vang. Không hổ là con trai ta, khá lắm. Mới đi học có mấy tháng đã được các bạn nữ thích rồi. Thế này lên lớp lớn không biết còn như nào nữa.

Đường Tư Kỳ lật đi dở lại đống ảnh chụp cùng clip, trong lòng thập phần vui vẻ.

Tự nhiên thấy nhớ chị Thiên Ngưng và nhóc Tuấn Bảo quá chừng. Lâu rồi bọn họ chưa gặp nhau, sắp tới hứa hẹn sẽ ăn chơi sập Colombo luôn.

Nếu có thời gian cô muốn dẫn mẹ con chị ấy đi hết Sri Lanka luôn kìa. Đáng tiếc Từ Thiên Ngưng công việc bận rộn, chuyến này sang đây mục đích chính là để đánh hàng, đi chơi chỉ là kết hợp phụ. Nhưng không sao, có thể dẫn cả Tuấn Bảo theo đã là sự cố gắng lắm rồi, mai sau có điều kiện rồi lại đi tiếp.

Tư Kỳ: [Giỏi giỏi, Tuấn Bảo nhà ta là giỏi nhất. Dì đợi ở Sri Lanka nhá, dọc đường nhớ chăm sóc mẹ.]

Lạc Tuấn Bảo: [Dạ vâng con biết rồi dì.]

Mọi người ở trong phòng nghỉ ngơi một chút, đợt bớt nắng mới dám thò mặt ra cửa đi khám phá cổ thành.

Đầu thế kỷ thứ 15, khi cơn sốt gia vị bừng bừng trời Tây, miền đất Sri Lanka được nhiều người biết đến trong hành trình đổ xô về phương Đông. Và Sri Lanka đã trải qua hơn bốn trăm năm ách đô hộ của thực dân phương Tây. Và trong suốt bốn trăm năm lịch sử ấy, thành cổ Galle đã sừng sững trơ gan chứng kiến hết thảy.

Đầu tiên là năm 1505, người Bồ Đào Nha đặt chân tới Galle, phát hiện nơi đây có vị trí quân sự trọng yếu nên đã chiếm đóng để xây dựng pháo đài. Tuy nhiên pháo đài được người Bồ Đào Nha xây dựng lần đầu vào năm 1588 hoàn toàn chỉ đắp bằng đất, phên và cây dễ sạt lở. 100 năm sau, người Hà Lan đánh đuổi người Bồ Đào Nha, tiếp quản Galle và đã cho xây lại pháo đài bằng đá hoa cương vững chắc. Hơn 100 năm sau nữa, người Anh đến thế chỗ, tiếp tục tu sửa, giữ gìn và xây mới thêm nhiều công trình kiến trúc khác.

Lần lượt đến rồi đi, lưu lại nhiều dấu ấn đậm sâu, nhiều kiến trúc đặc trưng của các cường quốc phương Tây, vì thế Galle còn được biết đến như một châu Âu thu nhỏ giữa lòng Sri Lanka. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều công trình đã chỉ còn là di tích lịch sử nhưng pháo đài cùng thành cổ vẫn trường tồn và góp tên tuổi Galle vào danh sách di sản Unesco.

Đi dọc thành cổ, Đường Tư Kỳ bắt gặp không ít giáo đường, trong đó có một toà giáo đường do người Hà Lan xây dựng từ thế kỷ thứ 17, tính đến nay đã có lịch sử mấy trăm năm.

Một toà thánh công giáo khác do người Anh kiến tạo, cũng có mặt từ thế kỷ 19 và đến nay vẫn là nơi cầu nguyện của các giáo dân.

Như để giữ vẻ mộc mạc cho cổ thành, các cửa hàng nơi đây mang đến cho du khách cảm giác niên đại hoài niệm, bày bán nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc nhất vô nhị không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Nhưng Đường Tư Kỳ để ý số lượng cửa hàng lưu niệm không nhiều bằng nhà hàng và quán cà phê.

Không khó để cả nhóm tìm được một quán cà phê view đẹp có thể vừa nhâm nhi điểm tâm chiều vừa ngắm nhìn quang cảnh Galle chầm chậm chìm trong ánh hoàng hôn.

Chạng vạng tối, mọi người rủ nhau ra bờ biển, nơi đó có toà pháo đài nổi tiếng nhất Galle và dải tường thành cao ngất nằm kiên cố dọc theo bờ biển, đón không biết bao nhiêu đợt sóng từ Ấn Độ Dương vỗ vào suốt hàng thế kỷ qua.

“Ban nãy đứng nói chuyện phiếm cùng ông chủ khách sạn ông ấy kể vào năm 2004 Ấn Độ Dương ập đến một cơn đại sóng thần, khu đô thị mới bị phá huỷ rất nhiều công trình nhà cửa nhưng khu phố cũ có tường thành bảo hộ thì chẳng mảy may suy chuyển gì. Vì thế cho nên toà thành cổ vẫn được bảo tồn đến tận ngày nay.” Sở Hy Văn hào hứng chia sẻ kiến thức mới vừa cập nhật.

Hơn 400 năm trơ gan cùng tuế nguyệt, bức tường thành vẫn sừng sững giữa đất trời làm tốt nhiệm vụ bảo vệ dân chúng làng mạc.

Trời chiều ngả về tây, càng lúc càng có nhiều du khách và người dân lững thững đi bộ ra đây ngắm nhìn khung cảnh trải dài từ ngọn hải đăng màu trắng phía Đông Nam của pháo đài hướng thẳng ra Ấn Độ Dương mênh mông vô tận.

Có thể nói đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày, mọi người tạm buông hết những phiền não lo âu, nhẹ nhàng dựa vào tường thành, an tĩnh đợi mặt trời từ từ rơi xuống mặt biển.

Từ Trân hướng mắt xa xăm, môi mỉm cười: “Chuyến đi của bọn mình giống kiểu đuổi theo ánh mắt trời, đổi hết nơi này đến nơi khác để ngắm mặt trời mọc rồi lặn.”

Đường Tư Kỳ gật gù: “Đúng ha!”

Rõ ràng bình thường ở nhà mặt trời vẫn mọc rồi lặn đều đặn chẳng sót buổi nào ấy thế mà sao không thấy đẹp và đặc biệt như khi đi du lịch. Chẳng biết từ khi nào đã hình thành thói quen, hễ cứ tới lúc hoàng hôn là lại í ới gọi nhau đi xem mặt trời lặn.

Trong khi mọi người thảnh thơi đắm chìm trong ánh hoàng hôn rực rỡ thì Cao Quang Vũ bận rộn hơn. Anh đang mải loay hoay ở chỗ ngọn hải đăng kiếm góc dựng máy ảnh.

Ngọn hải đăng sơn màu trắng tinh nổi bật trên nền biển xanh thăm, xung quanh được bao bọc bởi những rặng dừa cao chót vót, lá cây xào xạc trong gió suốt ngày đem. Chính bản thân nó đã là một phong cảnh tuyệt đẹp cho mọi người chiêm ngưỡng rồi.

Đường Tư Kỳ đã từng Check-in Ngọn hải đăng Tùng Khẩu ở Thượng Hải, xin ảnh của hai bác nhiếp ảnh gia trung niên về làm tư liệu vẽ cảnh mặt trời mọc. Hôm nay lại được xem mặt trời lặn ở ngọn hải đăng Galle, Sri Lanka.

Từ Biển Đông đến Ấn Độ Dương, Đường Tư Kỳ thật sự không ngờ mình đã vượt qua cả một hành trình dài đến vậy.

Bình Luận (0)
Comment