Chuế Tế - Ở Rể ( Bản Dịch)

Chương 800 - Chương 800: Thiên Địa Sụp Đổ, Đường Dài Từ Đầu 1

Chương 800: Thiên địa sụp đổ, đường dài từ đầu 1 Chương 800: Thiên địa sụp đổ, đường dài từ đầu 1

Hoàng hôn âm trầm

Trung Nguyên.

Thiên hạ.

Tĩnh Bình nguyên niên, mùa đông, khi gió bắc thổi mạnh màn trời khắp nơi này, một nửa lãnh thổ phía bắc Vũ triều thái bình hơn hai trăm năm, từng phồn vinh giống như thiên đường đã tuột dốc như phù dung sớm nở tối tàn. Tùy theo người Nữ Chân xuôi nam, hỗn loạn lớn đang uấn nhưỡng, phía bắc Biện Lương, mảng lớn khu vực tuy chưa bị chiến họa đánh sâu vào, nhưng trật tự cơ bản đã bắt đầu xuất hiện dao động.

Lính tan tác, ngừng kinh doanh, trật tự thành thị rơi vào cục diện bế tắc. Vũ triều thống trị hơn hai trăm năm, uy nghiêm của vua cắm sâu vào gốc rễ, trước đó không ai nghĩ tới có một ngày quê hương bỗng nhiên đổi một người rừng rú của dân tộc khác lên làm hoàng đế, nhưng mà ít nhất vào giây phút này, một phần nhỏ người có lẽ đã nhìn thấy đường nét bóng tối kia, mặc dù bọn họ chưa rõ bóng tối đó sâu cỡ nào.

Lúc trận tan vỡ này bắt đầu, nếu ghi chép về nó thì trong vòng mấy năm có vài sự kiện nhất định phải viết xuống. Vũ triều liên minh với Kim kháng Liêu mới tránh được họa, Bắc phạt không chút chiến tích, mua thành tranh công. Cảnh Hàn năm thứ mười ba, mùa đông, người Kim lần đầu tiên xuôi nam, một năm sau, lần thứ hai tiến nam, phá thành Biện Lương. Trong quá trình này, sự kiện giết vua vào Cảnh Hàn năm thứ mười bốn có lẽ chưa đủ tư cách leo lên bảng xếp hạng việc lớn.

Còn về mùa đông năm nay, khi Biện Lương bị phá thành cũng là mở màn cho toàn bộ thiên hạ tan vỡ, còn một mảnh ghép phát sinh ở nơi đa số người không biết.

Tây bắc.

Vùng biên giới Vũ triều và Tây Hạ, hai trăm dặm khu vực Hoành Sơn, hiếm dấu chân người.

Đó là nơi tử chiến từ xưa đến nay, bắt đầu từ thời Đường, trải qua mấy trăm năm đến Vũ triều, tây bắc dân phong dũng mãnh, chiến loạn không ngừng. Thời Đường có câu thơ ‘Khả liên vô định hà biên cốt, do thị thâm khuê mộng lý nhân’*, sông Vô Định trong thơ là sông ở khu vực Hoành Sơn. Đây là rìa phía bắc đồi cao đất vàng, đất đai hoang vắng, thảm thực vật không nhiều, bởi vậy sông thường xuyên thay đổi tuyến đường nên được đặt cái tên ‘vô định’. Cũng bởi vì giá đất bên này không cao, cư dân không nhiều nên trở thành khu vực chia ranh giới của hai nước.

(*) Tạm dịch: Đáng thương thay đống xương trắng bên bờ sông Vô Định, đó là trượng phu gắn bó làm bạn trong giấc mơ của các thiếu phụ.

Đây là bài thơ Lũng Tây Hành kỳ hai của tác giả Trần Đào.

Song song đó, Hoành Sơn hai trăm dặm là lá chắn thiên nhiên Vũ triều đi vào Tây Hạ, hoặc từ Tây Hạ vào Vũ triều.

Bắt đầu từ trăm năm trước, người Đảng Hạng Lý Đức Minh thành lập Tây Hạ quốc, có phân tranh lớn nhỏ với quân Liêu, Vũ, Thổ Phồn.

(*) Đảng Hạng: Một nhánh của dân tộc Khương, thời bắc Tống ở Trung Quốc, đã lập nên chính quyền Tây Hạ.

Hơn một trăm năm nay, sự tồn tại của Tây Hạ khiến tây bắc Vũ triều xuất hiện Tây quân thiện chiến nhất nước, sau đó khiến triều đình kiêng kỵ nhất. Chiến loạn trăm năm, có qua có lại, nhưng đa số người Vũ triều không biết rằng những năm gần đây, với sự nỗ lực của nhiều tướng sĩ như Chủng gia, Dương gia, Chiết gia trong Tây quân, mãi đến khi chấm hết năm Cảnh Hàn, Tây quân đã đẩy chiến tuyến qua toàn bộ khu vực Hoành Sơn.

Nếu không có Kim quốc nổi lên và xuôi nam, qua thêm vài năm, nếu quân đội Vũ triều chỉ huy tây bắc thì toàn bộ Tây Hạ không còn chỗ hiểm để phòng thủ.

Đương nhiên, đây chỉ là trữ tình và cảm khái chuyện đã rồi.

Tĩnh Bình nguyên niên, Nữ Chân lần thứ hai phạt Vũ, khu vực phía bắc Hoành Sơn không bao nhiêu người chú ý tới, ngày này tháng mười một, bóng dáng của quân đội xuất hiện trong thiên địa hoang vắng này. Cờ lớn của Tây Hạ lý thị giơ cao, bóng dáng của hàng nghìn hàng vạn bộ binh, nỗ bung xuất hiện ở đường chân trời, kéo dài trong núi, bụi bay lên. Kinh người nhất là gần đại quân trận, ba nghìn kỵ binh chậm rãi đi tới, đây là trọng kỵ binh dũng mãnh nhất trong Tây Hạ quân, danh chấn thiên hạ Thiết Diêu Tử, đã toàn quân xuất động.

Được Thiết Diêu Tử bảo vệ vào giữa là cờ vua Tây Hạ phấp phới trong gió bắc. Trong chiến tranh với huynh đệ Chủng gia, từ mấy năm trước mất quyền kiểm soát khu vực Hoành Sơn, vua Tây Hạ Lý Càn Thuận rốt cuộc lần thứ hai xua quân xuôi nam, binh áp tới hai châu Tuy, Diên.

Trừ đại thế thiên hạ ra, cũng có việc nhỏ tạm thời tiếp xúc với đại thế rồi lại tách ra.

Cộp cộp cộp!

Sắc trời đã tối, trên một đường núi khúc chiết cách khu vực Hoành Sơn không quá xa, đội ngựa đang tiến lên. Đường núi vào ban đêm khó đi, nhưng đoàn người đều cầm vũ khí, cung nỏ, trên lưng ngựa, lừa cõng mấy thứ như hòm, túi vải. Người đi đầu đội ngũ thiếu một bàn tay, lưng cõng đao đơn, tùy theo ngựa giỏi cất bước, trên người của hắn toát ra hơi thở nhàn nhã, nhưng trong nhàn nhã đó mang theo một chút sắc bén, hòa cùng gió lạnh mùa đông, đó là Tham Thiên Đao Đỗ Sát uy danh lừng lẫy trong nghịch tặc Bá Đao Trang.

Trong đội ngũ phía sau có phu phụ Trần Phàm đã lên hàng tông sư của Bá Đao Trang, có đám người Chúc Bưu, Trần Đà Tử trong Trúc Ký. Đội ngũ này tổng cộng chỉ có gần trăm người, nhưng đa số là cao thủ lục lâm, trải qua chiến trận, biết hợp sức cùng đánh, cho dù thật sự ngay mặt đối kháng với kẻ địch cũng có thể đụng trận với mấy trăm người, thậm chí hàng nghìn người mà không bị lép vế, nguyên nhân là vì người làm thủ lĩnh đi giữa đội ngũ đã thành kẻ địch chung của thiên hạ.

Tây Qua cưỡi ngựa, cùng thư sinh tên là Ninh Nghị đi song song chính giữa đội ngũ. Khu vực núi tây bắc, thảm thực vật thấp bé, thô kệch, người phương nam nhìn đường núi gập ghềnh hơi hoang vắng, sắc trời đã tối, gió bắc lạnh hơn. Tây Qua không để ý chuyện đó, dọc đường đi nàng mang tâm sự, vì vậy mà sắc mặt hơi kém.

Bình Luận (0)
Comment